Bài 10: Quan niệm về đạo đức

QL
Xem chi tiết
H24
19 tháng 7 2023 lúc 10:00

Chúc mừng ah nha:>>

Bình luận (0)
H24
19 tháng 7 2023 lúc 10:02

Chúc mừng anh ạ!! chúc anh hoàn thành tốt nhiệm kì 21 này

Bình luận (0)
VT
19 tháng 7 2023 lúc 10:58

Gl :D.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
13 tháng 9 2022 lúc 23:33

Cùng nhau chống lại vấn đề gian lận GP, lợi dụng các bạn khác được nhận thưởng để tự trục lợi trên HOC24. Mình xin cảm ơn mọi người đã giúp HOC24 trở thành một môi trường trong sáng, ham học.

Bình luận (4)
DH
14 tháng 9 2022 lúc 0:01

Aiza từ nay chắc đỡ dc nhiều tn phết chứ đùa

Bình luận (1)
H24
13 tháng 9 2022 lúc 23:45

Như này không ngoan thì dính gậy hoc24 hơi đau đấy các em @@

Bình luận (3)
FA
Xem chi tiết
H24
20 tháng 5 2022 lúc 19:59


*Đạo đức
-Thực hiện chuẩn mực đạo đức xã hội đề ra
+Tự giác thực hiện
+Nếu không thực hiện sẻ bị dư luận xã hội lên án lương tâm cắn rứt
*Pháp luật
-Thực hiện các quy định nhà nước
+Bắt buộc (cưỡng chế)
+Nếu không thực hiện sẽ bị sữ lí bằng sức mạnh và quyền lực của nhà nước và pháp luật

Bình luận (0)
HJ
Xem chi tiết
TL
13 tháng 5 2022 lúc 21:25

Nhận thức và hiểu biết đạo đức sẽ giúp chúng ta sống có ích, sống thiện vì:

 + Sống có đạo đức, thiện lương sẽ có cuộc sống và đc chuyển kiếp sau này tốt đẹp hơn.

+ Trở thành CD mẫu mực, có trách niêm với tổ quốc .

+ Đc mn yêu quý và trân trọng.

...............

Bình luận (0)
VG
Xem chi tiết
NN
29 tháng 3 2022 lúc 22:11

Theo mình thấy , chuẩn mực đạo Đức xưa là những việc hủ tục , lạc hậu đa phần là vậy . Còn chuẩn mực đạo đức nay là những việc làm được nhà nước cho phép, những việc làm ấy là việc tốt .

bên cạnh đó , chuẩn mực đạo Đức xưa sẽ có những việc tốt , cũng giống với chuẩn mực đạo Đức nay . Và chuẩn mực đạo Đức nay cũng sẽ có những việc làm sai trái , hành vi vi phạm pháp luật .

Bình luận (0)
KA
29 tháng 3 2022 lúc 22:11

Refer

 

Dân tộc Việt Nam có một truyền thống quí báu là ham học và vẫn gìn giữ dù ở đâu trên Trái Đất này. Khi xem bảng phân tích so sánh  tỉ lệ người học tham gia học tập tại Hoa Kỳ thì cứ 100 người tuổi trung bình từ 15 đến 25 thì số phần trăm theo học các trường Đại học có đến 40% - 50%  là  người gốc Á Châu, 30% - 40%   là người da trắng; còn lại là những sắc dân khác. Rồi so sánh giữa các sắc dân gốc Á Châu thì người Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc, ngang bằng với Ấn Độ và hơn Hàn Quốc một điểm. Con số này có thể thay đổi trong vòng mười năm theo qui luật thống kê của thế giới. Tuy nhiên trên thực tế từ niên khóa 2004 đến nay, theo dõi số lượng sinh viên tại các trường đại học Berkerly, Standford, San Jose State University thuộc tiểu bang California thì sinh viên Việt Nam khá lớn mạnh đến nổi trong cùng một khuôn viên trường đại học có tới hai Hội sinh viên Việt Nam điều hành! Dù sao thì đây cũng là một biểu hiện tích cực đáng mừng trong tinh thần cầu tiến của một dân tộc hiếu học, muốn đem tinh hoa của sự học phục vụ cuộc sống và làm cho con người bớt nhọc nhằn trong việc mưu sinh bằng lao động trí tuệ.

