chung minh cau tuc ngu "lá lành đùm lá rách "
bài văn chúng minh câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
chứng minh dân tộc ta có truyền thống: "Lá lành đùm lá rách"
Ông cha từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lí tốt đẹp. Một trong những đạo lý tốt đẹp đó là tinh thần tương thân tương ái. Điều đó đc đút kết qua câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
'Lá lành' là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.'Lá rách 'là chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc gói = nhìu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó, cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn..Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng = Nam bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con người. Thế nhưng nhờ 'Lá lành đùm lá rách','Của ít lòng nhiều' của bà con,của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau".
#Học Tốt
viết bài văn chúng minh rằng nhân dân ta đã sống theo đạo lí" Lá lành đùm lá rách"
REFER:
Từ bao đời nay, truyền thống Lá lành đùm lá rách chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Và cho đến nay, truyền thống Lá lành đùm lá rách vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động, cử chỉ thể hiện đạo đức tốt đẹp của người Việt.
Lá lành đùm lá rách là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn hoặc lâm vào cảnh khó khăn. Đây là biểu hiện của lối tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Và tinh thần giúp đỡ người khác ấy được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này được biểu hiện bằng việc làm của tất cả các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân của nhà nước Việt Nam. Nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Với nguồn vốn nhà nước, chính quyền ta có chính sách hỗ trợ người dân ở những vùng khó khăn này nguồn vốn làm ăn sinh sống, tạo điều kiện cho trẻ em đi học,....Những việc làm tốt đẹp, tử tế của nhà nước chính quyền đều là tấm gương sáng để cho mọi người noi theo. Còn đối với người dân bình thường, mỗi người có thể tiếp bước truyền thống tốt đẹp ấy của cha anh bằng những hành động đầy yêu thương hàng ngày, thương cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình: quyên góp tại địa phương, trường học, cơ quan,.... Vì một miếng khi đói bằng 1 gói khi no. Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ.
Tóm lại, nhân dân ta có truyền thống đạo lý tốt đẹp:"Lá lành đùm lá rách". Đây là 1 truyền thông nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.
TK:
Ông cha ta đã gửi gắm những bài học quý giá vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ con người về bài học của tinh thần tương thân tương ái.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh. Lớp lá này bọc lên lớp lá khác gợi liên tưởng đến hình ảnh con người đùm bọc lẫn nhau. Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh quen thuộc để khuyên nhủ con người bài học đạo lý về sự yêu thương, sẻ chia. “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Chúng ta luôn hiểu rằng trong cuộc sống, có người giàu sang sung sướng thì cũng có người nghèo khó bất hạnh. Việc chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. Không chỉ là quá khứ hào hùng, mà ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng cảm thấy điều đó được phát huy. Những ngày vừa qua, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thành phố đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhiều hàng quán đóng cửa. Nhiều người lao động mất việc làm, đặc biệt là những lao động nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng sáng ngời. Những gói hỗ trợ của nhà nước cho những người lao động. Hàng trăm tấm nông sản từ mọi tỉnh thành được chuyển đến thành phố phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều y bác sĩ xung phong vào hỗ trợ miền Nam đánh bại đại dịch… Quả là những hành động cao cả thể hiện một tinh thần Việt Nam.
Mỗi người, trong đó có thế hệ học sinh hôm nay, cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy biết giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như cuộc sống để cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh, thịnh vượng hơn.
tham khảo
Người Việt Nam ta có thể tự hào về kho tàng văn học lâu đời đồ sộ, mang những giá trị lớn lao trong cuộc sống. Trong kho tàng ấy, có khi là những trang thơ văn hào hùng mang ý chí giành độc lập, lúc lại là những câu chuyện xúc động mang tính nhân văn sâu sắc, thiết tha... Đặc biệt hơn, trong kho tàng thơ văn còn có những câu tục ngữ hay, tuy ngắn gọn, ổn định nhưng bên trong chứa đựng biết bao là bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống quý báu. Chúng ta có thể nhắc đến câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đó cũng là một đạo lí tốt đẹp mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ con cháu về sau nhằm khuyên nhủ con người trong cuộc sống phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vậy, chúng ta phải hiểu câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để có thể dễ dàng truyền đạt một cách dễ hiểu cho con cháu những phẩm chất đạo đức, ông cha ta thường hay sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. “Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng hoặc bị tác động. “Lá rách” là hình ảnh chiếc lá đã bị phai mòn, rách nát, không còn nguyên vẹn. “Đùm” là từ chỉ sự che chở, bảo bọc cho nhau. Xét về mặt nghĩa đen: lá lành phải biết che chở, đùm bọc cho chiếc lá không nguyên vẹn. Còn khi xét về mặt nghĩa bóng thì nghĩa của câu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, che chở, giúp đỡ cho nhau nhiều hơn. Đặc biệt là những người kém may mắn hơn chúng ta.
Có thể nói, sự yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta khuyên nhủ chúng ta phải biết san sẻ cho nhau những điều tốt lành để những người còn khó khăn có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Trong thời đại lịch sử xa xưa, nhân dân ta đã bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột, chịu sự hành hạ về thể xác của bọn chúng. Nhưng không vì thế mà chúng ta chịu khuất phục. Nhân dân ta nhiều lần khởi nghĩa giành lại lãnh thổ của tổ tiên. Nhờ sự đoàn kết, chung lòng cứu nước, cuối cùng dân tộc ta cũng đã đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm. Tóm lại, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân mà bọn giặc dữ phải khuất phục dân tộc ta.
Trong xã hội ngày nay, nhà nước và xã hội có thực hiện nhiều chương trình từ thiện, mang tính cộng đồng như Ngôi nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng,... Đó là những chương trình được thực hiện nhằm giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống. Các chương trình đó đã thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng đến những mảnh đời bất hạnh, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam ta. Và nhờ có Các chương trình như vậy mà nhiều gia đình đã dần thoát khỏi cảnh nghèo, cải thiện được cuộc sống của mình. Tóm lại nhờ có những tấm lòng hảo tâm như vậy mà họ đã có được cuộc sống ấm no hơn trước.
Trong văn học cũng tồn tại một vài câu tục ngữ, ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau giữa người với người như câu “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện rất rõ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Trong cuộc sông đầy bon chen như bây giờ, chúng ta không hiếm gặp những con người “lòng lang dạ thú” đối xử tàn ác với đồng loại của mình mà bỏ quên sự yêu thương giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Những kẻ này rất đáng bị phê phán và trừng trị.
Qua các dẫn chứng trên cho ta thấy, sự yêu thương và đoàn kết là vô cùng quan trọng. Nhờ có sự yêu thương và đoàn kết giữa con người với nhau mà chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Từ câu tục ngữ trên, tôi rút ra được một bài học cho bản thân là luôn yêu thương mọi người xung quanh mình. Và tôi hứa sẽ giúp đỡ những bạn kém may mắn hơn mình để bạn ấy có thể vươn lên trong cuộc sống.
giải thích câu tục ngữ lá lành đùm lá rách:)
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý lá lành đùm lá rách bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn giúp mình vs mình cảm ơn
Tham khảo:
Người Việt Nam ta có thể tự hào về kho tàng văn học lâu đời đồ sộ, mang những giá trị lớn lao trong cuộc sống. Trong kho tàng ấy, có khi là những trang thơ văn hào hùng mang ý chí giành độc lập, lúc lại là những câu chuyện xúc động mang tính nhân văn sâu sắc, thiết tha... Đặc biệt hơn, trong kho tàng thơ văn còn có những câu tục ngữ hay, tuy ngắn gọn, ổn định nhưng bên trong chứa đựng biết bao là bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống quý báu. Chúng ta có thể nhắc đến câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đó cũng là một đạo lí tốt đẹp mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ con cháu về sau nhằm khuyên nhủ con người trong cuộc sống phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vậy, chúng ta phải hiểu câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để có thể dễ dàng truyền đạt một cách dễ hiểu cho con cháu những phẩm chất đạo đức, ông cha ta thường hay sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. “Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng hoặc bị tác động. “Lá rách” là hình ảnh chiếc lá đã bị phai mòn, rách nát, không còn nguyên vẹn. “Đùm” là từ chỉ sự che chở, bảo bọc cho nhau. Xét về mặt nghĩa đen: lá lành phải biết che chở, đùm bọc cho chiếc lá không nguyên vẹn. Còn khi xét về mặt nghĩa bóng thì nghĩa của câu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, che chở, giúp đỡ cho nhau nhiều hơn. Đặc biệt là những người kém may mắn hơn chúng ta.
