Vẽ và chú thích hệ tuần hoàn của lưỡng cư
Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín là vì: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (máu từ tim vào động mạch đến mao mạch đến tĩnh mạch và về tim).
So sánh hệ tuần hoàn của bò sát và lưỡng cư?
Giống nhau: đều có 2 vòng tuần hoàn .
*Khác nhau:
-Lưỡng cư: tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất ) , máu nuôi cơ thể là máu pha .
-Bò sát: tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ) với 1 vách hụt, máu nuôi cơ thể ít bị pha trộn .
Câu 2: Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín?
Hệ tuần hoàn của các loài này được gọi là hệ tuần hoàn kín vì có máu chảy trong mạch kín.
Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát. chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì có máu chảy trong mạch kín.
Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát. chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì có máu chảy trong mạch kín.
Dựa vào Hình 10.3, hãy:
a) Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá, ở lưỡng cư trưởng thành và ở động vật có vú.
b) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở cá là hệ tuần hoàn đơn?
c) Tại sao gọi hệ tuần hoàn ở động vật có vú là hệ tuần hoàn kép?
Tham khảo:
a,
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư trưởng thành:
+ tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất theo động mạch phổi lên phổi trao đổi khí ở mao mạch sau đó theo tĩnh mạch xuống tâm thất
+ tuần hoàn lớn : máu từ tâm thất theo dộng mạch chủ-> mao mạch-> tĩnh mạch-> về tâm thất
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
b, Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn
c, Hệ tuần hoàn của động vật có vú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn (lớn và nhỏ)
Lập bảng so sánh hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát và chim? Sự tiến hoá hệ tuần hoàn từ cá đến chim thể hiện như thế nào?
Nội dung | cá | lưỡng cư | bò sát | chim |
Tim | 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất | 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất | 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Tâm thất có vách hụt | 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất |
Vòng tuần hoàn | 1 vòng tuần hoàn | 2 vòng tuần hoàn | 2 vòng tuần hoàn | 2 vòng tuần hoàn |
Máu đi nuôi cơ thể | Máu đỏ thẫm | Máu pha | Máu pha ít | Máu đỏ tươi |
So sánh cấu tạo hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của lớp lưỡng cư với lớp chim ?
Hệ tuần hoàn của chim thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.
Hệ tuần hoàn của lưỡng cư (ếch) : phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ yếu hô hấp bằng da.
Hệ tuần hoàn của chim : thì tim đã có 4 ngăn, gồm 2 nửa tách nhau hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, không bị pha trộn.
*Tuần hoàn:
-lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín
-lớp chim: 2 vòng tuần hoàn, tim bốn ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
*hô hấp
Lưỡng cư:
- Hệ hô hấp : Xuất hiện phổi Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng Da trần ( trơn, ẩm ướt ) có hệ mao mạch máu để trao đổi khí.Chim
-Hô hấp: bằng phổi,Phổi có mạng ống khí, sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống tui khí phân nhán( 9 túi)
so sánh sự giống và khác nhau hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của bò sát va lưỡng cư
*Hệ tuần hoàn
- Giống có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (2TN,1TT), máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Khác nhau
+Lưỡng cư tâm thất không có vách hụt, máu pha nhiều hơn
+Bò sát tâm thất có vách hụt nên máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn Lưỡng cư
*Hệ hô hấp
- Giống nhau đều hô hấp bằng phổi
- Khác nhau
+Lưỡng cư phổi có ít vách ngăn, hô hấp bằng da là chủ yếu
+Bò sát phổi có nhiều vách ngăn, hô hấp hoàn toàn bằng phổi
Tuần hoàn:
+ Bò sát : Tim 3,5 ngăn, một vách hụt ( ngăn tâm thất) ( Trừ cá sấu)
- Máu đi nuôi cơ thể là maus pha ít
+ Lưỡng cư : Tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhiều
- Hệ hô hấp:
- Bò sát : Hô hấp bằng phổi
- Lưỡng cư
+ Hô hấp = phổi và qua da ẩm
Học tốt!
Trình bày sự tiến hóa của hệ tuần hoàn của các lớp cá, lưỡng cư,...
Tuần hoàn kín ưu việt hơn tuần hoàn hở ở những điểm nào?
Đặc điểm | Lớp cá | Lưỡng cư | Bò sát | Chim |
Tim | Hai ngăn: Một tâm nhĩ và một tâm thất. | Ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất. | Ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất. Tâm thất có vách hụt. | Bốn ngăn: Hai tâm nhĩ và hai tâm thất. |
Vòng tuần hoàn | Một vòng tuần hoàn. | Hai vòng tuần hoàn. | Hai vòng tuần hoàn. | Hai vòng tuần hoàn. |
Máu đi nuôi cơ thể | Máu đỏ thẫm. | Máu pha. | Máu pha ít. | Máu đỏ tươi. |
trình bày sự tiến hóa cơ mà
Có tim, chưa có vách ngăn (giun đốt, chân khớp)
→
Tim có 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất; có 1 vòng tuần hoàn (cá)
→
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất; có 2 vòng tuần hoàn; máu pha đi nuôi cơ thể (lưỡng cư)
→
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất; tâm thất xuất hiện vách ngăn hụt, có 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha đi nuôi cơ thể (bò sát)
→
Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất; có 2 vòng tuần hoàn; máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể (chim, thú)
So sánh hệ tuần hoàn của: lưỡng cư, bò sát, thú
*Giống nhau: đều có 2 vòng tuần hoàn
*Khác nhau:
-Lưỡng cư: tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), máu nuôi cơ thể là máu pha
-Bò sát: tim 3 ngăn( 2 tâm nhĩ, 1tâm thất) với 1 vách hụt, máu nuôi cơ thể ít bị pha trộn
-Thú: tim 4 ngăn (2 nhĩ, 2thất), máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Lưỡng cư | Bò sát | Thú | |
Đặc điểm hệ tuần hoàn | +Tim có 3 ngăn: -2 tâm nhĩ -1 tâm thất
+Có 2 vòng tuần hoàn. +Máu nuôi cơ thể là máu pha. | +Tim có 3 ngăn: -2 tâm nhĩ -1 tâm thất -Có vách hụt +Có 2 vòng tuần hoàn +Máu nuôi cơ thể là máu ít pha | +Tim có 4 ngăn: -2 tâm nhĩ -2 tâm thất
+Có 2 vòng tuần hoàn +Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi |
-Giống nhau: đều có 2 vòng tuần hoàn
-Khác nhau:
+Lưỡng cư: tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), máu nuôi cơ thể là máu pha
+Bò sát: tim 3 ngăn( 2 tâm nhĩ, 1tâm thất) với 1 vách hụt, máu nuôi cơ thể ít bị pha trộn
+Chim: tim 4 ngăn( 2 nhĩ, 2 thất), máu nuôi cơ thể không bị pha trộn và giàu ôxi
+Thú: tim 4 ngăn (2 nhĩ, 2 thất), máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư?
A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
Đáp án A
Lưỡng cư cố tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha