Tham khảo:
Bài làm:
Giờ ra chơi ở trường em thật nhộn nhịp. Sân trường như bừng tỉnh sau những giờ học căng thẳng, rộn ràng như một bức tranh sống động. Những chiếc lá trên cành cây vui vẻ đung đưa, như đang cùng học sinh reo hò. Từng tốp học sinh chạy nhảy, trò chuyện ríu rít, làm sân trường rộn rã hẳn lên. Tiếng trống trường vang lên thùng thình, thôi thúc các bạn quay trở lại lớp.
Các biện pháp nhân hóa, so sánh, từ láy và từ đơn là:
Nhân hóa: "Những chiếc lá trên cành cây vui vẻ đung đưa" (lá được nhân hóa như con người vui vẻ)
So sánh: "Sân trường như bừng tỉnh... như một bức tranh sống động" (so sánh sân trường với bức tranh sống động).
Từ láy: "ríu rít," "rộn ràng," "thùng thình."
Từ đơn: "lá," "sân," "cây," "trống."
em hãy viết bài văn tả cảnh sân trường giờ ra chơi (ko chép mạng )
Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.
Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.
Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.
Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.
Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.
Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.
Tham khảo nhé!
Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.
Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.
Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.
Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.
Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.
Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.
Gõ vai hỏi nhỏ mấy cậu học sinh đang tung tăng đến trường, hỏi các cậu thích nhất lúc này ở trường. Mấy cậu bé tinh nghịch nghiêng đầu nhìn tôi, cười cười rồi đồng thanh đáp "em thích giờ ra chơi nhất". Đúng vậy, có lẽ đời học sinh ai cũng rất yêu mỗi giờ ra chơi
Sau cả 2 tiết học dài, giờ ra chơi chính là thời khắc mà các em học sinh mong đợi nhất. 4 hồi trống vừa dứt, không khí nghiêm túc trong các lớp học lần lượt thay bằng những tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ. Từng tốp học sinh chạy ra khỏi lớp như ong vỡ tổ, níu vai níu áo nhau ầm ĩ, rộn ràng. Sân trường đang vắng vẻ chỉ trong vài phút đã đông nghịt từng tốp học sinh quây lại với nhau. Trên bầu trời, mặt trời cũng cười lớn, để lọt những tia nắng chói chang xuống trần gian. những sợi nắng vàng nô đùa trên vai áo, trên mái tóc những cô bé, cậu bé đang tròn xoe mắt, miệng hò hét nô đùa. Ở góc này, dưới gốc cây bàng, một cô bé mái tóc tết bím cài hoa đang ngồi đọc câu truyện còn dở. Cậu bé ngồi bên cạnh không ngừng ngó ngoáy, mân mê chiếc ô tô nhỏ trong tay, miệng không ngừng bắt chước tiếng động cơ ô tô chạy. Trước mặt chúng, một tốp các bạn gái đang chơi nhảy dây. Từng đứa nhảy qua sợi dây chun không ngừng cao lên. Có đứa nhảy qua, có đứa ngã, có đứa khóc, có đứa cười trông thật đáng yêu. Phía bên này, mấy bé trai đang chơi cảnh sát bắt cướp. Có đứa bị bắt, không phục vẫn quay lại tranh cãi với bạn mình, rồi tranh thủ thời cơ chạy mất. Chúng rượt đuổi nhau, cố kéo, cố bắt lấy vạt áo của đối phương. Tiếng cười lẫn vào tiếng hét hòa với tiếng gió tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Gần đó, mấy đứa trẻ khác chơi bịt mắt bắt dê, cá sấu lên bờ,... đủ các trò khác nhau. Bục sân khấu trở thành bờ cho lũ trẻ, khăn đỏ trở thành miếng vải bịt mặt,... Bằng sự ngây thơ của chúng, chúng biến mọi thứ xung quanh thành trò chơi cho chúng vui đùa. Tất cả đều như quên đi mọi sự mệt mỏi, lấy lại hoàn toàn sức lực cho những tiết học tiếp theo.
Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài mãi, nhưng chẳng mấy chốc, hồi trống lại vang lên, những chú chim nhỏ lại ngoan ngoãn xếp hàng vào lớp. Tiết học mới lại bắt đầu trả lại sự yên tĩnh cho sân trường. Sự yên tĩnh ấy cũng sẽ chẳng bao lâu nữa, khi hồi trống tiếp theo lại vang lên, sự náo nhiệt lại lấn át. Sự yên tĩnh ấy như chỉ chờ đợi một niềm vui mới lại sắp ài ra rạng rỡ mà thôi.
viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển
Trời tảng sáng. Tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới đã đến. Xa xa, từng vệt nắng màu đào đang dần dần hiện rõ. Ông mặt trời từ từ nhô lên phía cuối đường chân trời. Từng tia nắng sớm tỏa ra bốn phía. Làn sương mỏng bao quanh làng tan biến dần, thay vào đó là cái ấm áp của nắng. Nắng chiếu xuống cánh đồng lúa vàng ươm, trĩu bông khiến cho nó như được dát thêm một lớp mật vàng sánh đậm. Bầu trời trong, sáng hẳn lên. Tiếng chim hót râm ran trong khu vườn ven sông, tiếng ong bướm đuổi nhau trên những bông hoa chớm nở, tiếng mọi người xôn xao rủ nhau ra đồng tạo nên một bản nhạc bình yên của buổi sớm mùa hạ. Trên những luống rau xanh còn đọng lại hạt sương sớm, long lanh như hạt ngọc, đang phản chiếu màu của nắng, lấp lánh như sắc cầu vồng. Ông mặt trời đã thức giấc. Một ngày mới bắt đầu.
Thiên nhiên vốn có nhiều cảnh đẹp, nhưng có lẽ hình ảnh mặt trời mọc trên biển Nha Trang để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi, vài tia nắng ló dạng đón chào ngày mới.
Mặt trời thức giấc sau một đêm dài, dần dần nhô lên. Ôi đẹp làm sao, mặt trời như “lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Giữa nên trời trong xanh, gió hiu hiu nhẹ, nước biển ửng hồng, hình ảnh mặt trời góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tráng lệ. Vài cánh chim trời chao qua, chao lại như một nét chấm phá cho bức tranh về vẻ nên thơ.
Thật hạnh phúc khi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc, từ đó em càng cảm thấy yêu mến thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Hè vừa qua em được mẹ cho đi biển. Sau những ngày bão chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.Gió thổi lồng lộng quét sạch tàn dư của bóng đêm. Vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Thoáng chốc ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Khung cảnh mặt trời mọc đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng đẹp không bao giờ quên.
Bạn có thể tham khảo !!! Đây ko phk mik tự viết
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1 : Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 : Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên và phân loại chúng?
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về hình ảnh cánh buồm trắng?.
Câu 4 : Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 1: 7-5
Câu 2:
Trầm ngâm (láy vần)
Thầm thì (láy âm)
Câu 3: Hình ảnh những cánh buồm trắng là hình tượng thể hiện cho ước mơ, cho khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ. Đó là cánh thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.
Câu 4: Biện pháp ẩn dụ
Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.Gửi bạn nhé
Kiến đang leo trên cành cây thì sẩy chân rơi xuống suối. Kiến cố hết sức bơi vào bờ. Bồ Câu gặp cảnh đó liền động lòng thương, ngậm cọng cỏ thả xuống nước cho Kiến leo lên. Lát sau, một người đi săn giương cung định bắn bồ câu. Kiến vội vàng cắn vào gót chân thợ săn. Thợ săn đau điếng, quay cổ lại. Thấy động, bồ câu vỗ cánh bay.
(Phỏng theo Ngụ ngôn La-phông-ten)
Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình sau khi đọc câu chuyện trên.
Bồ câu là tấm gương điển hình tốt bụng để chúng ta học tập sau cây chuyển" Kiến và Bồ Câu". Câu chuyển kể về Kiến bị rơi xuống dòng nước,trôi lập lờ tuy gắng sức vùng vẫy nhưng không thể bơi vào bờ được. Nhờ lòng nhân hậu của mình Bồ Câu đã ngắt cành cỏ ném xuống nước để giúp Kiến bơi vào bờ. Đó là một hành động cao cả. Và một hành động đẹp của Kiến: giúp đỡ lại Bồ Câu khi bị ng thợ săn bắt..Câu chuyện đã khuyên răn chúng ta cần biết ơn và đền đáp công ơn với những người đã giúp đỡ ta khi khó khăn, hoạn nạn. Bởi đó là phẩm chất tốt đẹp của con ng Việt Nam..
Trong truyện Truyền thuyết "Thánh Gióng" có chi tiết:
"[...] từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé..."
Trong truyện Cổ tích "Thạch Sanh" lại có sự việc:
"Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy"
a) Hai chi tiết trên có điềm gì giống nhau và khác nhau về nghệ thuật và nội dung?
b) Cảm nhận của em về hai chi tiết trên?
Nội dung đoạn 1: Nhân dân Việt Nam sao mà đoàn kết và hùng mạnh đến thế. Trên tinh thần yêu nước nồng nàn và mãnh liệt. Mọi người cũng như các vị anh hùng đã chiến đấu hết mình. Họ cố gắng giữ bình yên và độc lập cho dân tộc. Một tình yêu Tổ quốc phi thường đã giúp họ vượt qua khó khăn và dẹp tan lũ giặc ngoại xâm. Mỗi cá nhân đều cống hiến hết mình cho một tập thể, vì thế mà đội quân ta mạnh mẽ và thông minh.
