Văn bản ngữ văn 8

VL

Hướng dẫn soạn bài " Trong lòng mẹ" - Trích " Những ngày thơ ấu" - Nguyên Hồng - Văn lớp 8

NN
18 tháng 8 2017 lúc 5:56

Câu 1: Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ.

"- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

Hay, "giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?"

Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ.

"- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ."

Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Câu 2: Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám "chống lại" những thành kiến tàn ác "để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.". Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.

Câu 3: Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

- Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Câu 4: Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Câu 5:

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng "Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng". Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ.

Bình luận (0)
NM
22 tháng 2 2016 lúc 13:08

oạn bài: Trong lòng mẹ

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

TRONG LÒNG MẸ

(Trích hồi kí Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

- Nhà văn Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phốNam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

2. Về tác phẩm:

a) Thể loại

Hồi kí còn gọi là hồi ức; một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Hồi kí gần với truyện, và nếu viết về những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu, hồi kí lại gần với sử. Hồi kí có thể là một câu chuyện mà tác giả là người được chứng kiến, hoặc vừa chứng kiến vừa tham dự, hoặc chính tác giả là nhân vật trung tâm. Người viết hồi kí lấy bản thân mình làm địa bàn chính để nhớ lại sự việc đã qua (có thể kể lại cho một người khác ghi). Lời văn của hồi kí cốt chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân.

Nguyễn Xuân Nam

(Từ điển văn học, tập một, NXB Khoa học xã hội, 1983)

b) Xuất xứ

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Cả một quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động. Tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo.

2. Giá trị nghệ thuật và nội dung:

a) Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

b) Bé Hồng không những không bị những lời thâm hiểm của bà cô làm nhu nhược mà càng biết hoàn cảnh của mẹ, Hồng càng thương mẹ hơn. Biểu hiện rõ nhất là chú bé cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Cậu bé vẫn tin tưởng, kính yêu mẹ. Đặc biệt là Hồng chỉ thoáng thấy bóng mẹ, đã nhận ra và líu ríu chạy theo. Khi ở trong lòng mẹ, Hồng đã thật sự sung sướng, thực sự được sống trong tình mẫu tử, đến mức ù cả tai, và bỗng nhiên quên hết những lời  dèm pha độc địa của bà cô.

c) Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

 Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Đoạn trích được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật "tôi". Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé Hồng những lời cay độc. Rồi mẹ cậu bé cũng về thật. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm nhận hạnh phúc của tình mẫu tử.

2. Cách đọc:

Đoạn trích có hai nội dung chính (cuộc tranh cãi với bà cô và cảnh mẹ con gặp gỡ) cần bám sát diễn biến sự việc để sử dụng giọng điệu sao cho phù hợp:

- Cuộc tranh cãi với bà cô: giọng bà cô là giọng chì chiết, đay nghiến, châm chọc, cố gắng hạ uy tín của người mẹ trong lòng đứa con. Ngược lại, giọng chú bé Hồng vừa yếu đuối vừa cứng cỏi, sự tự hào về người mẹ xen lẫn cảm xúc đau đớn khi thấy mẹ bị xúc phạm...

- Cảnh mẹ con gặp gỡ: đây là trọng tâm của văn bản, cần đọc diễn cảm, thể hiện được nỗi xúc động vô bờ bến của chú bé khi gặp mẹ (bước ríu cả chân, nũng nịu nép vào người mẹ, khao khát được bé lại để được âu yếm, vỗ về...).

 

TRƯỜNG TỪ VỰNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là trường từ vựng?

- Ví dụ:

+ Các từ: thầy giáo, công nhânm nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.

+ Các từ : đi, chạy, nhảy, bò, bơi, trườn… đều có một nét nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ.

+ Các từ: thông minh, nhanh trí, sáng suốt… ngu đần, dốt, chậm… đều có chung nét nghĩa: tính chất trí tệu của con người.

- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

2. Một số điểm lưu ý

- Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ:

Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:

+ Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…

+ Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ…

+ Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…

+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng, vắt (chân)…

- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.

Ví dụ:

+ Trường từ vựng "các bộ phận của tay": cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt tay… đều là danh từ.

+ Trường từ vựng chỉ "Hoạt động của tay": vẫy, cầm, nắm, ném, ôm… đều là động từ.

- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:

Ví dụ:

+ Mắt      

. Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, chân, tai, mũi….

. Trường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo…

+ Chữ "sắc" trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau:

. Dao mài rất sắc.

. Mắt sắc như dao.

. Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên.

- Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyền từ vựng, thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoà, so sánh, ẩn dụ…

Ví dụ:      

Khăn thương nhớ ai.

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt?

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên!

Đêm qua, em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên mọi bề.

Ca dao

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. Cày, cuốc, thuổng, mai, bừa, đào, …

b. Dao, cưa, rìu, liềm, hái, …

c. Tủ, rương, hôm, vali, chạn, thúng, mủng, nong, nia, chai, lọ, vại, hũ, bình, …

d. Hiền, hiền lành, dữ, ác, độc ác, tốt bụng, rộng rãi, …

e. Buồn, vui, giận, căm phẫn, kích động, xao xuyến, …

Gợi ý:

a. Dụng cụ để xới đất.

b. Dụng cụ để chia cắt

c. Dụng cụ để chứa đựng.

d. Tính chất tâm lý.

e. Trạng thái nội tâm.

2. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau, thuộc trường từ vựng nào?

Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm, úp  cá,  đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông.

Bình luận (0)
NN
18 tháng 8 2017 lúc 5:55

- Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn.

- Anh Dũng nói năng nhỏ nhẻ như con gái.

- Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất.

- Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau.

- Đàn voi đã đi cả ngày trời mà vẫn không tìm được một vũng nước nhỏ nhoi nào.

Bình luận (0)
NN
18 tháng 8 2017 lúc 5:56

xoin lo gửi nhầm

Bình luận (0)
NN
18 tháng 8 2017 lúc 8:40

Câu 1: Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ.

"- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?"

Hay, "giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?"

Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ.

"- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ."

Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu.

Câu 2: Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:

- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

- Bé Hồng không hề trách mẹn nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".

- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xiết thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám "chống lại" những thành kiến tàn ác "để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.". Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình.

- Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".

- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.

Câu 3: Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi:

- Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ.

- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

Câu 4: Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.

Câu 5:

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc, ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng "Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng". Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhà văn thấu hiểu, đồng cảm cho nỗi bất hạnh của phụ nữ, trẻ nhỏ; đồng thời ca ngợi tâm hồn, đức tính cao quý của họ. Ông luôn lên tiếng bênh vực, bảo vệ người phụ nữ; trân trọng những khao khát muôn đời của trẻ nhỏ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LP
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết