Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.
Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.
Tham khảo ạ :
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Tham khảo :
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Em hãy kể về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết.
Tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã luôn được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, học tập theo:
Bác Hồ là một người có lòng yêu thương bao la. Bác quan tâm lo lắng cho tất cả mọi người từ cụ già, em nhỏ, các đồng chí bộ đội đến từng người dân. Bác san sẻ việc mang đồ đạc với các đồng chí khi đi công tác, chia đôi bát chè với anh liên lạc viên; Bác là người vào hầm trú ẩn sau cùng khi máy bay địch ném bom trên đầu; Bác dạy các chiến sĩ sự hòa nhã, cẩn thận, biết nghĩ đến người sau; Bác đem hết số tiền tiết kiệm mua nước ngọt cho các đồng chí pháo binh; Bác nhường máy lạnh cho các đồng chí thương binh nặng;... Tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời để chúng ta noi theo.
Nhân dân cầu giấy có truyền thống hiếu học, em hãy kể một tấm gương hiếu học, tiêu biểu của quận cầu giấy mà em biết
Trong những năm qua, với mảnh đất hiếu học có bề dày truyền thống, Cầu Giấy không chỉ là niềm tự hào của nguời dân Cầu Giấy về thành tích học mà còn là niềm tự hào của cả nước.Mỗi học sinh Cầu Giấy luôn coi nơi đây là cái nôi học tập, cần phải giữ gìn truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ học tập mà ông cha ta đã dày công vun đắp.Tuy vậy nhưng dòng họ Nguyễn Như Uyên tôi vẫn thích nhất.Dòng họ này đã đạt được rất nhiều giải thưởng.Qua đó tôi sẽ lấy dòng họ Nguyễn Như Uyên làm gương để mai sau học thật dõi giống những người trong dòng họ Nguyễn Như Uyên.
Chúc bạn hoc tốt!
Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn cải cách hành chính, chia nước ta thành 29 tỉnh, kinh thành Thăng Long trở thành cấp tỉnh, Cầu Giấy thuộc Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; cuối năm 1889, thuộc tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Nội. Năm 1915, huyện Hoàn Long của Hà Nội sáp nhập vào tỉnh Hà Đông; Năm 1918, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1943, Cầu Giấy lại tách khỏi tỉnh Hà Đông và thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội (Đại lý Hoàn Long).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại đơn vị hành chính và qua nhiều lần đổi tên. Tháng 5/1946, Cầu Giấy thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội; năm 1947 thuộc quận IV, sau đó là huyện Trấn Tây; từ năm 1949 đến năm 1954 thuộc quận ngoại thành. Sau ngày Thủ đô được giải phóng, từ năm 1956 thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, bỏ các quận lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất quận V và quận VI. Nằm trong hệ thống làng cổ của huyện Từ Liêm, trên đất Cầu Giấy có thể phân ra thành mấy vùng dân cư cổ: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô); vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); vùng Giàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống: Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng, nghề dệt lĩnh, lụa sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm); Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa cũng có nghề làm giấy; Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ rất lâu đời, sản xuất kẹo mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô, làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương....
Trên đia bàn Quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng. Tại Nghĩa Đô có đền thờ Tướng quân Trần Công Tích và miếu thờ hai chị em họ Lê có công giúp vua Lê Đại Hành phá quân Tống (Năm 981). Chùa Dụ Ân ở Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị tông thất nhà Lý là Lý Công Ẩn (tiêu biểu nhất trong số các học trò của cụ là Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt). Ở Dịch Vọng Tiền (nay là phường Quan Hoa) có chùa Hoa Lăng thờ mẹ của thiền sư Từ Đạo Hạnh, người đã có công dạy dỗ, nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Ở phường Dịch Vọng có Chùa Hà là di tích lịch sử văn hóa - cách mạng; phường Quan Hoa có di tích cách mạng gia đình cụ Hai Nhã, gia đình cụ Tạ Đình Tán ở Dịch Vọng là cơ sở đầu tiên của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hà Nội.....
Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống hiếu học, là một trong những cái nôi văn hiến, có rất nhiều người học giỏi, đỗ cao, nhiều vị tiến sĩ đã làm rạng rỡ đất nước, quê hương như: Hoàng Quán Chi đỗ Đệ nhất Thái học sinh, khoa Quý Dậu đời Trần (1393) được tham dự triều chính; Nguyễn Quang Minh đỗ Đệ nhất Thái học sinh đời Hồ (1400), làm quan tới chức Nội thị hành khiển; Nguyễn Như Uyên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (1469), từng giữ chức Tham tụng Lại Bộ thượng thư trưởng lục bộ sử, kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, các cụ đều ở làng Cót (Yên Hòa). Ở Nghĩa Đô, có Nguyễn Lan đỗ Đệ Tam giáp tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472); Đoàn Nhân Thục đỗ Đệ nhị tiến sĩ đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Thống thứ năm (1502). Ở Dịch Vọng, có Nguyễn Sần còn gọi là Nguyễn Tiên đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê (1554); Lê Thế Lộc đỗ Tam giáp tiến sĩ đời Mạc (1586); cử nhân, tú tài thì cả vùng có tới hàng trăm. Cầu Giấy còn là vùng đất thơ văn, các tác giả để lại các tác phẩm thơ văn, lịch sử có giá trị đối với quê hương và đối với cả nước: tiến sĩ văn học, nhà thơ Nguyễn Khả Trạc (Mai Dịch); soạn chế, biểu, chiếu, thơ, phú có Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô). Thời cận đại có Hoàng Thúc Trâm - bút danh Hoa Bằng (Yên Hòa), biên soạn nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt tác phẩm Quang Trung (1788-1792), viết trước cách mạng, được tái bản năm 1988 với tiêu đề “Quang Trung người anh hùng dân tộc”, tác phẩm được giải Thưởng nhà nước năm 2000. Thời hiện đại, ở Cầu Giấy còn có nhiều người nổi danh trong cả nước với sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật văn hóa, giáo dục như giáo sư Hoàng Xuân Sáng - chuyên gia vật lý nguyên tử thuộc Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pari, nữ Giáo sư - Tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính
Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cùng với nhân dân Huyện Từ Liêm, nhân dân quận Cầu Giấy có truyền thống rất đáng tự hào; trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, nhân dân Cầu Giấy đã kề vai sát cánh cùng với nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước làm nên những chiến thắng oanh liệt. Giữa năm 1941, Cầu Giấy được Xứ ủy Bắc kỳ chọn làm cơ sở bí mật của Xứ ủy, là đầu mối giao thông liên lạc giữa Hà Nội và các vùng trong Xứ ủy, các miền của cả nước, năm 1945, Cầu Giấy là “nơi đứng chân” của Thành ủy, tối ngày 15/8/1945, theo Chỉ thị của Xứ ủy, Thành ủy triệu tập hội nghị bất thường gồm các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong, thanh niên xung phong ở Chùa Hà để rà soát lực lượng và bàn những công việc cấp bách chuẩn khởi nghĩa; tối 16/8/1945 tại nhà Bà Hai Nhã (thôn tiền, Dịch Vọng) Thành ủy và Ủy ban quân sự Cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa) họp hội nghị cán bộ mở rộng quyết định khởi nghĩa vào sáng ngày 19/8. Trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân Cầu Giấy vừa xây dựng, bảo vệ Thủ đô, vừa hăng hái chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, hàng nghìn thanh niên nghe theo tiếng gọi Tổ Quốc đã sẵn sàng lên đường tham gia chiến đấu, góp phần xương máu của mình để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi nước nhà độc lập, nhân dân Cầu Giấy lại tiếp tục đóng góp sức người, sức của vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc trong đó có chiến tranh Biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
Thành tựu sau 20 năm xây dựng và phát triển
Từ vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quận chưa đồng bộ. Sau hơn 20 năm qua, kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy đã nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển Quận về mọi mặt theo hướng văn minh – hiện đại; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Kinh tế của quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo được sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: từ “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp” nay chuyển sang “Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp - Xây dựng”. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29,1 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,45 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa luân chuyển và dịch vụ đạt 120,53 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.982,487 tỷ đồng và không còn thành phần kinh tế nông nghiệp; tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 206.137,270 tỷ đồng. Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ hình thành (nay là Khu Công nghệ thông tin tập trung) thu hút gần 400 doanh nghiệp. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Quận Cầu Giấy đang trên đà phát triển để trở thành một trong những trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Hành chính - Giáo dục của Thủ đô với các ngành dịch vụ hiện đại về Tài chính - Ngân hàng - Tin học - Viễn Thông. Thu ngân sách tăng từ gần 35 tỷ đồng năm 1998 lên hơn 6.850 tỷ đồng năm 2017 (tăng gần 196 lần).