Nội dung đoạn 2: Đoạn văn trên cho thấy Thách Sanh là một người tài giỏi và rộng lượng. Chàng đã dùng tiếng đàn để chiến đấu và dùng niêu cơm để giảng hòa một cách khôn khéo. Qua nhân vật Thạch Sanh, em học được rằng: sống phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, phải tôn trọng nhau, đã hứa việc gì thì phải làm cho bằng được, đừng nên tham lam của người khác vì sẽ nhận hậu quả khôn lường.
Viết đoạn văn ngắn, 3-5 câu, tả lại không khí giờ chào cờ trên sân trường, trong đoạn văn có sử dụng một hình ảnh ẩn dụ
Tùng..tùng....tùng. Tiếng trống vang lên, những búp măng non ùa ra sân. Nào là chơi bi, chơi cầu, đuổi bắt. Thật là vui
Bài tập 1: Thống kê những văn bản mà em đã học từ tuần 20,21,22,23 theo bảng sau:
Số TT | Tên văn bản | Tác giả | Phương thức biểu đạt | Nhân vật chính | Phép tu từ có sử dụng |
|
|
|
|
|
|
Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng.
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
b. Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
(Đi thuyền trên sông Đáy- Bác Hồ)
c. Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Ông đồ- Vũ Đình Liên.)
d. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ tết-Đoàn Văn Cừ)
a) Ẩn dụ : mặt trời trong lăng rất đỏ
Hình ảnh Mặt trời trong câu thơ thứ hai là một câu ẩn dụ.Tác giả đã dùng từ Mặt trời để chỉ Bác Hồ-vị lãnh tụ của dân tộc.Người soi sáng dẫn đường chỉ đổi cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nè lệ tối tăm đi tới tương lai độc lập ,tự do,hạnh phúc.với nghệ thuật ẩn dụ trên đã thể hiện được lòng kính yêu,sự biết ơn,niềm tự hào của nhà thờ.
b) So sánh "dòng sông lặng ngắt" với (lặng) "như tờ"
Phép so sánh : "lặng ngắt như tờ " làm nổi bật được không gian êm đềm tĩnh lặng, im ắng của một vùng sông nước vào khuya (Bác Hồ sáng tác bài thơ này khi đang "Đi thuyền trên sông Đáy") đầy trữ tình, lãng mạn và sinh động với cảnh "sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"
c) Nhân hóa : nghiên sầu
Sử dụng phép nhân hóa "nghiên sầu" dùng để diễn tả cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả những vật vô tri vô giác
d)
- So sánh: Sương trắng so sánh với giọt sữa. Hiệu quả:
+ Tạo sự sinh động cho hình ảnh.
+ Nhấn mạnh dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.
- Nhân hóa: : Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên, làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
- Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh”: ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.
=> Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…
Tham khảo:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
- Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi
2. Vượt thác – Võ Quảng
- Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
- Phương thức biểu đạt: miêu tả
- Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người
4. Lượm – Tố Hữu
- Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp
- Thể thơ: thơ bốn chữ
- Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)
- Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào
- Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)
- Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
6. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : miêu tả + thuyết minh
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
- Từ ngữ : gợi hình, chính xác
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
7. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
- Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương
- Nhân vật trung tâm : người anh
- Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh kể )
- Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa
- Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật
- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
9. Cô Tô – Nguyễn Tuân
a) Nghệ thuật :
- Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ
- Từ ngữ : giàu tính sáng tạo
b) Ý nghĩa văn bản :
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
10. Hướng dẫn đọc thêm : LÒNG YÊU NƯỚC – I. Ê-ren-bua
a) Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình
- Phương thức biểu đạt : miêu tả + biểu cảm
- Miêu tả : tinh tế, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
- Biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc
- Lập luận : lô-gíc và chặt chẽ
b) Ý nghĩa văn bản :
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.
11. Lao xao – Duy Khán
a) Nghệ thuật :
- Miêu tả : tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian : đồng dao, thành ngữ
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …
- Lời văn : giàu hình ảnh
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước,
12. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan )
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Nêu số liệu cụ thể
- Sử dụng phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
13. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Xi-át-tơn
a) Nghệ thuật :
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.
- Ngôn ngữ : biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mãnh đất quê hương – nguồn sống của con người.
- Khắc họa cuộc sống thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ
b) Ý nghĩa văn bản :
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
14. Động Phong Nha – Trần Hoàng
a) Nghệ thuật :
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học
- Miêu tả sinh động, từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha
b) Ý nghĩa văn bản :
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.