Có thể nói, sự yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta khuyên nhủ chúng ta phải biết san sẻ cho nhau những điều tốt lành để những người còn khó khăn có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Trong thời đại lịch sử xa xưa, nhân dân ta đã bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột, chịu sự hành hạ về thể xác của bọn chúng. Nhưng không vì thế mà chúng ta chịu khuất phục. Nhân dân ta nhiều lần khởi nghĩa giành lại lãnh thổ của tổ tiên. Nhờ sự đoàn kết, chung lòng cứu nước, cuối cùng dân tộc ta cũng đã đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm. Tóm lại, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân mà bọn giặc dữ phải khuất phục dân tộc ta.
Trong xã hội ngày nay, nhà nước và xã hội có thực hiện nhiều chương trình từ thiện, mang tính cộng đồng như Ngôi nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng,... Đó là những chương trình được thực hiện nhằm giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống. Các chương trình đó đã thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng đến những mảnh đời bất hạnh, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam ta. Và nhờ có Các chương trình như vậy mà nhiều gia đình đã dần thoát khỏi cảnh nghèo, cải thiện được cuộc sống của mình. Tóm lại nhờ có những tấm lòng hảo tâm như vậy mà họ đã có được cuộc sống ấm no hơn trước.
Trong văn học cũng tồn tại một vài câu tục ngữ, ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau giữa người với người như câu “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện rất rõ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Trong cuộc sông đầy bon chen như bây giờ, chúng ta không hiếm gặp những con người “lòng lang dạ thú” đối xử tàn ác với đồng loại của mình mà bỏ quên sự yêu thương giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Những kẻ này rất đáng bị phê phán và trừng trị.
Qua các dẫn chứng trên cho ta thấy, sự yêu thương và đoàn kết là vô cùng quan trọng. Nhờ có sự yêu thương và đoàn kết giữa con người với nhau mà chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Từ câu tục ngữ trên, tôi rút ra được một bài học cho bản thân là luôn yêu thương mọi người xung quanh mình. Và tôi hứa sẽ giúp đỡ những bạn kém may mắn hơn mình để bạn ấy có thể vươn lên trong cuộc sống.
Chứng minh câu tục ngữ :"Lá lành đùm lá rách''
Chứng minh nhé , ko pk giải thích
Ông cha từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lí tốt đẹp. Một trong những đạo lý tốt đẹp đó là tinh thần tương thân tương ái. Điều đó đc đút kết qua câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
'Lá lành' là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.'Lá rách 'là chiếc lá bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc gói = nhìu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn...Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó, cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn..Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các miền đồng = Nam bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con người. Thế nhưng nhờ 'Lá lành đùm lá rách','Của ít lòng nhiều' của bà con,của nhân dân đóng góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau".
Một trong những đạo lý truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay đó chính là tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia trong cuộc sống. Đó là thứ tinh thần cao quý, có thể giúp con người ta vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Điều này đã được ông cha ta đúc rút qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn gửi gắn đến con cháu muôn đời bức thông điệp gì? “Lá” ở đây là hình ảnh mang tính biểu tượng. “Lá lành” là tượng trưng cho những cuộc sống đầy đủ, ấm no,hạnh phúc, trong khi đó, “lá rách” lại tượng trưng cho những mảnh đời bất hạnh, thiếu thốn, đau khổ trong cuộc sống . “Đùm” là động từ mang nghĩa đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ. Như vậy, với câu tục ngữ ngắn gọn và sâu sắc, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu muôn đời bài học về cách chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc đời.
