Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
CA
4 tháng 12 2017 lúc 20:26

*lưu ý:quê em miền Bắc

có 4 mùa :xuân ,hạ ,thu ,đông

+muà xuân: khí hậu ấm áp, muôn hoa đua nở,cây cối đâm chồi nảy lộc, chim thú kéo nhau về
+mùa hè :oi nồng,nóng nực, là mùa cây trái sai trĩu,mùa hoa phượng nở
+mùa thu :thời tiết se se lạnh, lá rụng nhiều
+mùa đông: lạnh buốt,nhiệt độ xuống thấp,cây cối trụi trơ,chim thú ngủ đông

Bình luận (2)
LT
Xem chi tiết
NA
18 tháng 3 2017 lúc 20:10

Đây không phải câu hỏi giáo dục công dân

Bình luận (1)
NN
27 tháng 3 2017 lúc 22:00

khổ quá mình tải ảnh lên mà không được, sorry nha

bucminh

Bình luận (1)
NL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
TV
13 tháng 12 2019 lúc 18:21

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỉ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà" hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LV
Xem chi tiết
NA
12 tháng 4 2016 lúc 20:45
a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuậtVí dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấnVí dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?(Nam Cao)c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc. Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh.Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.(Nam Cao)d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ:Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc.(Nam Cao)e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp, đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.Ví dụ: Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…Ví dụ:      Tre xanh,Xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh(Nguyễn Duy)h. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu, đặt trước những lời đối thoại, đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên sốVí dụ: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên và cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêmVí dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".(Nguyễn Ái Quốc)k. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).Ví dụ:      + Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang!- Bác trai khá rồi chứ?(Ngô Tất Tố)+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.(Nguyên Hồng)e. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.Ví dụ:Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.(Nguyên Hồng)2. Các lỗi thường gặp về dấu câuTrong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:- Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.Ví dụ: Tác phẩm "Tắt đèn" làm chúng ta vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao gia đình nông dân phải sống những ngày khốn cùng trong mùa sưu thuế.- Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.Ví dụ: Qua tác phẩm này. Tác giả cho người đọc cảm nhận về một thành phố Huế đẹp, thơ mộng nhưng rất anh hùng.- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.Ví dụ: Giọng nói của bà tôi khắc sâu vào trí nhớ mọi người dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống.- Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này bắt đâu? Anh hãy có thể cho tôi một lời khuyên được không! Đừng bỏ mặc tôi lúc này.II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG1. Hãy chép đoạn văn dưới đây và điều dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn:Cai lệ không để cho chị nói hết câu ( ) trợn ngược hai mắt ( ) hắn quát ().( ) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ( ) sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khuất ( ).Chị Dậu vẫn thiết tha ( )( ) Khốn nạn ( ) nhà cháu đã không có ( ) dẫu ông có chửa mắng cũng đến thế thôi ( ) Xin ông trông lại ( )Cai lệ vẫn giọng hầm hè ( )( ) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ ( ) thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi ( ) chửi mắng thôi à ( )Rồi hắn quay sang bảo anh người nhà lý trưởng ( )( ) Không hơi đâu mà nói với nó ( ) trói cổ thằng chồng nó lại ( ) điệu ra đình kia ( )(Ngô Tất Tố)Gợi ý:Mẫu: Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:-  Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu cho nhà nước mà dám mở mồn  xin khất!…2. Viết một đoạn văn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học.Gợi ý: Yêu cầu: Đúng chủ đề, sử dụng thích hợp các loại dấu câu.  
Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
DH
30 tháng 8 2016 lúc 18:59

eo!! Dài ghê

Bình luận (2)
TT
30 tháng 8 2016 lúc 19:47

lên hỏi bác Google ấy

Bình luận (0)
KD
30 tháng 8 2016 lúc 20:48

1. Trường hợp chúng ta chú ý đến việc sắp xếp rành mạch thì bài viết của chúng ta sẽ thuyết phục: Trong một cuộc thuyết trình trước lớp nếu chúng ta biết sắp xếp vấn đề theo một trật tự logic người đọc dễ lắm bắt và tiếp thu hiệu quả hơn.

Ngược lại nếu không sắp xếp người đọc sẽ không hiểu và cảm thấy chán nản không muốn nghe về nội dung của bài thuyết trình nữa.

2. Chuyện cuộc chia tay của những con búp bê tác giả đã chia ra bố cục rõ ràng, nội dung trong câu chuyện được sắp xếp theo một trình tự rõ ràng dễ hiểu và linh hoạt hơn, người đọc lắm bắt được nội dung câu chuyện và diễn biến trong câu chuyện.

Có thể kể lại theo hướng khác những vẫn không có sự sai lệch so với văn bản cu nhiều.


