Những câu hỏi liên quan
HT
Xem chi tiết
NV
22 tháng 2 2016 lúc 13:39

 

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

 

 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng"(Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).

 

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.  

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

2. Tóm tắt: 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.

- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.

- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

Bình luận (2)
NT
22 tháng 2 2016 lúc 13:57

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

truyen thuyet con rong chau tien

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

loading...
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
– Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.

– Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.

Bình luận (3)
NO
16 tháng 8 2016 lúc 20:17

chỗ mk thì soạn như zậy nek, ko bít chỗ bn giống ko:

trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

nêu truyền thuyết là j

ở mk vậy là đủ

Bình luận (9)
MB
Xem chi tiết
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:37

Soạn bài con hổ có nghĩa I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam. - Có hai đoạn: + Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ. + Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu. Câu 2. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa. Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau. Câu 3. Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần. - Các hành động: + Gõ cửa cổng bà đỡ + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. + Mừng rỡ, đùa giỡn với con. + Đào cục bạc tặng bà đỡ. + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ. - Con hổ thứ hai với bác tiều phu: + Mắc xương, lấy tay móc họng. + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu. + Tạ ơn một con nai. + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài. - Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào. - Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. - Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất. + Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết. + Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn. + Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối. Câu 4. Xem ghi nhớ SGK trang 114. II. Luyện tập Tham khảo : CON CHÓ BẤC 

 

Bình luận (0)
H24
17 tháng 11 2016 lúc 20:55

Chiếc xe tải mất lái đâm vào một người mù đang được ***** dẫn đường. Người mù chết ngay. ***** xông vào cứu chủ nên cũng bị chẹt chết. Linh hồn hai kẻ bị nạn bay lên trời, tới lối vào cổng thiên đường

Thiên thần gác cổng chặn lại: “Xin lỗi, bây giờ danh sách lên thiên đường chỉ còn lại một suất. Một trong hai ngươi phải xuống địa ngục.”

Người chủ chó hỏi: “Con chó của tôi chưa hề biết thiên đường là gì, địa ngục là gì. Có thể để cho tôi quyết định ai được lên thiên đường hay không ạ ?”

Thiên thần nhìn người mù với ánh mắt khinh bỉ, chau mày nói: “Rất tiếc ! Đã là linh hồn thì đều bình đẳng với nhau. Các ngươi phải qua một cuộc thi để chọn ra kẻ được lên thiên đường.”

Người mù thất vọng hỏi: “Thi thế nào ạ ?”

“Rất đơn giản, thi chạy. Từ đây chạy tới cổng thiên đường, ai tới trước thì được lên thiên đường. Nhưng ngươi cũng đừng lo, vì ngươi đã chết rồi nên không còn là kẻ mù nữa, và tốc độ chạy của linh hồn thì không liên quan gì tới thể xác; linh hồn nào càng trong sạch lương thiện thì chạy càng nhanh.” Người mù nghĩ ngợi giây lát rồi đồng ý.

Khi tuyên bố cuộc chạy đua bắt đầu, thiên thần cứ tưởng người mù sẽ khôn ngoan ráng sức chạy thật nhanh, ai ngờ người đó vẫn đi thong thả chậm rãi. Kỳ lạ hơn là ***** dẫn đường kia cũng không chạy mà chỉ đi cùng với chủ của nó, không hề rời một bước. Bấy giờ thiên thần mới hiểu ra: bao năm nay ***** ấy đã tập được thói quen mãi mãi làm theo chủ nó, luôn luôn đi đằng trước để dẫn đường cho chủ, người chủ bảo gì thì nó nghe theo ngay. Rõ ràng, nếu là kẻ có tâm địa độc ác thì khi tới cổng thiên đường người chủ sẽ bảo ***** đứng lại để người đó dễ dàng thắng cuộc thi chạy này.

Thiên thần thương hại nhìn ***** và lớn tiếng bảo nó: “Mày đã vì cứu chủ mà hiến dâng tính mạng của mình, bây giờ chủ mày đã hết mù rồi, mày chẳng cần dẫn đường cho ông ta nữa, mày chạy nhanh lên nào !” Thế nhưng người chủ cũng như con chó, cả hai dường như chẳng nghe thấy thiên thần nói gì cả, vẫn cứ thong thả như đi dạo.

Khi tới cách cổng thiên đường vài bước chân, người chủ ra lệnh cho ***** dừng lại. Nó bèn ngoan ngoãn ngồi xuống. Thiên thần nhìn người chủ với ánh mắt khinh bỉ.

Người chủ nhoẻn miệng cười quay lại bảo thiên thần: “Tôi sắp sửa tiễn ***** của mình lên thiên đường. Bây giờ điều tôi lo nhất là nó thật sự không muốn lên đấy mà chỉ thích ở bên tôi ……Chính vì thế mà tôi muốn quyết định thay cho nó.”

Thiên thần ngạc nhiên đứng sững lại.

Người chủ nhìn ***** với ánh mắt lưu luyến, lại nói: “Thật tốt là ta có thể dùng cách chạy thi để quyết định thắng thua. Ít nhất tôi cũng có thể bảo ***** kia bước thêm vài bước nữa, như vậy nó có thể lên thiên đường được rồi. Có điều ***** này đi cùng tôi đã bao năm nay mà bây giờ lần đầu tiên tôi mới hết mù và được nhìn thấy nó bằng chính mắt của mình. Bởi vậy tôi muốn đi thong thả một chút để được nhìn nó lâu hơn. Nếu được phép thì có lẽ tôi thật sự muốn mãi mãi được nhìn thấy nó. Nhưng bây giờ đã tới cổng thiên đường rồi. Đây mới là nơi nó cần được đến. Xin thiên thần làm ơn chăm nom nó giúp tôi !”
Nói dứt lời, người chủ ra lệnh cho ***** tiến lên phía trước. Khi ***** tới cổng thiên đường thì người chủ rơi xuống địa ngục như một chiếc lá rụng. ***** quay đầu nhìn thấy chủ nó rơi xuống bèn chạy thục mạng đuổi theo chủ.

Lúc bấy giờ, vị thiên thần lòng đầy hối hận vội giương cánh bay theo định túm lấy ***** dẫn đường. Nhưng vì ***** ấy vốn có linh hồn trong sạch nhất, lương thiện nhất, cho nên nó chạy nhanh hơn bất cứ thiên thần nào. Và thế là rốt cuộc ***** dẫn đường ấy lại trở về bên người chủ của nó. Dù là ở dưới địa ngục, nó cũng sẽ mãi mãi bảo vệ chủ của mình.

Thiên thần đứng rất lâu nhìn theo hai linh hồn đáng thương kia và lẩm bẩm: “Ngay từ đầu ta đã phạm sai lầm. Hai linh hồn ấy là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Được cùng ở bên nhau thì dù là thiên đường hay địa ngục chúng cũng bằng lòng.”
Share câu chuyện này nếu bạn thấy ý nghĩa nhé ♥
 

Bình luận (1)
NV
Xem chi tiết
LM
7 tháng 10 2017 lúc 8:38

con heo online math

Bình luận (0)
ND
16 tháng 12 2021 lúc 13:10

Bình luận (0)
ND
16 tháng 12 2021 lúc 13:13

Bạn nên chép đoạn văn ra nhé , mình hk lâu rk nên ko nhớ

Bình luận (0)
NU
Xem chi tiết
TN
22 tháng 2 2016 lúc 15:42

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)

 

 

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

2. Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

3. Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng:

- Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".

- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".

- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.

- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.

- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

4. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân.

5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng cũng là ý nghĩa chủ đề của truyện: Cá vàng thể hiện niềm biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu; cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, đối với lòng tham lam, ích kỉ đến độc ác của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

- Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

- Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

- Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

- Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

- Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

2. Lời kể:

Ông lão đánh cá và con cá vàng tuy thuộc thể loại truyện cổ tích nhưng lại do một nhà thơ sáng tác. Ngoài những đặc điểm của một câu chuyện cổ tích thông thường, truyện có nhiều chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, nhiều hình tượng nổi bật, tính cách các nhân vật cũng được thể hiện một cách rõ nét nên việc kể diễn cảm cũng đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và thể hiện tác phẩm một cách sáng tạo.