Tự ngàn xưa ông cha ta đã thấm nhuần tư tưởng tôn sư trọng đạo, dù là Nho học hay Tây học, trong tiềm thức của người Việt, vị trí của người Thầy vô cùng quan trọng và được tôn kính theo thước đo thang bậc của đạo Khổng là Quân, Sư, Phụ. Với tinh thần này thì ngoài công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và lòng trung thành đối với đất nước, một con người  chân chính đúng nghĩa phải biết tôn kính và biết ơn vị Thầy mà mình từng học qua dù chỉ với vài chữ vở lòng. Trong tập tục Tết cổ truyền của dân tộc vẫn luôn nhắc con cháu “ …Mùng Ba Tết Thầy ” là vậy.

Cha Mẹ chỉ cho con cái cái vóc dáng, hình hài còn người Thầy đã có công bồi đắp vào tâm hồn và não trạng những trí tuệ, hiểu biết, bổn phận, trách nhiệm, phân biệt, tư cách, đạo đức, luân thường, lời ăn, tiếng nói, cư xử v.v.. Từ đó tình yêu thương cha mẹ, tình đồng bào nghĩa dân tộc, lòng trung thành với quốc gia mới định hình và đưa từng bước chân đi theo lẽ phải. Người Thầy đã có trách nhiệm giáo dục bằng những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng phân định chung quanh để tạo cho người học trò tiếp nhận những tinh túy ấy tiếp tục hành trình bước vào tương lai.

Giáo dục đã hình thành khi con người xuất hiện trên Trái Đất. Nếu chúng ta hiểu theo chữ Hán, giáo nghĩa là chỉ bày, dục nghĩa là trưởng dưỡng thì từng thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia đã có biết bao người Thầy truyền giảng cho học trò bao điều hay lẽ phải như Khổng Tử có đến hơn ba ngàn học trò, Socrates có hàng trăm môn đệ từ nhiều ngàn năm trước,  Chu Văn An có hàng ngàn học trò…. Mục tiêu của giáo dục chính là uốn nắn, chỉ bảo cho từng cá nhân có những kiến thức về thể chất cũng như tinh thần cần thiết làm lợi  cho chính bản thân người ấy cũng như sau này cho xã hội.

Vì thế chữ giáo dục và chữ Thầy trò gắn liền vô cùng mật thiết bởi đức hạnh của người Thầy luôn là ngọn hải đăng chỉ dẫn cho bao con thuyền giữa biển khơi mênh mông, là kim chỉ nam cho đoàn hải hành tìm ra bờ bến. Người Thầy chân chính thật là tôn quý và đáng kính trọng biết dường nào!

Thời phong kiến việc giáo dục được đặt lên hàng đầu vì kẻ sĩ tức là người có học được trọng vọng trong thứ bậc của xã hội.

 “Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, dân hữu tứ sĩ vi chi tiên

Có giang sơn thì sĩ đã có tên …”

là một chứng minh hùng hồn nhất để diễn đạt tầm quan trọng của việc giáo dục hầu xây đắp nền tảng “vốn liếng tri thức phong phú” của quốc gia. Để cho bồi dưỡng trí tuệ và nhân cách cho thế hệ sau này thì người Thầy luôn quan tâm trao truyền “ba chiếc chìa khóa” cho người học trò có khả năng khai mở cánh cửa tương lai và tự tin thanh thản bước vào cuộc đời, đó là  trí, đức và mỹ dục.

Cổ nhân có dạy là “đức thắng tài vi quân tử, tài thắng đức vi tiểu nhân”   ý nghĩa trong việc lấy đức hơn trí thì cũng đáng thành bậc hiền nhân, ngược lại có trí, có tài mà thiếu đức, thiếu nhân thì chỉ là hạng đâm thuê, chém mướn. Người xưa đã từng dạy “Tiên học lễ, hậu học văn” là vậy. Cái lễ nghĩa được nói ra đây chính là tinh hoa của nhân loại, cái khiêm tốn, lễ phép, đi thưa, về trình với ông bà cha mẹ trong nhà đến thành thật, hòa ái, bè bạn thân hữu ở xã hội là nét đặc thù của nhân bản. Nhân cách sống dựa trên công bằng, hợp tình người, hợp đạo lý, hợp pháp là minh chứng cho một quốc gia văn minh. Sách cổ học tinh hoa có nói rằng:

