Những câu hỏi liên quan
NS
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
TH
27 tháng 3 2017 lúc 13:51

Câu 1 : Trình bày đặc điểm chung của động vật có xương sống.

-Động vật có xương sống có đặc điểm là:

+ Là động vật.

+ Có xương sống chạy dọc cơ thể

+ Sinh sản hữu tính ( trong tự nhiên ) ( có giống đực và giống cái)

Cho biết cách phòng chống một số bệnh lây qua vật nuôi tại gia đình " bệnh dại, bệnh do chấy, rận kí sinh và bệnh cúm gia cầm "?

- Cách phòng chống bệnh dại:

+ Tuyên truyền với từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, để người dân chủ động phòng chống bệnh cho bản thân và cộng đồng thực hiện các biện pháp quản lí và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của bộ thú y.

+ Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao ( động vật cắn , cào)hoặc nghi mặc bệnh dại thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc xin , huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của bộ y tế.

+ Không nuôi chó mèo chưa tiêm phòng dại.

- Cách phòng chống bệnh chấy, rận kí sinh:

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, gội đầu thường xuyên.

+ Giặt và thay quần áo thường xuyên.

+ Sử dụng màn tẩm hóa chất pyrethroid.

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị chấy, rận.

-Cách phòng chống bệnh cúm gia cầm:

+ Chuồng nuôi cần đảm bảo thoáng, mát, khô ráo, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

+ Chăm sóc ,nuôi dưỡng tốt. Thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, khôn ẩm mốc . Nước uống sạch và phải được thay thường xuyên.

+ Thường xuyên dọn chuồng . Hằng ngày quét, dọn phân , có hố thu gom phân và chất thải để xử lí.

+ Khi có bệnh xảy ra phải:

Thông báo cho cán bộ cơ sở thú y.

Không bán , không ăn thịt gia cầm trong đàn bị bệnh , không vức xác chết bừa bãi.

+ Bao vây ổ dịch , tiêu hủy toàn bộ gai cầm chết, mắc bệnh và các gia cầm khác trong đàn , bằng cách:

Đốt bằng củi hoặc xăng dầu . Nếu có điều kiện thì đốt trong các lò chuyên dụng.

Đào hố chôn sâu, toàn bộ đáy và thành hố đều được lót bằng nilông . Gia cầm tiêu hủy đựng trong bao dầy , có chất sát trùng, buộc chặt miệng , sau đó cho xuống hố. Đảm bào bề mặt chôn gia cầm cách mặt đất tối thiểu là 1 m . Trước khi lấp đất , rải một lớp vôi hoặc một trong hai dung dịch : foodmol 5% , xút (NaOH) 3-5 %.

Bình luận (0)
ND
27 tháng 3 2017 lúc 14:50

Câu 2:

Gía trị của ĐVCXS trong đối với môi trường:

- Góp phần cân bằng hệ sinh thái môi trường.

5 loại động vật mà con người sử dụng thịt để ăn: heo, bò, nai, chó, mèo,...

5 loài động vật gia súc ăn cỏ: ngựa, lừa, thỏ, sóc, voi,...

Biện pháp bảo vệ phát triển vật nuôi có xương sống trong đời sống:

- Xây dựng các khu bảo tồm, vườn quốc gia.

- Không xâm phạm đến môi trường sống của chúng.

- Trồng cây, gây rừng để xây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã.

- Cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các động vật hoang dã; khi thấy ai khả nghi có làm những việc trên cần phải bảo cho cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lí.

- Nuôi một số loài (nếu có thể).

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ chúng.

- Cuối cùng, mỗi người cần có ý thức để xác định được việc làm đúng đắn.

Bình luận (1)
CM
27 tháng 3 2017 lúc 11:13

cac ban giup minh nhevui

Bình luận (0)
PB
Xem chi tiết
PT
17 tháng 4 2017 lúc 21:20

Dê , thỏ , bò , ngựa , khỉ , hươu cao cổ , ...

Bình luận (0)
XN
Xem chi tiết
XN
3 tháng 9 2017 lúc 10:49

xin loi cac ban thuc ra dau bai minh viet sai day moi la dau bai dung :

ke ten 3 dong vat thuoc moi nganh dong vat khong xuong song

Bình luận (0)
TT
3 tháng 9 2017 lúc 11:23

Ruột khoang : san hô , sứa , thủy tức , ....

Giun: giun sán , giun đốt , giun đũa , giun kim ,...

Thân mềm : ốc sên , trai sông , ...

Chân khớp :nhện , châu chấu , cua biển , ruồi , ong , tôm sông ,...

Bình luận (0)
TT
3 tháng 9 2017 lúc 11:23

Đó là các động vật không xương sống

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
TH
20 tháng 12 2017 lúc 21:14

1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.

Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
KM
18 tháng 4 2019 lúc 22:40

-)Nghien nho:Doi voi thuc an dang hat

-)Cat ngan: dung cho thuc an tho xanh

-)Hap,nau:doi voi thuc an co chat doc hai, kho tieu

-)len men,duong hoa:Dung cho thuc an giau tinh bot

-)Tao thuc an hon hop:Tron nhieu loai thuc an da qua xu li

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LD
27 tháng 2 2017 lúc 22:49

Nơi có nhiều sinh vật sinh sống là nơi ẩm ướt, mát mẻ hoặc rừng rậm nhiệt đới.

Nơi có ít sinh vật sinh sống là sa mạc, vùng hai cực của trái đất.

*Những hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học:

1. Cuộc thi ảnh và logo với chủ đề Đa dạng sinh học Việt Nam do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với UNDP tổ chức.

2. Biểu diễn múa rối nước với chủ đề bảo vệ nguồn nước và các loài sinh vật do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long và Traffic phối hợp tổ chức.

3. Họp diễn đàn Hợp tác về ĐVHD - Wildlife Partnership trao đổi về việc phối hợp tổ chức các sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và UNDP đồng tổ chức.

4. Tổ chức buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề Bảo vệ động vật hoang dã với sinh viên khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và ENV phối hợp tổ chức.


5. Hội thảo Thanh niên với công tác bảo tồn động vật hoang dã do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và tổ chức Freeland Foundation tổ chức.

6. Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học và Lễ trao giải cuộc thi ảnh và logo do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức.

7.Toạ đàm Các sáng kiến mới về bảo tồn đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Freeland và UNDP tổ chức.

8. Triển lãm ảnh và logo về đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn và UNDP phối hợp tổ chức

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NP
14 tháng 3 2017 lúc 10:55
Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.
Bình luận (3)
TD
Xem chi tiết