Văn bản ngữ văn 7

H24

chung minh cau tuc ngu "lá lành đùm lá rách "   

TP
10 tháng 5 2019 lúc 21:22

Mở bài:
– Giới thiệu truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta
– Trích ra câu tục ngữ

Thân bài:

Giải thích:
– Thế nào là lá lành?
– Thế nào là lá rách?
– Lá lành đùm lá rách là như thế nào?

Tại sao phải sông tương thân tương ái giúp đỡ nhau?
– Để cùng chia sẻ những lúc khó khăn trong cuộc sống.
– Để cùng chia sẻ những khó khăn trong sinh hoạt ( những người nghèo, những nạn nhân chất độc màu da cam, ung thư,…)
– Những người gặp khó khăn đều đáng thương họ đều cần sự chia sẻ giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn và sống có ích

Bản thân phải làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông ?
– Sống đùm bọc và yêu thương những người trong gia đình, làng xóm
– Sống có trách nhiệm vs công đồng (ủng hộ, từ thiện, không đố kị, không ích kỉ)
– Phải yêu thuơng đoàn kết vs bạn bè

Kết bài
– Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ

Bình luận (0)
NN
9 tháng 5 2016 lúc 3:20

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờThái Bình Duơng sóng gió. Người Việt Nam chịu đựng không biết bao nhiêu tai trời ách nước: giặc ngoại xâm, bão lụt, hỏa hoạn, mất mùa, đói kém... Cứ mỗi lẩn vượt qua một khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau một cách sống:“Lá lành đùm lá rách”.

Ta  cần  hiểu  ý nghĩa  và  giá  trị của  câu  tục ngữnày  như  thế nào  để thấm  nhuần  lời nhắn gửi của ông cha ta để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lí làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy nếu tự một mình xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác,  sự chia  sẻ của  người  khác  là  rất  quan  trọng.  Sự đùm bọc  lẫn  nhau,  tương  thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết, đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói “Lá lành đùm lá rách” là nói đến thái độ nhường cơm sẻ áo giữa những người cùng chung cảnh ngộ, trong cùng  một  cộng  đồng,  trên  cùng  một  đất  nước.  Tuy  có  “lành”,  có  “rách”  nhưng  cùng  là “lá”. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi một người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn  nạn  cùng  nhau  giúp  đỡ,  đó  là  lá  lành,  đùm  lá  rách”;  sự giúp  đỡcó  thể là  không nhiều, nhưng nhiều lúc rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua cơn thửthách. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, 
mồi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quảlà tạo ra một sự góp sức rất to lớn.

“Lá  lành  đùm  lá  rách”,  đó  là  cách  sống  và  đạo  lí  đã  có  tựngàn  xưa  của  nhân  dân Việt  Nam.  Có  lẽchính  vì  thếmà nhân  dân  Việt  Nam  đã  vượt  lên  bao  khó  khăn  có  lúc tưởng chừng không vượt nổi đểmãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trong khi gặp hoạn nạn, người bịít khó khăn còn chia sẻ cảvới người chịu nhiều khó khăn hơn.Giá trịnhân bản là ở đó.

Trải  qua  hơn  ba  mươi  năm  chiến  tranh,  rồi  gần  hai  chục  năm  trở lại  đây,  truyền thống “Lá lành đùm lá rách” đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉnói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai họa ghê gớm.  Những  trận  bão ở miền  Trung,  rồi  lũ  lụt ởđồng  bằng  Nam  Bộ...,  làm  cho  nhiều đồng ruộng bịtàn phá, lúa, hoa màu  bị mắt  sạch, bao  nhiêu  nhà cửa, bệnh viện,  trường học... bịphá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cảnước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cảnước, dần  dần  nỗi  đau  mất  mát  được  xoa  dịu,  người  dân  trởlại  với  cuộc  sống  có  cơm  ăn  áo mặc. Những tin tức vềtrận bão đã được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đâ đáp lại ngay. Có người góp vào quỳcứu trợhàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏtựmình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp vào phần nhỏ bé.

Một khía cạnh nào đó, hành động “Lá lành đùm lá rách” không phải chí có ý nghĩa giúp đỡ người khác,  mà  còn  chính  là  giúp đỡ mình.  Thường  khi  gói  bánh,  lá  lành  nằm bên ngoài, lá rách nằm bên trong đế gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín, mói cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác cũng chính là giúp mình, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng  vững, vượt lên. Cuối cùng, cái kết quảtốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, “Lá lành đùm lá rách” không còn là phương châm cho  những hành động nhất  thời, đặc biệt mà đã trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp chút ít tiền bạc, quần áo cho một trại phong, một trại nuôi dường người già neo đơn, một trại trẻ mồ côi, một gia đình khó khăn, một người tàn tật.. Nhân những  dịp  tết,  những  người  trong  phường  lại  chạnh  nhớđểchia  sẻvới  những  bà  con nghèo còn thiếu thốn.“Lá lành đùm lá rách”, câu nói ngày xưa chỉmang một ý nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sựđùm bọc lần nhau trong một nhà, một họhay rộng lắm là một làng! Càng ngày, cùng với sựphát  triển  của  đời  sống,  sự hiếu  biết  của  con  người,  ý  nghĩa  của  câu  nói càng  mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổbiến của xã hội thì tội ác cũng sẽthu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽđẩy lùi cái ác.Riêng bản thân em, câu tục ngữ“Lá lành đùm lá rách” cùng gơi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh khó khăn. Nhiều bạn đi học với  chiếc áo vá, với  cái  bụng lép, ngoài giờhọc còn phải vất vảphụgiúp cha mẹkiếm sống  hoặc  tựnuôi  mình.  Nêu  em  bỏđi  một  món  mua  sắm,  tiêu  xài  chưa  cần  thiết,  em cũng có thểgiúp cho bạn mình đỡchút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽcó ý nghĩa lớn hơn. , “Lá lành đùm lá rách” thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục  ngữ không  chỉlà  văn  chương  mà  còn  là  triết  lí,  sống là  phải  quan  tâm  đến  người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lí ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng phát huy

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
YO
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
IT
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết