Những câu hỏi liên quan
HK
Xem chi tiết
NL
1 tháng 12 2016 lúc 21:04

Điều kiện tự nhiên:

+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...

+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.

- Kinh tế:

+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.

+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.

- Về xã hôi:

+ Phương Đông có 3 giai cấp:

_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.

_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.

_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.

+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:

_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.

_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.

- Về chính trị:

+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.

+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.

Bình luận (0)
NL
1 tháng 12 2016 lúc 21:04

tick nha

Bình luận (0)
MT
29 tháng 10 2017 lúc 18:12

ban nguyen tung lam sai roi

phương đông nge nghiệp là: trong trot, chan nuôi và làm gốm, thuy loi

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
BT
12 tháng 10 2016 lúc 21:54

1.Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN)

Ở Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành. Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện

Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính. Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc về ngư­ời đứng đầu nhà nư­ớc và thư­ờng được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương. Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó. Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt động xét xử đã cao hơn. Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể. Ví dụ: ở La mã (thời kì cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ.

 

Bình luận (0)
ND
12 tháng 10 2016 lúc 23:32

Câu 1: Trả lời:

Sự giống nhau
- Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được 
- Xã hội hình thành ba giai cấp: giai cấp chủ nô (gồm các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc, liên minh bộ lạc; những thương nhân tích lũy được nhiều của cải và bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế; những tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dân; một số ít là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất đã dần dần giàu lên); giai cấp nông dân, thị dân nghèo, họ có chút ít tài sản; giai cấp nô lệ (tù binh chiến tranh và nông dân, thị dân nghèo bị phá sản). - Những lợi ích căn bản giữa chủ nô và nô lệ đối lập nhau, vì thế mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt tới mức không thể điều hòa được., đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. - Đặc trưng của Nhà nước: + Thống trị dân cư theo khu vực hành chính, đập tan cơ sở huyết thống của xã hội thị tộc; + Hình thành bộ máy quyền lực công cộng, một bộ máy quan liêu ở trung ương và ở địa phương, một lực lượng quân sự to lớn để trấn áp nhân dân và tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc chống xâm lược. - Các chức năng của Nhà nước : gồm 2 chức năng cơ bản + Chức năng đối nội: Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ: Chế độ sở hữu của chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với nô lệ - là cơ sở tồn tại của xã hội Chiếm hữu nô lệ (CHNL). Vì vậy, đây là chức năng đặc trưng, thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của Nhà nước chủ nô. Nhà nước thừa nhận ở mọi lúc mọi nơi quyền sở hữu tuyệt đối của chủ nô và tình trạng vô quyền của nô lệ, công khai sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và hoàn thiện chế độ sở hữu này. Nhà nước thông qua pháp luật để “chính thức hóa” quyền lực vô hạn của chủ nô đối với nô lệ và gia đình của họ. Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớp bị bóc lột khác : Mọi sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo đều bị Nhà nước chiếm hữu nô lệ (NNCHNL) đàn áp bằng các biện pháp bạo lực, đây là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của các NNCHNL. Nhà nước sử dụng rộng rãi bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để đàn áp dã man những cuộc khởi nghĩa của nô lệ cũng như mọi sự phản kháng. Bên cạnh trấn áp bằng bạo lực, NNCHNL còn trấn áp cả về tinh thần đối với nô lệ và dân nghèo bằng công cụ Thần quyền. Chức năng kinh tế - xã hội : NNCHNL đứng ra giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu như xây dựng đường sá, cầu cống, phân chia đất đai, điều chỉnh giá cả thị trường, đề ra các chính sách kinh tế, ngoại giao, xây dựng và quản lí các công trình thủy lợi ( ở phương Đông ) 
+ Chức năng đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược : Chiến tranh là phương tiện tốt nhất để thực hiện mục đích của giai cấp chủ nô là làm giàu nhanh chóng bằng tài sản cướp bóc được và bằng việc biến các tù binh thành nô lệ. Vì vậy đây là chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước CHNL. Điển hình của việc thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến là nhà nước La Mã cổ đại. Từ thế kỉ V đến thế kỉ III TCN nhà nước La Mã không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh qui mô lớn thôn tính và cướp bóc các quốc gia khác, kết quả là La Mã trở thành đế chế hùng mạnh nhất châu Âu thời bấy giờ. Chiến tranh xâm lược làm cho quan hệ giữa các nhà nước chủ nô luôn trong tình trạng căng thẳng và là nhân tố làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, là nguyên nhân bùng nổ nhiều cuộc khởi 
Bình luận (1)
ND
12 tháng 10 2016 lúc 23:34

Câu 2: Trả lời:

Khỏang thiên niên kỉ IV trước Công nguyên (TCN), trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, công cụ bằng kim loại xuất hiện, báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và bình minh của thời đại văn minh mà ở đó xuất hiện sự tư hữu, sự bóc lột, thống trị của thiểu số quý tộc đối với đa số thành viên công xã và nô lệ. Cũng nơi đây, cư dân phương Đông đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình.

Tuy ở mỗi nơi, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế mà trong đó vùa là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
DT
21 tháng 11 2021 lúc 12:16

Tham khảo:

Câu 1:

* Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước,quyết chiến,quyết thắng của nhân dân ta.
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
* Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống:
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
- Độc lập được giữ vững.
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
- Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.

 

Bình luận (0)
DT
21 tháng 11 2021 lúc 12:17

Câu 2:

- Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.


 

Bình luận (0)
NK
21 tháng 11 2021 lúc 12:17

Tham khảo:

11.*Diễn biến: Quân địch: Chờ không thấy quân thủy quách Qùy liều mạng tấn công sang bờ Nam =>Thất bại, quay về bờ Bắc, phòng thủ => đêm đêm nghe đọc, thinh thần mệt mỏi, chán nản. Quân ta: Kịp thời phản công, mãnh liệt đẩy lùi giặc về phía Bờ Bắc => Cho lính đọc bài: “Nam Quốc Sơn Hà”=> Cuối xuân 1077, phản công sang bờ Bắc, tiêu diệt giặc => Chủ động giảng hòa, kết thúc chiến tranh.

 *Ý nghĩa: Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống Bảo vệ nền độc lập, tự chủ.

2.

-Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
8 tháng 4 2017 lúc 4:14

Đáp án A

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
26 tháng 8 2019 lúc 11:03

Từ đầu thế kỉ XIX dến đầu thế kỉ XX, văn học ở các phương Đông và phương Tây có đặc điểm khác nhau sau:

 - Phương Đông: văn học có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do

- Phương Tây: trong hoàn cảnh giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm lược, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Các nhà thơ, nhà văn đã phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
YC
Xem chi tiết
KS
6 tháng 10 2021 lúc 10:27

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

Xã hội phong kiến phương Tây:
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
AA
24 tháng 10 2016 lúc 19:21

mik cũng oho

Bình luận (0)
ND
25 tháng 10 2016 lúc 20:37

mình bị oho

Bình luận (0)
YI
Xem chi tiết
NG
28 tháng 10 2021 lúc 10:28

Đặc điểm chung của nền sản xuất phong kiến ở phương Đông và phương Tây làSản xuất nông nghiệp đóng kín, tự cung tự cấp. Bước vào xã hội phong kiến, cư dân phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi  một số nghề thủ công.

Bình luận (0)