Theo từng cấp độ đòi hỏi của mụ vợ: biểu hiện của biển cả ngày càng gay gắt, câu trả lời của cá vàng cũng mỗi lần một dứt khoát hơn; giọng điệu của mụ khi nói với chồng càng ngày càng quá quắt; thái độ của ông lão thì ngược lại: càng ngày ông càng tỏ ra nhu nhược và sợ hãi trước mụ vợ.

Vì vậy, khi kể câu chuyện này cần chú ý đến thái độ, giọng điệu của mỗi nhân vật (biểncũng có thể coi là một nhân vật – phản ứng của biển chính là sự thể hiện thái độ bất bình của nhân dân đối với mụ vợ). Nếu như với các nhân vật biển, cá vàng, mụ vợ có thể kể bằng giọng điệu nhanh, mạnh, gay gắt, tăng dần theo mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ thì khi thuật lại những hành động của ông lão lại phải hạ thấp giọng để thể hiện thái độ sợ sệt của ông đối với vợ của mình.

3*. Có ý kiến cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

 

Gợi ý: Hai nhân vật: Mụ vợ ông lão và cá vàng tuy đều là những nhân vật quan trọng trong tác phẩm, song điểm mấu chốt để nảy sinh câu chuyện, nảy sinh mối quan hệ giữa mụ vợ với cá vàng là từ nhân vật ông lão. Hơn nữa chính nhờ sự dẫn dắt của ông lão mà “tính cách” của cá vàng cũng như của mụ vợ mới được bộc lộ ra. Mối quan hệ chính trong tác phẩm (cái góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của câu chuyện) là mối quan hệ giữa ông lão với cá vàng. Vì thế nếu thay đổi tên của câu chuyện như đã nêu là không hợp lí.

 

Bình luận (0)
NT
26 tháng 2 2017 lúc 22:10
Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

Bình luận (0)
DG
3 tháng 3 2017 lúc 18:56
Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tóm tắt

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và bắt ông ra biển năm lần, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn"và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng một cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ lại "mắng như tát nước vào mặt"ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "mắng lão một thôi"và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho. Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Câu 2: Năm lần ra biển, cảnh biển thay đổi theo những đòi hỏi của mụ vợ ông lão:

Lần 1, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

Lần 2, mụ đòi cái nhà đẹp: Biển xanh đã nổi sóng.

Lần 3, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

Lần 4, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những "phản ứng" của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. "Nhân vật" biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn độ của con người – cụ thể ở đây là của mụ vợ ông lão.

Câu 3: Lòng tham và sự bội bạc của bà vợ là không đáy và quá quắt.

- Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.

- Sự bội bạc cũng tăng lên.

Lần đầu mụ vợ mắng chồng là đồ ngốc.

Lần hai mụ mắng chồng to hơn.

Lần ba mụ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão quét dọn chuồng ngựa.

Lần tư mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, định cho người lôi ông lão ra bờ biển. Sau đó khi làm nữ hoàng mụ vợ đuổi chồng và để cho mọi người chế giễu.

Lần năm mụ vợ lại sai người bắt ông lão đến và ra lệnh.

- Mụ có ý định bắt cá vàng là kẻ cho mình đạt tất cả các yêu cầu giàu sang và địa vị, để phục vụ cho lòng tham, sự bội bạc không cùng của mụ. Rõ ràng lần thứ mụ không chỉ bội bạc chồng (người xứng đáng được hưởng những đặc ân của cá vàng) mà mụ vợ bội bạc với cá ân nhân (và ông lão mà trả ơn) đó chính là cá vàng.

Câu 4: Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh "trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ". Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân và lời nhắn nhủ phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ.

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Hình tượng cá vàng chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân với những người lương thiện, hiền lành và những kẻ tham lam bội bạc.

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NV
21 tháng 2 2016 lúc 11:28

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tậpĐiêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.