“Không gì cao quý bằng đạo, không gì đẹp đẽ bằng đức, đạo đức hưng thịnh, tuy làm kẻ thất phu cũng không hoạn nạn; đạo đức suy vi, tuy làm hoàng đế cũng như ngồi trên than lửa”  

Mỹ dục là học về cái đẹp của cuộc sống cần chia sẻ, hỏi han giữa người thân kẻ sơ, sự quan tâm cho vạn vật chung quanh với tấm lòng bao dung giữa cuộc sống đầy bộn bề lo toan. Yêu vẻ đẹp thiên nhiên, hoành tráng tạo ra tâm thức  bảo vệ môi trường, Lòng nhân ái tạo ra ý thức không làm đau đớn cho những ai xung quanh ta . Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” chính là do đúc kết thâm thúy của dân tộc Việt Nam về mỹ học.

Hình ảnh người Thầy luôn là thần tượng của bao thế hệ học sinh. Và bao lớp học trò nhìn hình ảnh người Thầy chuẩn mực để học theo; từ lời ăn tiếng nói, phong cách giao tiếp, ứng xử…Có hình ảnh người Thầy trở thành những niềm tin yêu và lãng mạn của một thời đi học!                             

Tôi còn nhớ năm bước vào học lớp đệ tam của bậc trung học đệ nhị cấp, thời chúng tôi học đã phân ban và học thêm môn sinh ngữ II. Lớp chúng tôi thuộc một trường trung học toàn học trò nam và hầu như chỉ toàn Thầy dạy. Ở tuổi  này, chúng tôi đã biết mơ mộng và suy nghĩ về người khác phái. Bọn ban B chúng tôi thầm ghen tị với bọn ban C vì chúng nó có cả học sinh nam nữ chung một lớp!

Giữa năm đệ tam, lớp chúng tôi sung sướng phát cuồng vì có một “cô giáo mới toanh” vừa tốt nghiệp Đại học sư phạm Huế về dạy Pháp văn thay cho một thầy giáo già chuẩn bị nghỉ hưu.

Ngày thường, chúng tôi ít quan tâm đến bộ môn Pháp văn này vì nó chỉ là sinh ngữ phụ, thi Tú tài chỉ có hệ số 1. Sách vở bọn tôi học môn này thì cứ như “ đút bụi tre”. Thế mà hôm thằng Lợi, lớp trưởng về trịnh trọng thông báo với lớp là “lớp tụi mình được thầy Giám học phân cho một cô giáo mới ra trường dạy Pháp văn…”, cả lớp nháo nhào đi mua  “Cours de langue et de civilisation française” của  G. Mauger, mà phải mua sách nhập từ Pháp về cho oách!

Cô Duyên, cô giáo Pháp văn mới là “féminin” giữa cái đám “masculin” mới lớn của chúng tôi nên cũng có phần mất tự tin trong khoảng thời gian đầu. Chúng tôi đoán chừng cô chỉ hơn lũ chúng tôi năm sáu tuổi là cùng. Và đặc biệt cô rất gầy gò và “mignon”.

Chúng tôi ngấm ngầm đua nhau học, bớt nghịch ngợm và trong thâm tâm của mỗi đứa đều mong cô chú ý đến mình! Bọn ban B chúng tôi nổi tiếng xuề xòa khác hẳn với bọn trai ban C thích lập dị và ở dơ.. kể từ ngày cô Duyên về dạy đâm ra thích trau chuốt hơn, nhất là thằng Lợi. Đầu nó lúc nào cũng chải biantin bóng lộn đến nỗi chúng tôi phải nhăn mặt. Rồi bọn chúng đi học những cours Pháp văn để quyết tâm làm sơ-mi môn Pháp văn cho cô Duyên….