Sự nghiệp văn hóa - xã hội liên tục đạt được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục - đào tạo quận được quan tâm phát triển mạnh mẽ cả về giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Trong 20 năm qua, Quận đã đầu tư 2.022,638 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố về đầu tư cho giáo dục. Toàn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mô hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục và đào tạo quận được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố, nhiều năm liền dẫn đầu Thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.
Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển; nhiều điểm vui chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm. Năm 2017, quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo theo tiêu chí trên địa bàn.
Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng đi vào nền nếp. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết về giao thông, sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã đầu tư có hiệu quả phát triển nhanh hạ tầng kinh tế - xã hội với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia, nhiều khu đô thị mới liên tiếp được xây dựng như: Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Trung Yên, Cầu Giấy, Dịch Vọng…Từ chỗ chỉ có vài tuyến phố chính được trải nhựa, còn lại hầu hết là đường làng, ngõ xóm chưa được kiên cố hóa, đến nay hệ thống giao thông, công viên cây xanh được đầu tư mở mang xây dựng đồng bộ như: đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Trần Thái Tông, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Huyên, Võ Chí Công… ,02 công viên Cầu Giấy, công viên Nghĩa Đô được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân không chỉ của quận Cầu Giấy mà còn của nhân dân các vùng lân cận, đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo đô thị của quận.
Luôn coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang – công an, quân đội, các ngành nội chính trong sạch vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận An ninh nhân dân vững chắc; công tác huấn luyện, diễn tập được duy trì thường xuyên, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội của quận luôn được đảm bảo, là cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được xác định là nhiệm vụ then chốt. Hai mươi năm qua Đảng bộ quận không ngừng trưởng thành về mọi mặt. Khi mới thành lập, Đảng bộ quận có 33 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 3.600 đảng viên, đến tháng 6 năm 2018, Đảng bộ có 42 tổ chức cơ sở Đảng với 16.776 đảng viên; các cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; chất lượng hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền được nâng cao, hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, đổi mới tác phong, phong cách làm việc trước hết là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu công việc. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội luôn được đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động, làm nòng cốt trong các phong trào thi đua của Quận.
Ghi nhận những thành tựu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy phấn đấu và đạt được trong hơn 20 năm qua , Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2002); Huân chương Lao động hạng Nhì (2006); Huân chương Lao động hạng Nhất (2012); Huân chương Lao động hạng Ba lần thứ hai (2017).
Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về một tấm gương yêu lao động mà em biết. Em đã học được gì từ tấm gương đó?
Bác Hồ - một tấm gương sáng
- Ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã làm đủ thứ việc và công việc đầu tiên là phụ bếp trên tàu Pháp, Bác đã trải nhiều năm làm việc nặng nhọc, tích luý kinh nghiệm và tìm tòi cơ hội phát triển bản thân.
- Em đã học được tính kiên trì, gan dạ, của Bác.
em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu kể về một tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em biết
Nguyễn Viết Sinh là anh hùng Trương Sơn, Người đã 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng vòng quanh trái đất. Trung bình, mỗi chuyến gùi hàng, một người lính có sức khỏe tốt chỉ gùi được 30-35 kg nhưng Nguyễn Viết Sinh có thể gùi được 40-45 kg. Có thời điểm sức khỏe tốt nhất, ông có thể gùi tới 75 kg trong mỗi chuyến đi.