Đây là một quan niệm hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa. Thật vậy, con người sinh ra trong cuộc đời không phải ai cũng có cho mình một cuộc sống như mình mong muốn. Có những người khi sinh ra đã bị tật nguyền, mặc những căn bệnh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, mất mát,..Cũng trong khi đó, có những người sinh ra đã có một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc. Mà một xã hội có ý nghĩa, để phát triển được, thì xã hội ấy cần có sự sẻ chia, sẻ chia giữa những người giàu và nghèo, đầy đủ và khó khăn, Một sự giúp đỡ lúc hoạn nạn, nghịch cảnh cũng giống như một ngọn lửa ấm áp sưởi ấm tâm hồn lạnh giá, tan vỡ của một trái tim đang chứa đầy khổ đau. Dù chỉ nhỏ hay là lớn, nhưng nó cũng đáng quý và đáng trân trọng vô cùng. Bác Hồ trong nạn đói năm 1945 đã kêu gọi nhân dân góp gạo cứu đồng bào với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, người dân trên khắp mọi miền đất nước góp gạo nuôi chiến sĩ, bộ đội. Ngày nay, sự sẻ chia, tương thân tương ái cũng được thể hiện rất rõ, ngày càng nhiều những tổ chức từ thiện, những tấm lòng hảo tâm đứng lên kêu gọi quyên góp để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống. Ngọn lửa của trái tim nhân ái như được lan ra với toàn dân tộc.
“Lá lành đùm lá rách” là một đạo lý truyền thống của dân tộc, nó giúp xã hội ngày một gắn kết, tình yêu thương giữa con người ngày càng đi lên, đời sống ngày càng phát triển, xóa đói giảm nghèo. Và vì cho đi là nhận lại. Khi ta biết sẻ chia, đùm bọc, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, ta cũng sẽ nhận lại cho mình được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, sự yêu mến, cảm kích của những người xung quanh, để rồi đổi lại khi chính bản thân cần sự giúp đỡ, họ cũng luôn sẵn sàng trợ giúp ta. Có những người cả đời làm từ thiện nhưng họ không mong nhận lại được cái gì cao cả mà chỉ đơn thuần là trái tim hô rung cảm, yêu thương với người khác, họ cho đi với ước nguyện hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một xã hội phát triển là một xã hội mà ở đó những cá nhân luôn yêu thương, đùm bọc, cùng hướng về mục tiêu chung, mà căn cốt của điều đó, con người cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, có như thể cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp, giàu tình yêu thương, vị tha.
giải thích câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách"
bạn tham khảo nha : https://olm.vn/hoi-dap/detail/105599571837.html
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là tình yêu thương, đồng cảm giữa con người với nhau. Điều đó đã được khẳng định qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Ý nghĩa của câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn... Nhưng chiếc lá lại mềm mỏng, dễ rách. Vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Ông cha ta đã mượn hình ảnh trên để nói về cách ứng xử trong cuộc sống của con người. Người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ giúp đỡ những người khó khăn.
Câu tục ngữ xuất phát từ tấm lòng yêu thương đồng loại:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Đó cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh cho câu tục ngữ trên. Quá khứ vẻ vang đã khắc tên dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau để đánh bại hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một ví dụ cụ thể nhất là trong năm 1945, khi cả nước phải đối mặt với nạn đói kinh hoàng. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh với động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”. Các hũ gạo cứu đói đó đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Trở về với hiện tại, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” lại càng được nâng cao. Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương” - mỗi câu chuyện về một cặp lá chưa lành sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những cặp lá lành trên khắp cả nước. Ngay trong năm 2020 - một năm đầy biến động khi đất nước phải chịu ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo, thất nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Hàng trăm tấn nông sản của bà con nông dân được người dân cứu trợ thành công. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình… Mỗi người dân đều đã đóng góp một phần nhỏ để giúp đỡ “những chiếc lá chưa lành” với tinh thần “không ai bỏ lại phía sau”.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít những cá nhân sống vô cảm, thờ ơ với nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của bản thân. Các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng kém chất lượng mà không nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán khẩu trang, các mặt hàng nhu yếu phẩm… Đó là những hành vi đáng lên án, cần tránh xa. Vậy nên, bản thân mỗi học sinh hãy biết sống yêu thương mọi người xung quanh. Những hành động nhỏ bé như ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những người già neo đơn… cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân ái.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến những ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ của mỗi người. Hãy coi đó là một lời khuyên để bản thân cố gắng rèn luyện và trở nên ngày một tốt đẹp hơn.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta. Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống.
Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Lá lành đùm lá rách giải thích câu trên
Vd:người giảo hãy giúp những người nghèo
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn
~~ chúc bạn hoc tốt ~~
Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ở phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đến những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen này có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, biết thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
bạn tham khảo nha
Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” có ý nghĩa gì?
A. Tình yêu thương con người
B. Tình yêu thương chiếc lá
C. Tình yêu thương đồ vật
D. Cả 3 ý kiến trên đều không đúng