Mấy chục năm trôi qua, nghĩ lại thấy một thời đi học đầy thơ mộng và lãng mạn. Chiêm nghiệm lại thì hình ảnh người Thầy (Cô) trong ánh mắt chúng tôi thật thi vị, thần tượng và có ảnh hưởng rất nhiều trong việc học hành. Lúc mới học thêm môn Pháp văn, cái món “chia verbe” là bọn chúng tôi cực ghét và thấy khó! Đến khi cô Duyên dạy thì tình hình có thay đổi! Rồi cô dạy chúng tôi mấy bài hát trong quyển Mauger, rồi cô bắt lớp phải trao đổi, chào hỏi bằng thứ ngôn ngữ chúng tôi đang học …. Chúng tôi từ đó thấy thích cái “môn học của thực dân ”, đâm ra thích xem phim Pháp, thích nghe nhạc Pháp… Có đứa còn bạo mồm hơn khi thỉnh thoảng nghêu ngao mấy câu trong “ Thà như giọt mưa- của Nguyễn Tất Nhiên … có người tên Duyên, đau khổ muôn niên ….Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu ….Đau lòng ta muốn khóc” !!

Chúng tôi bắt đầu đi dạy từ thời mới hòa bình lập lại và thống nhất đất nước. Thời đó về mặt vật chất đúng là khó khăn thật. Cả một xã hội và đất nước được phân phối công bằng bằng tem phiếu mà lại!

Cái xã hội lúc đó đồng tiền chưa thật sự là một mãnh lực, chưa thật sự chi phối đến tàn nhẫn như hiện nay. Cái tình người: Tình Thầy Trò – Tình đồng nghiệp vẫn còn nặng trĩu trong mỗi con người. Chưa có khái niệm mua bán, bon chen, tranh giành thị phần, tranh giành quyền lực …

Cái tình làng nghĩa xóm, tình thân trong gia đình, anh em, thầy trò, đồng nghiệp vẫn còn sẻ chia. Những nếp nhà tranh tuy nghèo nhưng vẫn còn những bếp lửa hồng và làn khói tỏa sưởi ấm những ngày đông giá lạnh. Những bữa cơm đạm bạc nhưng vẫn còn biết nhượng nhìn nhau, vẫn còn biết “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng.”.

Vẫn còn đọng lại trong tâm khảm hình ảnh ngày xa xưa, mỗi lần tôi từ miền cao nguyên xa xôi về nghỉ hè thăm nhà. Người Cha già vừa bừa ruộng vừa tranh thủ kiếm con cá đồng về cải thiện bữa cơm đạm bạc của gia đình. Người Mẹ hiền thi thoảng đúc bánh xèo bồi dưỡng cho con…

Những học trò nhỏ phương xa của chúng tôi lúc đó thật hồn nhiên và thật chăm học với ước mơ bằng con đường học hành sẽ giúp thay đổi cuộc đời. Hồi đó, không có khái niệm “ làm quan” như bây giờ. Thế nhưng tôi cũng đã từng “bạo miệng” nói nhỏ với học trò rằng “ Các em muốn khỏi cảnh cơ cực thì chỉ có con đường làm quan thôi. Mà muốn làm quan thì phải học thật giỏi…”. Thế mà nhiều em đã “ngộ” ra lời Thầy dạy giữa cảnh đời cơ cực lúc đó, để rồi mấy chục năm sau, đi ô tô đến thăm Thầy giữa khuya!                                                           

Trong vòng hai mươi năm qua, sự thay đổi về chất của xã hội thay đổi đến chóng mặt! Tiện nghi vật chất, của cải xã hội phát triển song song với sự phân hóa và sự phân cấp đạo đức và giàu nghèo. Tình cảm con người cũng bị vật chất hóa, cũng bị biến dạng theo thời gian trên. Kẻ tiểu nhân nhiều hơn bậc quân tử, thằng lưu manh thách thức người lương thiện!.

Cái giá trị thực của đồng tiền được xác lập. Có tiền, có thể mua được mọi thứ. Đúng nghĩa như ông bà ngày xưa đã từng bảo: “Có tiền mua Tiên cũng được”. Người ta dùng tiền để “chạy” đủ thứ. Từ đó sinh ra một thứ văn hóa mới: “Văn hóa phong bì”.

Rồi cũng vì tiền mà bao nhiêu cảnh đau lòng đang mỗi ngày mỗi nhiều thêm ra. Hàng ngày, lướt trên những báo điện tử, không biết bao nhiêu câu chuyện về “ Tình - Tiền -Tù - Tội ” xãy ra…Đủ thứ buộc tội lẫn nhau nhưng rồi không ai lý giải đủ sức thuyết phục cho tình trạng đạo đức đang suy đồi như hiện nay.

Cái Thật và cái Giả, cái Thiện và cái Ác đang cùng nhau sống chung như hai vế của một tiên đề! Rồi không ai biết mình thuộc về thật hay là giả, đang làm điều thiện hay đang làm điều ác nữa!

Nghe mà buồn đến nao lòng chứ! Một ông con là thầy giáo lại hung hăng tranh chấp xô xát với bố đẻ chỉ vì một mảnh đất mặt tiền có giá trị bạc tỉ. Bà vợ 70 tuổi hành hung ông chồng già 80 chỉ vì tranh chấp thừa sản thừa kế. Chuyện anh chị em tranh chấp tài sản thừa kế của bố mẹ không phân minh mà đâm ra huynh đệ tương tàn thì nhiều vô kể.

Rồi nhiều chuyện phi nhân tính bị ém nhẹm lâu nay bây giờ mới được phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chuyện cháu nội giết bà lấy 200 ngàn đồng để chơi game, nữ quái 15 tuổi giết bé gái lấy đôi hoa tai bán lấy tiền cùng bạn trai chơi chat v.v.. và v.v… không thể nào kể xiết.

Chuyện tiêu cực của giáo dục thì không phải là ít. Đúng là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thật. Chuyện mua tình lấy điểm, chuyện trò chém trò, trò đâm thầy, thầy đánh trò, cô đánh cô, cô hành hạ trò…. Cà một ngàn lẻ một câu chuyện như thế.

Người ta nói rằng “ Phú quý sinh lễ nghĩa” chứ không nói là “ Phú quý mang lại lễ nghĩa” ở một chừng mực nào đó quả là đúng thật.

Cái tình người bây giờ đâu đó vẫn còn là những nhức nhối và niềm đau của những ai còn chút nghĩ suy trong thời đại “Kim ngân phá luật lệ” này.

Người ta đua nhau phe cánh, bè phái để đánh đổ nhau, để hạ bệ nhau, để dèm pha nhau … Suy cho cùng cũng muốn chiếm mình là vị trí cao nhất trong cái thang bậc hiện nay của xã hội.

Có cô giáo tuổi còn hai năm nữa mới nghỉ hưu nhưng vì sự thiếu tình người, vì sự vô cảm của những người có chức quyền ở cái tập thể mà cô cả một đời dạy học gắn bó, được học trò yêu quý mà phải đành đoạn xin nghỉ hưu sớm mặc dù rất thiết tha yêu nghề.

Có thầy hiệu trưởng “bị kết tội” không có năng lực giáo dục học sinh cá biệt, để các học sinh nữ hành hung lẫn nhau trong trường cũng phải buồn tình xin chia tay với nghề…

Một buổi chiều đầu Hè ngồi tản mạn trong một mớ cái hỗn độn bòng bong, lòng thấy nặng nề.

Chợt nhớ đến ngày xưa, dẫu nghèo và thiếu thốn trăm bề nhưng vẫn còn có…tình người. Bỗng thấy thèm làn khói ấm tỏa trong những bếp lửa chiều hôm của ngày xưa và có những tiếng cười trong veo như pha-lê.

Ôi! Xưa và Nay….

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
LL
24 tháng 2 2022 lúc 13:34

Tham khảo

 

Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức

Bình luận (1)
PT
24 tháng 2 2022 lúc 11:54

tham khảo: nếu đúng 
 - Ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội:

+ Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ 

+ Học trò vô lễ với thầy cô 

- Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

Bình luận (0)
LL
24 tháng 2 2022 lúc 13:39

1) Ví dụ: Giúp đỡ các em nhỏ và cụ già qua đường là 1 hành vi đạo đức

Bản thân đã 

 +  kính trên nhường dưới

+ăn mặc gọn gàng, lịch sự

 + giữ gìn trật tự nơi công cộng .....

Bình luận (0)
NN
24 tháng 2 2022 lúc 13:50

1) 
VD :

+ Giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.

+ Nghe lời , lễ phép với người lớn.

+ ......

