Dùng thêm 1 hóa chất duy nhất nhận biết các chất: FeSO4,FeCl3,MgSO4,AlCl3,CuSO4,...
Dùng thêm 1 hóa chất duy nhất nhận biết các chất: FeSO4,FeCl3,MgSO4,AlCl3,CuSO4,...
Cho mk sủa lại nhé
Dùng thêm NaOH, trích từng mẫu thử, cho từ từ NaOH đến dư vào các mẫu, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng xanh, để lâu ngoài không khí kết tủa hóa nâu nỏ là mẫu của FeSO4, mẫu nào cho kết tủa màu nâu đỏ là FeCl3, mẫu nào cho kết tủa trắng, ko bị tan đi khi NaOH dư là mẫu của MgSO4, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa tan khi NaOH dư là mẫu của AlCl3, mẫu nào xuất hiện kết tủa xanh lơ là mẫu của CuSO4
-Trộn các chất theo từng cặp thu được hỗn hợp NaOH và p.p (không đc viết tắt vầy đâu) có màu hồng.
-Cho 2 chất còn lại vào dung dịch vừa thu: HCl làm dung dịch mất màu hồng thu được hỗn hợp HCl, p.p, NaCl (gọi là A) còn lại là NaCl
-Cho 2 chất chưa biết vào A nếu A hóa hồng trở lại là NaOH (vì trong A vốn đã có p.p) còn lại là p.p
*Lưu ý: ở bước 2 phải là cho 2 mẫu vào dung dịch hồng chứ không được cho dung dịch hồng vào 2 mẫu vì ta chưa biết đc cụ thể số mol các chất nên có thể NaOH dư và dung dịch vẫn màu hồng. Tất nhiên phải nhỏ từ từ HCl tới khi dung dịch mất màu hoàn toàn vì không thể biết được dung dịch nhạt màu thế nào (dung dịch p.p có thể khiến dung dịch loãng ra mà).
Mình phải giải thích kĩ vì bài này mà trong đề có thể là điểm quyết định trong khi thi, lần đầu làm thì phải có kĩ năng tư duy khá tốt mới làm được nên nhiều khi hơn kém nhau ở bài này đấy. Mà biết làm nhưng trình bày sai là cũng bị trừ khá đau đấy
Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:
K 2 C O 3 , N H 4 2 S O 4 , M g S O 4 , A l 2 S O 4 2 , F e C l 3
A. A g N O 3
B. B a C l 2
C. HCl
D. NaOH
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.
- Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là N H 4 2 S O 4
2 N a O H + N H 4 2 S O 4 → N a 2 S O 4 + 2 N H 3 + 2 H 2 O
- Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là M g S O 4 :
M g S O 4 + 2 N a O H → N a 2 S O 4 + M g O H 2
- Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là A l 2 S O 4 3
6 N a O H + A l 2 S O 4 3 → 2 A l O H 3 + 3 N a 2 S O 4
N a O H + A l O H 3 → N a A l O 2 + 2 H 2 O
- Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là F e C l 3 :
F e C l 3 + 3 N a O H → F e O H 3 + 3 N a C l
- Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K 2 C O 3 .
⇒ Chọn D.
Chỉ dùng không khí và 1 hóa chất tự chọn hay nhận biết 6 dung dịch: KOH, MgSO4, FeSO4, NH4Cl, BaCl2 đựng trong các lọ mất nhãn
Trích mẫu thử
Cho dung dịch NaOH vào mẫu thử
- mẫu thử tạo kết tủa trắng là $MgSO_4$
$MgSO_4 + 2NaOH \to Mg(OH)_2 + Na_2SO_4$
- mẫu thử tạo kết tủa trắng xanh là $FeSO_4$
$FeSO_4 + 2NaOH \to Fe(OH)_2 + Na_2SO_4$
- mẫu thử tạo khí mùi khai là $NH_4Cl$
$NH_4Cl + NaOH \to NaCl + NH_3 + H_2O$
Cho $NH_4Cl$ vào hai mẫu thử còn :
- mẫu thử tạo khí mùi khai là $NH_4Cl$
- mẫu thử không hiện tượng là $BaCl_2$
Nhận biết các chất sau:
a)NH4NO3,MgCl2,NaOH,FeCl3
b)AlCl3,MgSO4,HCl,H2SO4
c)BaCl2,NaNO3,KCl,H2SO4
d)Cu(NO3)2,HCl,FeSO4,MgCl2
a. Trích mẫu thử và dánh STT
Cho dd NaOH vào 4 ống nghiệm đựng dd
+ Tạo khí có mùi khai là \(NH_4NO_3\)
\(NaOH+NH_4NO_3\rightarrow NaNO_3+NH_3\uparrow+H_2O\)