Em hãy kể một tấm gương trung thực của bạn bè xung quanh mà em biết
Minh là một học sinh khá trong lớp tôi. Gia đình bạn ấy không khá giả lắm, bố mẹ đều làm công nhân vệ sinh môi trường. Bạn ấy thường hay phụ mẹ đẩy các xe rác khi đi học về. Một hôm trong lúc phụ giúp mẹ, bạn ấy đã nhặt được một chiếc ví màu đen, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ của chủ nhân chiếc ví. Bạn ấy đã cùng mẹ đem chiếc ví đến bốt công an gần đó để nhờ gửi lại người đánh mất. Một tuần sau, các chú công an cùng người bị mất ví đã đến tận trường để cảm ơn Minh. Các thầy cô trong trường tôi rất vui và tự hào về Minh. Bạn ấy đã trở thành tấm gương sáng cho tất cả học sinh của trường tôi.
Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của bạn.
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
Đề bài : Em hãy kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Qua đó ,em học tập ở bạn điều gì ?
Câu chuyện Bác bỏ thuốc lá Theo đồng chí Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh hút thuốc lá rất nhiều. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc. Đồng chí Vũ Kỳ đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn. Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.
Năm 1957, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã sản xuất loại thuốc lá có đầu lọc để biếu các đại biểu dự đại hội. Đây là loại thuốc mà Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng. Loại thuốc có đầu lọc này nhẹ và ngon hơn loại thuốc của Mỹ và Pháp sản xuất vốn nặng và thường pha thuốc phiện. Các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc đã biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh hộp thuốc lá này, có lẽ vì cũng biết Người thích hút loại đó. Khi hết thuốc, đồng chí Vũ Kỳ đã giữ lại chiếc hộp để đựng các loại thuốc lá khác cho Người hút vì hộp rất vừa và thuận tiện để bỏ túi. Về sau Trung Quốc sản xuất loại thuốc lá Seo Mao (tức Gấu Mèo) chuyên dùng cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Chủ tịch Mao đã gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, Người hút thuốc Gấu Mèo (thuốc đựng trong hộp giống hộp sữa bò).
Năm 1967, sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yếu nhiều, Người hay mệt và ho. Lo cho sức khoẻ của Người, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phải chăm sóc Người thật tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đã đề nghị Chủ tịch Hồ Chí Minh không hút thuốc lá nữa. Người nói với đồng chí Vũ Kỳ rằng: "Các bác sĩ bảo Bác không hút thuốc lá nữa thì chú thấy thế nào?". Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: "Các bác sĩ lo cho sức khoẻ của Bác là điều tốt, tôi tán thành". Người lại nói: "Mình đã hút thuốc gần 50 năm, bỏ cũng được, nhưng bỏ thì vẫn ho chứ không phải là hết ho" và Người kể cho đồng chí Vũ Kỳ nghe một câu chuyện cười của Pháp là "bỏ thuốc rất dễ, có người bỏ hút thuốc 50 lần nhưng vẫn hút lại, tức là sau mỗi lần bỏ dễ bị hút lại. Nhưng bác sĩ yêu cầu thì nên thôi, chú quản cho Bác". Từ đó đồng chí Vũ Kỳ bỏ hộp thuốc vào túi, thỉnh thoảng đưa cho Người hút một điếu.
Việc bỏ thuốc lá của Hồ Chủ tịch không phải nói là chấm dứt ngay được mà phải trải qua một quá trình như khi làm bất cứ một việc gì. Đó là phải đặt ra kế hoạch, có quyết tâm và biện pháp thực hiện. Người nói: "Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy".