2) Em không đồng ý vì livestream là để giao lưu một cách lịch sự và vui vẻ. Những cá nhân đã nói những lời lẽ không hay trước máy quay để cho những khán giả phải có những suy nghĩ không hay về cá nhân ấy. Cần nói những lời lẽ thật sự hay và không đụng đến bất kì từ ngữ không hay để lên mạng và nói năng không hay với khán giả. Livestream là cần nói chuyện thật sự văn hoá.

Bình luận (0)
FA
Xem chi tiết
NN
19 tháng 2 2022 lúc 10:41

Những ai có hành vi xử sự phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của đạo đức của xã hội? 

Trả lời : Gồm chị chủ quán nước, bạn B và S. ( trong này chắc là chị chủ quán  tên M thì nếu như vậy thì sẽ chọn C )  

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
VG
16 tháng 2 2022 lúc 12:50

TK nha 

Thông tin 2: Qua khảo sát cho thấy ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như: nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra . Các bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học. Còn học sinh vi phạm các điều cấm như: hút thuốc, uống rượu, bia, trộm cắp, đánh bài, đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là thinh thoảng nói năng hoặc hành vi nói tục, thiếu lễ độ với giáo viên và người lớn.

Câu hỏi: Từ thông tin trên em có suy nghĩ gì về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay? 

Hiện nay học sinh có đạo đức rất kém. Điều đó được thể hiện qua việc làm của học sinh ở trường. Chẳng hạn nhưu, khi học sinh gặp thầy cô, chúng không chào, chỉ nhìn và lờ qua, coi như là không thấy. Không chỉ vậy, học sinh trong các tiết học còn quậy phá lớp học bằng cách trêu trọc thầy cô, trêu trọc các bạn, không cho thầy cô giảng bài, không cho bạn khác học bài. Không những thế, chúng còn vẽ bậy lên trường, chửi bới trước mặt thầy cô không thương tiếc. Còn nữa, khi gặp thầy cô nước ngoài hay thầy cô khác đến thăm trường, chúng cũng không chào, không tỏ ra lễ phép, cố làm cho trường bị mất mặt, uy danh bị thấp đi bằng cách chửi bậy, không lễ phép,...Chúng biết rằng làm như thê là sai nhưng vẫn làm. Những đứa học sinh đó thật đáng bị khiển trách

 Đạo đức có vai trò gì đối với cá nhân ?

Đối với cá nhân 

- Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con ng

- giúp cá nhân có ý thức và năng lục sống thiện, sống có ích

- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha

Em hãy lập kế hoạch rèn luyện đạo đức của bản thân ?

Kế hoạch rèn luyện đạo đức và kỉ luật cho bản thân:

+) Tuân thủ mọi kỉ luật của nhà trường, lớp học và xã hội đề ra. Như là đi học đúng giờ, không làm việc riêng, không quay cóp và chép tài liệu khi thi,...

+) Hăng hái sôi nổi chấp nhận mọi tổ chức tham gia lao động

+) Thời gian rảnh rỗi thì giúp ba mẹ một số việc đủ sức

+) Chăm ngoan lắng nghe và đặt mục đích để tương lai sau này xây dựng đất nước

+) Bỏ ra 15 phút để tìm hiểu "Kĩ năng sống" →→ mở rộng tầm mắt

+) Luôn giúp đỡ và quan tâm yêu thương con người, những người thương yêu

Bình luận (0)
H24
24 tháng 1 2022 lúc 19:43

TK ạ

N1:

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

N2

undefined

Bình luận (0)
LL
26 tháng 1 2022 lúc 6:49

tham khảo 

n1:* Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

n2:

* Khác nhau:

 

- Đạo đức:

 

+ Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.

 

+ Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.

 

+ Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.

 

+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.

 

- Pháp luật:

 

+ Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.

 

+ Tính chất: Bắt buộc.

 

+ Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.

 

+ Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

n3:

Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: - Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.

Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.

n4:

Đối với gia đình.- Đạo đức là nền tảng hạnh phúc của giađình.- Đạo đức tạo nên sự ổn định và pháttriển của gia đìnhn5:Đối với xã hội.- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đóthực hiện đúng các quy tắc chuẩn mựcđạo đức.- XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuốngcấp
Bình luận (0)