mùi khai
+ Tạo kết tủa tráng là dd \(MgCl_2\)
\(MgCl_2+2NaOH\rightarrow2NaCl+Mg\left(OH\right)_2\downarrow\)
trắng
+ Tạo kết tủa màu nâu đỏ là dd \(FeCl_3\)
\(FeCl_3+3NaOH\rightarrow3NaCl+Fe\left(OH\right)_3\downarrow\)
nâu đỏ
+ Không có hiện tượng gì là NaOH
b . Trích mẫu thử và đánh STT
Cho quỳ tím vào 4 lọ dd
+ Hóa đỏ là HCl và \(H_2SO_4\) (N1)
+ Không hiện tượng gì là \(AlCl_3\) và \(MgSO_4\) (N2)
Cho dd \(BaCl_2\) vào cả 2 nhóm (N1) và (N2)
+ Tạo kết tủa trắng thì chất ở (N1) là \(H_2SO_4\) Chất ở (N2) là \(MgSO_4\)
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
trắng
\(BaCl_2+MgSO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+MgCl_2\)
trắng
+Không có hiện tượng gì thì chất ở (N1) là HCl . Chất ở (N2 ) là \(AlCl_3\)
c . Trích mẫu thử và đánh STT
Cho quỳ tím vào 4 lọ dd
+Hóa đỏ là \(H_2SO_4\)
+ Không hiện tượng gì là \(BaCl_2;NaNO_3;KCl\)
Cho dd \(H_2SO_4\) vừa nhận biết được vào 3 lọ dd không hiện tượng
+ Tạo kết tủa trắng là \(BaCl_2\)
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
trắng
+ Không có hiện tượng gì là \(NaNO_3;KCl\)
Cho dd \(AgNO_3\) vào 2 lọ dd không hiện tượng trên
+ Tạo kết tủa trắng là dd KCl
\(AgNO_3+KCl\rightarrow KNO_3+AgCl\downarrow\)
trắng
+ Không hiện tượng gì là \(NaNO_3\)
d . Trích mẫu thử và đánh STT
Cho Na vào 4 lọ dd
+ Tạo bọt khí sau có kết tủa màu xanh là dd \(Cu\left(NO_3\right)_2\)
\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\uparrow\)
\(Cu\left(NO_3\right)_2+2NaOH\rightarrow2NaNO_3+Cu\left(OH\right)_2\downarrow\)
xanh
+ Tạo bọt khí là dd HCl
\(2Na+2HCl\rightarrow2NaCl+H_2\uparrow\)
+ Tạo bọt khí sau đó tạo kết tủa trắng xanh hóa nâu ngoài không khí là dd \(FeSO_4\)
\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\uparrow\)
\(2NaOH+FeSO_4\rightarrow Fe\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\)
trắng xanh
\(4Fe\left(OH\right)_2+O_2+2H_2O\rightarrow4Fe\left(OH\right)_3\)
nâu đỏ
+ Tạo bọt khí sau đó tạo kết tủa trắng là dd \(MgCl_2\)
\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\uparrow\)
\(2NaOH+MgCl_2\rightarrow2NaCl+Mg\left(OH\right)_2\downarrow\)
trắng
Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: (NH4)2SO4, AlCl3, FeCl3, CuCl2, ZnCl2?
A. dung dịch NH3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch Ba(OH)2
D. dung dịch Ca(OH)2
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Cho dung dịch NH3 dư lần lượt vào các dung dịch trên ta có:
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AlCl3
AlCl3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì đó là FeCl3
FeCl3+ 3NH3+ 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4Cl
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa xanh lam sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch xanh thẫm thì đó là CuCl2
CuCl2+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Cu(OH)2+ 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
-Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan trong NH3 dư tạo dung dịch trong suốt thì đó là ZnCl2
ZnCl2+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl
Zn(OH)2+ 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Chỉ dùng thêm 1 hóa chất thử em hãy nhận biết các các dung dịch mất nhãn sau:
1. AgNO3, Na2CO3, KNO3.
2. BaCl2, K2SO3, NaCl.
3. HCl, H2SO4, Ba(OH)2, NaCl, K2SO4.
4. NH4NO3, (NH4)2SO4, NaCl, Na2SO4.
5. NH4Cl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2, NaCl.
1. Cho HNO3 tác dụng với từng chất:
- Có tác dụng -> Na2CO3
- Không tác dụng -> AgNO3, KNO3
Cho từng chất tác dụng với Na2CO3 vừa nhận biết được:
- Có tác dụng -> AgNO3
- Không tác dụng -> KNO3
2. Cho H2SO4 tác dụng với từng chất:
- Có tác dụng:
+ Kết tủa trắng -> BaCl2
+ Có khí không màu, mùi hắc thoát ra -> K2SO3
- Không tác dụng -> NaCl
3. Cho thử quỳ tím:
- Đổi màu xanh -> Ba(OH)2
- Đổi màu đỏ -> HCl, H2SO4 (1)
- Không đổi màu -> NaCl, K2SO3 (2)
Cho từng chất (1) tác dụng với từng chất (2), có 2 cặp chất tác dụng với nhau:
- HCl và K2SO4
- NaCl và H2SO4
Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. Ba(NO3)
D. AgNO3
Đáp án B
MgCl2 +Ba(OH)2 →Mg(OH)2 + BaCl2
FeCl2 +Ba(OH)2 →Fe(OH)2 + BaCl2
2FeCl3 +3Ba(OH)2 →2Fe(OH)3 + 3BaCl2
2AlCl3 +3Ba(OH)2 →2Al(OH)3 + 3BaCl2
2NH4Cl + Ba(OH)2 → 2NH3 + 2H2O + BaCl2
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →2NH3 + 2H2O + BaSO4
Nhận biết các chất sau chỉ bằng 1 hóa chất tự chọn:
a,4dd:MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
b,4dd:Na2SO4,H2SO4,MgSO4,Na2CO3
c,6dd:KOH,FeCl3,MgSO4,NH4Cl,FeSO4,BaCl2
d,4dd:HCl,HNO3,H2SO4,H3PO4
e,Các chất rắn:Na,MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
f,Các dd:BaCl2,NaCl,Na2SO4,HCl
g,Các dd:NaCl,NaOH,MgSO4,BaCl2
h,NH4NO3,NaNO3,NaHCO3,(NH4)2SO4,FeCl2,FeCl3
i,(Chỉ dùng 1 kim loại):NH4Cl,(NH4)2SO4,NaNO3,MgCl2,FeCl2,FeCL3,Al(NO3)3
Cô gợi ý các câu nhé
a. Cho dd NaOH vào các ống nghiệm thì đều thu được kết tủa. Kết tủa có màu sắc khác nhau. Dùng màu sắc kết tủa để nhận biết.
b. Dùng quỳ tím nhận được H2SO4. Cho H2SO4 tác dụng với các dung dịch còn lại thì nhận được Na2CO3 (có khí thoát ra). Cho Na2CO3 tác dụng với 2 dd còn lại thì nhận biết được MgSO4 (xuất hiện kết tủa không tan là MgCO3).
c. Dùng quỳ tím thì nhận biết được KOH. Cho KOH tác dụng với 5 dd còn lại. Hiện tượng lần lượt là FeCl3 (kết tủa nâu đỏ) ,MgSO4 (kết tủa trắng),NH4Cl (dung dịch trong, đun nhẹ thì có khí mùi khí thoát ra) ,FeSO4 (kết tủa trắng xanh, để lâu trong không khí hoá nâu đỏ), BaCl2 (dung dịch trong).
d,4dd:HCl,HNO3,H2SO4,H3PO4
Cho kim loại Ag tác dụng với 4 dd axit thì nhận biết được HNO3 (hoà tan Ag, có khí nâu đỏ thoát ra), 3 dd còn lại không tác dụng. Lấy dung dịch Ag tan trong HNO3 (chứa AgNO3) nhỏ vào 3 dd axit còn lại. Nhận biết các chất dựa vào màu kết tủa.
e,Các chất rắn:Na,MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
Hoà tan chất rắn vào nước, nhận biết được được Na (có khí thoát ra, tạo thành dd NaOH). Cho dd NaOH tác dụng đến dư với các chất còn lại thì thu được hiện tượng: MgCl2 (kết tủa trắng), FeCl2( kết tủa trắng xanh, để lâu thì hoá nâu đỏ), FeCl3(kết tủa nâu đỏ), AlCl3( kết tủa trắng keo, sau đó tan dần, dung dịch trong suốt).
f,Các dd:BaCl2,NaCl,Na2SO4,HCl
Cho dd Na2CO3 tác dụng với 4 dd, nhận biết được BaCl2(kết tủa trắng), HCl (khí thoát ra). Dùng BaCl2 nhận biết được Na2SO4 (kết tủa trắng).
g,Các dd:NaCl,NaOH,MgSO4,BaCl2
Dùng quỳ tím nhận NaOH. Dùng NaOH nhận MgSO4. Dùng MgSO4 nhận BaCl2.
h,NH4NO3,NaNO3,NaHCO3,(NH4)2SO4,FeCl2,FeCl3
Cho Ba(OH)2 tác dụng với các dd và đun nóng nhẹ. Hiện tượng thu được như sau: NH4NO3 (khí mùi khai thoát ra); NaNO3 (ko hiện tượng), NaHCO3 (kết tủa trắng), (NH4)2SO4 (vừa có khí mùi khai, có kết tủa trắng); FeCl2 (kết tủa trắng xanh, đễ hoá nâu đỏ); FeCl3 (kết tủa nâu đỏ)
i,(Chỉ dùng 1 kim loại):NH4Cl,(NH4)2SO4,NaNO3,MgCl2,FeCl2,FeCL3,Al(NO3)3
Dùng kim loại Ba. Tương tự như câu h.
Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. NaOH dư.
B. AgNO3.
C. Na2SO4.
D. HCl.