Những câu hỏi liên quan
CH
Xem chi tiết
BH
22 tháng 2 2018 lúc 21:15

Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.

Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.

Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.

Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.

Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".

Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.

Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi" 

Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương. 

Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.

Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.

Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.

Bình luận (0)
VD
22 tháng 2 2018 lúc 21:01

nhung hom nay bac ko ngu vi bac lo cho cac anh chu bo doi tịt

Bình luận (0)
9Y
Xem chi tiết
TT
9 tháng 9 2018 lúc 22:21

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.

Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ

Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.

Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.

Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
TV
Xem chi tiết
LL
5 tháng 3 2019 lúc 17:03

Đề bài: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

I. Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật anh đội viên - ngôi thứ nhất).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

b. Suy nghĩ của người kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

Ví dụ: Anh đội viên sau đó thức cùng Bác.

II. Bài văn mẫu

Văn mẫu lớp 6

Kể lại câu chuyện đêm nay bác không ngủ bằng văn xuôi mẫu 1

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mẫu 2

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.

Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TP
1 tháng 2 2019 lúc 12:22

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới (chiến dịch Cao – Bắc – Lạng). Trong chiến dịch, Bác Hồ đến thăm đơn vị chúng tôi và nghỉ lại nơi trú quân. Trời lạnh, thêm cơn mưa lâm thâm càng tăng thêm cái lạnh lẽo nơi núi rừng. Chính đêm ấy, tôi đa được chứng kiến vị chủ tịch vĩ đại cuẩ nhân dân trằn trọc thức cả đêm vì lo lắng, săn sóc cho những người chiến sĩ chúng tôi.

Đêm khuya, cảnh vật chìm trong bóng tối, tiếng mưa rơi tí tách trên từng cành cây, ngọn lá. Mọi vật dường như đang say sưa với giấc ngủ sau một ngày dài, cả tôi và những người đồng đội cũng yên giấc ngủ say. Ấy vậy mà khi tôi trở mình tỉnh giấc, lại thấy “người cha già” ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm với những nếp nhăn sâu hơn trên vầng trán rộng. Bác khơi cho đám lửa cháy bùng lên, hơi ấm lan tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người từng người một như sợ chỉ một tiếng động nhỏ sẽ làm cho chúng tôi tỉnh giấc. Bác ân cần săn sóc như người mẹ già chăm lo, yêu thương đàn con nhỏ, sợ chúng bị lạnh, bị ốm đau.

Từng cử chỉ, hành động của Bác càng sưởi ấm trái tim tôi, trong lòng tôi trào lên niềm yêu thương và biết ơn vô hạn, tôi cảm thấy mình được bao bọc, che chở dưới đôi cách rộng lớn tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi buồ hồi, rưng rưng trong niềm xúc động, rồi tôi thì thầm hỏi Bác:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác ân cần nói:
- Chú cứ việc ngủ ngon để ngày mai đi đánh giặc.

Lòng tôi bồn chồn nhưng vẫn nghe theo lời Bác nhắm mắt ngủ. Trong cơn mơ màng, tôi lo Bác bị ốm, mệt mỏi bởi chiến dịch vẫn còn dài, còn nhiều khó khắn, Bác mà ốm thì lấy sức đâu mà chiến đấu với quân thù.

Tôi hốt hoảng, giật mình sau lần thứ ba thức giấc. Bác vẫn ngồi đó, bên bếp lửa hồng đang cháy rực, chòm râu im phăng phắc tựa như pho tượng vậy. Đôi mắt sáng trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn bếp lửa. Lòng tôi đau xót, lo lắng lên tiếng:

- Bác ơi! Bác ngủ đi ạ. Trời sắm sáng mất rồi.

Giọng Bác trầm ngâm vang lên trong không gian:

- Chú cứ ngủ đi, đừng bận tâm về Bác. Ngày mai quân ta phải ra trận, Bác lại không yêu lòng. Bác thương mọi người đêm nay ngủ ngoài rừng, không có tấm chăn, chiếc gối, lại phải lấy lá cây làm chiếu, manh áo mỏng làm chăn. Trời mưa như thế này làm sao mà khỏi ướt, Bác chỉ mòng cho trời sáng mau mau để mọi người đỡ khổ.