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Theo lời kể của bác sĩ Lê Văn Mẫn (bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm1967 đến năm 1969), hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Người thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của hội đồng thầy thuốc, Người có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Người nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốtnhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này. Rồi Người tự đề ra chương trình bỏ thuốc lá dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Người làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi Người đã cao mà phải làm như vậy thật quá vất vả. Việc tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen không dễ chút nào. Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Người bảo đồng chí giúp việc để cho Người một vỏ lọ Penixillin ở nơi làm việc và ở phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Người dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành, anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Người bảo: "Nhưng hút thế để có cữ". Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Đầu tháng 3-1968 nhân khi bị cảm ho nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự quyết định bỏ hẳn thuốc lá. Mấy ngày sau, anh em phục vụ vẫn để gói thuốc chỗ bàn làm việc của Người suốt một tuần liền nhưng Người không dùng. Trong một tuần thấy Người quyết tâm như vậy anh em cất hẳn thuốc lá. Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói: "Bác đã bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá". Sau này Người đã làm bài thơ Vô đề về việc Người bỏ thuốc lá như sau:
"Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa xuân".
Liên hệ bản thân và bài học rút ra: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe điều này chắc hẳn ai cũng biết nhưng chưa hẳn ai cũng có thế từ bỏ thói quen này. Thói quen ban đầu chỉ là những hành động lặp đi lặp lại liên tục theo thời gian nó trở thành một phần trong con người cho nên để từ bỏ một thói quen xấu đã ăn sâu vào bản tính của chúng ta là một việc không phải dễ, nếu thiếu ý chí và phương pháp sẽ thất bại. Để hình thành thói quen hữu ích đầu tiên chúng tôi cần xác định và kiên trì cùng nhau thực hiện một số thói quen sau:
Việc hôm nay chớ để ngày mai. Tùy theo tính chất quan trọng, mức độ phức tạp của công việc nhưng tất cả chúng tôi đều tập cho mình một thói quen hoàn thành tốt công việc của ngày hôm nay và không bao giờ để tồn đọng công việc. Dẹp bỏ mọi giấy tờ vô dụng trên bàn làm làm việc của mình và dọn dẹp bàn ghế sạch sẽ xếp gọn giấy tờ ngăn lắp trước khi ra về. Lắng nghe ý kiến của mọi người và thành thật nhận lỗi.Đồng thời chúng tôi tôi cũng đề ra ba thói quen xấu kiên quyết cùng nhau loại bỏ:
Không hút thuốc lá Không quan tâm đến vệ sinh nơi làm việc Nói xấu người khác và bào chữa lỗi lầm của mìnhBên cạnh đó chúng tôi đề ra một số biện pháp và nguyên tắc để bắt tay cùng hành động hình thành những thói tốt và quyết tâm loại bỏ những thói xấu đã được xác định.
Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.
Câu chuyện đạo đức ăn cơm
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư", Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm. Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".
Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là vua có gì ngon, lạ, là cống, hiến.
Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho....thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4, 5 món thôi...
Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng đĩa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức. Nhớ lần đi khu 4, đồng chí bí thư và chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với Bác, trong mâm có một bát mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa. Bác nhìn bát mắm nói:
- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.
Hai quan đầu tỉnh đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn.... Chiều hôm đó, hai đồng chí đưa Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá.
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đã gắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã hoàn thành nhiệm vụ nào ngờ Bác lại nói:
- Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát, quẹt cho hết....
Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.
Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm. Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đâu. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác
Liên hệ bản thân và bài học rút ra: Mỗi khi nghĩ về Bác là tôi nghĩ đến một nhân cách vĩ đại ở Hồ Chủ Minh, đó là một sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, cần kiệm. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lời nói, để có thể cảm nhận cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức của Bác từ trái tim ngay từ đầu năm theo chỉ đạo, chủ trương của nhà Trường, Phòng đào tạo chúng tôi cam kết, nghiêm túc, tự giác thực hiện chính sách “tiến kiệm” bằng những việc làm cụ thể thiết thực hành ngày chứ không phải hình thức. Các cơ sở đều thực hiện theo phương châm dù là việc nhỏ nhất tiết kiệm được thì phải cố tiết kiệm, việc gì có lợi cho nhà trường thì làm.
hãy kể về một tấm gương người tốt việc tốt mà em biết ( các bạn thông cảm đừng chép bài của người khác nha) :)
tại sao ko nói về mẹ bạn nhỉ?mẹ bạn làm gì cho phố,xóm