3. Bố cục trên chưa thực sự rành mạch và hợp lý cần có sự thay đổi cho phù hợp hơn vì:

Mở bài: nên giới thiệu chào mừng, và khái quát những nội dung trong thân bài định trình bày.
Thân bài: cần dẫn thêm nội dung cần báo cáo và cũng không nhất thiết phải trình bày thành tích hoạt động đội.
Kết bài: nên nhấn mạnh những điều mà bản thân đã làm được và mục tiêu phấn đấu hơn.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NH
5 tháng 10 2017 lúc 20:18
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đề văn biểu cảm Đọc các đề sau: (1) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,...) quê hương. (2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu. (3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. (4) Vui buồn tuổi thơ. (5) Loài cây em yêu. a) Hãy xác định đối tượng biểu cảm của mỗi đề (về ai? về cái gì? về chuyện gì?). b) Tình cảm cần thể hiện trong mỗi đề là gì? Gợi ý: Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này. Chẳng hạn, trong đề (5), đối tượng biểu cảm là loài cây em yêu, tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với loài cây đó. 2. Cách làm một bài văn biểu cảm a) Yêu cầu chung - Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực; - Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao? - Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào? b) Các bước làm một bài văn biểu cảm Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Xác định đối tượng biểu cảm; - Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện. Bước 2: Lập dàn bài - Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; - Sắp xếp các ý trong từng phần. Bước 3: Viết thành văn - Lựa chọn giọng văn; - Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1; - Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2. Bước 4: Kiểm tra lại bài viết - Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung; - Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa? - Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Đọc bài Tản văn của Mai Văn Tạo (SGK, tr 89) và trả lời câu hỏi. a) Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp. b) Hãy nêu dàn ý của bài. c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn. Gợi ý: a) Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi. b) Dàn ý của bài văn: - Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang. - Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả: + Những kỉ niệm tuổi thơ. + Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương. - Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành). c) Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Học tốt!!!

Bình luận (0)

    Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

Học tốt!!!

Bình luận (0)
LN
12 tháng 11 2018 lúc 15:58

Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm suất sắc cho kho tàng văn học VN."Bạn đến chơi nhà" là một bài thơ nổi tiếng của ông nói về tình bạn thiêng liêng, sâu sắc. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, là cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hỡi, vui mừng khi có người bạn tri kỉ đến thăm. Tác giả đã chọn cách xưng hô la 'Bác' thể hiện sự thân tinh, gần gữi và thái đọ chân tinh bạn bè giữa hai người chỉ vs câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè cua hai người rất bền chặt, thâ thiết. Khi bạn thân như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nha sẽ phải đón tiếp chu đáo để thể hiện tấm chân tinh của mik nhưng ở đây nha thơ ko có gì để đãi bạn : có ruộng, vườn, ao cá, gà,cải, bầu mướp cũng như ko. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị và thanh bach biết bao. Thứ màtác giải tiếp đãi bạn là tấm chân tình. Món quà đó con quý bau hơn những món sơn hào hải vị quý giá ở trên đời. Tác giả tạo ra tình huống khó xử để khẳng định tình bạn chân thành, vượt lên mọi của cải, vật chất tầm thường. Cụm từ "ta vs ta" đã thể hiện một tình bạn chân thành, thắm thiết, hòa hợp môt tinh bạn đáng quý. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, bài thơ đã thể hiện tài năng của tác giả và đó cũng là điều khiến nó sống mãi với thời gian

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
LS
23 tháng 4 2022 lúc 17:12

tham khảo

Siêu thị là một nơi lý tưởng để chúng ta mua sắm. Hầu hết các siêu thị trong thành phố là nơi chúng ta có thể tìm thấy gần như tất cả các hàng hóa mà chúng ta cần trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta cần phải làm một bữa ăn ngon, luôn luôn có thực phẩm tươi sống cùng nhiều gia vị và thành phần khác. Nếu chúng ta cần mua bất kỳ đồ dùng gia đình nào để hỗ trợ, luôn có rất nhiều các thiết bị điện tử hiện đại như máy giặt, máy rửa bát, bếp, lò nướng… Nếu học sinh cần bất kỳ đồ dùng học tập nào, họ cũng có thể đến các siêu thị vì chúng thường được kết hợp với một cửa hàng sách ở tầng trên. Siêu thị là một dạng lớn và hiện đại hơn của chợ, vì vậy chúng được trang bị những tiện nghi giúp chúng ta cảm thấy thoải mái khi đến đó. Chúng ta có thể mua sắm trong khi thưởng thức gió mát từ máy điều hòa không khí và âm nhạc từ những chiếc loa lớn. Các quầy có máy quét để có được mức giá chính xác của hàng hóa mà không nhầm lẫn, do đó, vì vậy chúng ta không cần lo lắng sẽ bị thu sai số tiền. Siêu thị rất thuận tiện, vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên đến đó để mua những gì chúng ta cần.

Bình luận (7)