3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

5. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

- Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

6. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:

1. Về thể thơ:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.

2. Về hình ảnh:

 

Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.

 

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
H24
28 tháng 7 2019 lúc 7:55

Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

+ Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Phê phán bộ phận người dốt nát nhưng thích tỏ ra hay chữ

- Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

- Tuy nhiên câu chuyện này vẫn là câu chuyện giải trí, chưa tới mức đả kích và tiêu diệt đối tượng.

Luyện tập

Bài 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Hành động của nhân vật:

- Thầy không biết chữ kê nên yêu cầu học trò đọc nhỏ: muốn che giấu cái dốt

- Sau khi xin đài âm dương, thầy bệ vệ bảo trẻ đọc to: đắc chí tin vào cái dốt

- Thầy cãi cố, bào chữa cho cái dốt trước mặt nhà chủ: tiếng cười được đẩy lên đỉnh điểm, hành động này của thầy bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật, khiến tiếng cười bật ra thoải mái nhất.

Lời nói của nhân vật:

+ Dủ dỉ là con dù dì

+ Dạy cháu biết tới tam đại con gà

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà

Các lời nói về sau chứa đựng sự phi lý, ngu dốt mà nhân vật mang ra để chống chế, che dấu cái dốt của bản thân.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
TP
20 tháng 2 2016 lúc 21:59

1. Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

2. Thơ Y Phương là tiếng lòng của một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng.

3. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

4. Trong bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ. Thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương.

Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

5. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình": không lo cực nhọc, sống vất vả mà gần gũi, khoáng đạt, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo... Từ những phẩm chất ấy, có thể thấy "người đồng mình" (người quê mình) thật đẹp, thật đáng ca ngợi. Đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương. Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.

6. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

7. Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

 Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

Bình luận (0)
TA
23 tháng 2 2016 lúc 19:58

batngo mik nói thiệt chưa học

Bình luận (0)
MY
25 tháng 3 2018 lúc 11:05
Soạn bài: Nói với con

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): tình yêu thương của cha mẹ và quê hương là cội nguồn sinh dưỡng nuôi lớn con.

- Phần 2 (những câu thơ còn lại): Niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống đẹp đẽ của quê hương.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Theo bố cục, nhất là theo diễn biến tâm trạng của nhà thơ, có thể thấy nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Câu 2: Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Chân phi bước ti cha Chân trái bước ti m Mt bước chm tiếng nói Hai bước ti tiếng cười.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

Câu 3: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

Câu 4:

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Câu 5:

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 74 SGK) :Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

Gợi ý trả lời: Bài nói có thể dựa trên những luận điểm chính như sau:

1. Lòng biết ơn của bản thân đối với tình cảm gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.

2. Niềm tự hào sâu sắc với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.

3. Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.

Ý nghĩa - Nhận xét

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.

Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
NN
18 tháng 8 2017 lúc 5:56

Câu 1: Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ.

"- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

Hay, "giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?"

Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ.

"- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ."

Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Câu 2: Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám "chống lại" những thành kiến tàn ác "để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.". Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.

Câu 3: Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

- Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Câu 4: Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Câu 5:

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng "Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng". Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ.

Bình luận (0)
NM
22 tháng 2 2016 lúc 13:08

oạn bài: Trong lòng mẹ

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

TRONG LÒNG MẸ

(Trích hồi kí Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

- Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phốNam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

2. Về tác phẩm:

a) Thể loại

Hồi kí còn gọi là hồi ức; một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Hồi kí gần với truyện, và nếu viết về những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu, hồi kí lại gần với sử. Hồi kí có thể là một câu chuyện mà tác giả là người được chứng kiến, hoặc vừa chứng kiến vừa tham dự, hoặc chính tác giả là nhân vật trung tâm. Người viết hồi kí lấy bản thân mình làm địa bàn chính để nhớ lại sự việc đã qua (có thể kể lại cho một người khác ghi). Lời văn của hồi kí cốt chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.

Nguyễn Xuân Nam

(Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, 1983)

b) Xuất xứ

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Cả một quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động. Tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo.