Nghe Bác nói, lòng tôi càng thêm yêu quý Bác. Người lo cho chiến sĩ dẫn công, lo cho cuộc chiến dịch ngày mai. Tình thương của Người bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Tôi vui sướng, tự hào vì là một người chiến sĩ dưới lá cờ Tổ quốc. Bác khơi dậy trong tôi tình yêu Tổ quốc, đồng bào, đồng đội. Vậy nên làm sao tôi có thể tiếp tục ngủ yêu trong chiếc chăn ấm áp cạnh ngọn lửa hồng trong khi dân tộc đang chịu bao gian khổ, tôi xin thức luôn cùng Bác. Ngọn lửa lại càng cháy rực như hiểu được lòng tôi, sau một đêm bên cạnh Bác Hồ, tôi càng quyết tâm cùng những đồng đội của mình dành lại đọc lập tự do cho Tổ quốc.

Bình luận (0)
NA
12 tháng 2 2019 lúc 21:22

Ai dó viết bài văn NGẮN đê

Bình luận (0)
MS
Xem chi tiết
TL
23 tháng 4 2018 lúc 19:59

Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên một tầng khái quát lớn, làm cho người đọc thấu hiểu một chân lý đơn giản mà lớn lao, đó là một đêm không ngủ của Bác trên đường ra chiến dịch chỉ là một đêm trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Bác không ngủ vì lo việc nước, vì thương bộ đội, đoàn dân công. Như vậy cho ta thấy phẩm chất lớn lao tuyệt đẹp của Bác đó là một con người suốt đời hi sinh vì nước vì dân, có tấm lòng nhân hậu bao la.

Bình luận (0)
NL
23 tháng 4 2018 lúc 20:10

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh"

Qua khổ thơ trên đã nêu lên một chân lý vô cùng giản dị mà lớn lao. Cái đêm mà Bác không ngủ chỉ là một trong ngàn vạn lần không ngủ của Bác. Bác không ngủ vì Bác lo cho dân, cho nước, Bác lo cho đoàn dân công, cho bộ đội, cho chiến sĩ. Suốt cuộc đời, Bác đã quên mình vì đồng bào, bao năm bôn ba để đưa Tổ quốc đến với nền độc lập tự chủ. Bởi đó là một lẽ thường tình, không thể nào thay đổi rằng Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đồng thời là vị cha già kính yêu của muôn vạn người dân trên đất nước Việt Nam. Đức hi sinh của Bác sẽ mãi được nhân dân ta khắc ghi, lưu truyền mãi đến nhiều đời sau

Bình luận (1)
HA
23 tháng 4 2018 lúc 19:48
https://i.imgur.com/pxJ2Ji3.jpg
Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
H24
29 tháng 3 2018 lúc 21:03

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
ND
7 tháng 11 2016 lúc 22:30

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

 

 

Bình luận (0)
TD
7 tháng 11 2016 lúc 22:36

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

Bình luận (0)
TD
7 tháng 11 2016 lúc 22:38

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
KH

Chào các bạn. Tôi là túi  ni – lông. Tên tôi chắc bạn nào chả biết. Tôi vẫn có trên tay các bạn trong những buổi sáng đến trường: Này là túi xôi sáng, túi bỏng rang hay túi gì khác nữa.  Tôi đấy. Túi ni – lông đấy! Nhưng tôi hận các bạn! Tôi Xin kể câu chuyện buồn của  tôi!

Tôi được sinh ra từ các lò nhựa thủ công hay  từ một công ty lớn nào  cũng chẳng biết. Tôi chỉ biết rằng từ lúc sinh ra, tôi được vận chuyển tới mọi nơi trên khắp chợ quê hay siêu thị. Mới ra lò, tôi xinh đẹp lắm, đủ màu sắc. Anh em chúng tôi đủ kích cỡ  to nhỏ, hình thù khác nhau. Xinh ơi là xinh! Chúng tôi còn được in hoa văn trên áo.  Chúng tôi mặc đủ lọa áo màu xanh đỏ tím vàng. Chúng tôi dịu dàng mỏng tang. Nên các bạn cứ gọi ví tôi: mỏng tang như tờ giấy bóng. Tôi mềm mại dịu dàng trong tay nhưng bà nội trợ những cô bán hàng. Tôi hãnh diện lắm! Vì  tôi đã giúp ích cho đời nhiều vô cùng. Này nhé. Xôi các bạn ăn sáng, để cho xôi mềm và sạch có tôi bao bọc.  Quyển vở  bạn học để cho sạch có tôi bọc cho đỡ mực dây. Tay mẹ bạn đỡ dơ và tanh khi nhặt tôm  có tôi bao quanh. Chả sợ tanh gì cả. Mẹ bạn đi chợ chẳng phải cầm làn, cầm túi, mua bất kì cái gì là  người bán hàng lại lấy tôi ra  để tôi bao bọc cho thứ đó. Về đến nhà: mẹ mua bao nhiêu hàng thì có bấy nhiêu túi. Thích không. Chẳng bù cho ngày xưa các cụ ta: Mua tí cá phải chằm trong mo cau. Mua tí mắm tôm thì gói vào lá chuối khô. Mua tí thịt phải gói trong giấy báo. Đấy bạn ngồi sau xe mẹ sau những buổi tan trường:  Hãy nhìn quanh. Bạn có thấy tôi có mặt mọi nơi không? Tôi treo lủng lẳng những gói hàng trong tay cô gái trẻ. Tôi treo bên hông xe máy, trên móc treo của xe đạp. Ngẩng mặt lên cao, bạn còn thấy tôi bị xé  ra từng mảnh để khâu thành cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. Qua cánh đồng rộng, cứ trắng đồng nhờ có tôi vì bà con nông dân dùng tôi che rét cho mạ. Qua vườn ổi. Tôi treo lủng lẳng trên cành để bọc những quả ổi non cho đỡ ruồi châm. Vậy tôi có ích lắm chứ!

Nhưng tôi hận các bạn lắm! Các bạn vô tâm lắm. Dùng tôi xong các bạn xé tôi, cắt tôi, ném tôi  khắp nơi. Tôi bị bẹp nhép dưới chân các bạn. Tôi vứt vô tội vạ ngay ở cả trong chùa, trong đền, trong nhà văn hóa. Tôi bị ném tứ tung khắp chợ quê. Tôi trắng xóa trên những bãi cỏ xanh trong sân vận động sau một trận đấu bóng đá giao hữu. Mưa xuống. Tôi trôi lềnh bềnh khắp nơi. Gió nổi. Tôi bị gió cuốn đi tứ tung. Mắc cả vào dây điện cao thế, treo trên nóc nhà cao tầng nguy nga. Tôi  bị đày trong nắng. Tất cả những vật gì các bạn không dùng nữa, các bạn cũng lấy tôi bao bọc, rồi ném tôi  ra đường mọt cách hồn nhiên. Dưới nắng hè, thứ kia bốc hơi  ôi thiu nồng nặc. Lúc đó, tôi chỉ muốn ói mửa. Và tôi tự hỏi: "  Tại sao các bạn đối xử với tôi như vậy?"

Tôi buồn lắm! Tôi hận các bạn! Vì thế tôi nằm lì trong đất để làm cho đất bạn cằn cỗi, cây trồng không tốt tươi. Tôi nằm lì trong cống để cống tắc. Cống tắc, nước bẩn dâng lênh láng. Cho các người tha hồ mà chọc, mà đào đường, mà bới móc cống. Đừng hòng tôi ra nhé. Tôi  nổi lềnh bềnh trên sông biển, Tôi mắc vào  lưới các bác thuyền chài. Cá đâu chẳng thấy chỉ thấy túi ni – lông. Bãi biển của bạn xưa kia đẹp thế nay  đầy bóng dáng tôi lẫn trong cát. Ấy đến lúc đâu còn  vẻ đẹp bãi tắm nữa. Ấy chưa kể khi gặp Bà Hỏa  tôi bốc cháy tỏa  mùi, nhả khí độc đến các bạn đấy. Tôi hận vì các bạn đã vứt tôi không đúng chỗ.

Tôi ước  gì tô được quay lại lò nhựa nơi trước kia tôi sinh ra. Tôi lại được khoác bộ áo mới khác. Ước gì ai dùng tôi xong, thu lại một chỗ để tái sử dụng cho việc khác. Tôi mong các bạn đừng ném tôi khắp mọi nơi. Đừng chôn tôi trong đất. Đừng ném tôi xuống ao hồ, sông suối. Hãy bỏ tôi vào  thùng rác  thì tôi đâu hận các bạn.

 

Thôi. Chuyện tôi là vậy. Đó là chuyện buồn của tôi. Tôi mong các bạn hãy biết yêu thương và trân trọng, biết lắng nghe và thấu hiểu cuộc sống mỗi người. Dù là cuộc đời giản dị như tôi thì bạn cũng phải biết và trân trọng tôi. Bạn hãy lắng nghe tôi nói, biết được vai trò của tôi. Bạn đừng vứt bỏ  tôi lung tung, chung tay giữ sạch môi trường thì cuộc sống này tốt đẹp hơn nhiều. Chào bạn

Bình luận (0)
H24
28 tháng 4 2019 lúc 8:06

    Xin chào tất cả các bạn , mình xin tự giới thiệu mình là tuie ni-lông . Tuy tôi nhỏ bé và mong manh thế này thôi nhưng tôi làm được rất nhiều việc đấy : Tôi dùng để đựng thức ăn , đựng hoa quả . Nhưng tôi  có một số chuyện buồn muốn kể cho các bạn nghe

    Tôi có nhiều lợi ích như thế mà con người lại không trân trong tôi , coi tôi như rác thải . Sau khi họ dùng tôi xong họ quẳng tôi vào xọt rác . Có những người còn vứt tôi ra lòng đường , xe cộ đi lại dường như không thèm để ý tới tôi . Họ lấn qua lấn lại trên người tôi  . Ôi ! thật đáng sợ . Tôi rõ ràng được sinh ra trong một nhà máy to và đẹp như thế này cơ mà . Ngoài ra tôi còn rất thân thiện với mọi người , tôi thường theo chân các bác nông dân đi vào vườn ổi rộng lớn nhưng rồi qua một thời gian thì họ lại vứt tôi đi nơi khác . Tôi lại theo chị gió bay qua miền đất mới . 

     Rồi tôi rơi xuống một vườn cỏ , có mấy đứa trẻ con đi ngang qua thấy tôi . chúng nhấc tôi lên . Tôi cứ tưởng chúng rất thích tôi nhưng tôi đã lầm , chúng thổi phồng tôi lên rồi dập mạnh vào người tôi làm tôi phát ra một tiếng động rất to . Sau khi tôi phát ra tiếng động , chúng rất khoái trí nhưng sau khi phất hiện ra tôi đã bị rách chúng lại chán nản và lại một lần nữa vứt tôi đi . 

     Tôi hận tất cả những người đã vứt tôi . Sao trên trái đất này lại có nhũng người vô tâm như thế chứ . Tôi mong các bạn không phải là một trong những người vô tam như vây . Xin hãy trân trọng mọi thứ xung quanh ta .

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
HS
12 tháng 10 2016 lúc 10:04

A.Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai LíThông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

B:

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.
Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.
Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
– Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
– Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:
– Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
– Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
– Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.
Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.
Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.
Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
– Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.
Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nó còn nói:
– Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!
Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.
Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.

  


 

Bình luận (0)
ND
7 tháng 11 2016 lúc 15:38

a) Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

 

Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

 



@Hà Thùy Dương

Bình luận (0)