2. Giá trị nghệ thuật và nội dung:

a) Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

b) Bé Hồng không những không bị những lời thâm hiểm của bà cô làm nhu nhược mà càng biết hoàn cảnh của mẹ, Hồng càng thương mẹ hơn. Biểu hiện rõ nhất là chú bé cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Cậu bé vẫn tin tưởng, kính yêu mẹ. Đặc biệt là Hồng chỉ thoáng thấy bóng mẹ, đã nhận ra và líu ríu chạy theo. Khi ở trong lòng mẹ, Hồng đã thật sự sung sướng, thực sự được sống trong tình mẫu tử, đến mức ù cả tai, và bỗng nhiên quên hết những lời  dèm pha độc địa của bà cô.

c) Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

 Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Đoạn trích được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật "tôi". Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Rồi mẹ cậu bé cũng về thật. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.

2. Cách đọc:

Đoạn trích có hai nội dung chính (cuộc tranh cãi với bà cô và cảnh mẹ con gặp gỡ) cần bám sát diễn biến sự việc để sử dụng giọng điệu sao cho phù hợp:

- Cuộc tranh cãi với bà cô: giọng bà cô là giọng chì chiết, đay nghiến, châm chọc, cố gắng hạ uy tín của người mẹ trong lòng đứa con. Ngược lại, giọng chú bé Hồng vừa yếu đuối vừa cứng cỏi, sự tự hào về người mẹ xen lẫn cảm xúc đau đớn khi thấy mẹ bị xúc phạm...

- Cảnh mẹ con gặp gỡ: đây là trọng tâm của văn bản, cần đọc diễn cảm, thể hiện được nỗi xúc động vô bờ bến của chú bé khi gặp mẹ (bước ríu cả chân, nũng nịu nép vào người mẹ, khao khát được bé lại để được âu yếm, vỗ về...).

 

TRƯỜNG TỪ VỰNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là trường từ vựng?

- Ví dụ:

+ Các từ: thầy giáo, công nhânm nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.

+ Các từ : đi, chạy, nhảy, bò, bơi, trườn… đều có một nét nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ.

+ Các từ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt… ngu đần, dốt, chậm… đều có chung nét nghĩa: tính chất trí tệu của con người.

- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

2. Một số điểm lưu ý

- Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ:

Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:

+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…

+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ…

+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…

+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng, vắt (chân)…

- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.

Ví dụ:

+ Trường từ vựng "các bộ phận của tay": cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt tay… đều là danh từ.

+ Trường từ vựng chỉ "Hoạt động của tay": vẫy, cầm, nắm, ném, ôm… đều là động từ.

- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:

Ví dụ:

+ Mắt      

. Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, chân, tai, mũi….

. Trường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo…

+ Chữ "sắc" trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau:

. Dao mài rất sắc.

. Mắt sắc như dao.

. Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên.

- Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyền từ vựng, thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoà, so sánh, ẩn dụ…

Ví dụ:      

Khăn thương nhớ ai.

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt?

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên!

Đêm qua, em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên mọi bề.

Ca dao

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. Cày, cuốc, thuổng, mai, bừa, đào, …

b. Dao, cưa, rìu, liềm, hái, …

c. Tủ, rương, hôm, vali, chạn, thúng, mủng, nong, nia, chai, lọ, vại, hũ, bình, …

d. Hiền, hiền lành, dữ, ác, độc ác, tốt bụng, rộng rãi, …

e. Buồn, vui, giận, căm phẫn, kích động, xao xuyến, …

Gợi ý:

a. Dụng cụ để xới đất.

b. Dụng cụ để chia cắt

c. Dụng cụ để chứa đựng.

d. Tính chất tâm lý.

e. Trạng thái nội tâm.

2. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau, thuộc trường từ vựng nào?

Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm, úp  cá,  đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông.

Bình luận (0)
NN
18 tháng 8 2017 lúc 5:55

- Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn.

- Anh Dũng nói năng nhỏ nhẻ như con gái.

- Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất.

- Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau.

- Đàn voi đã đi cả ngày trời mà vẫn không tìm được một vũng nước nhỏ nhoi nào.

Bình luận (0)