Vì sao các câu tục ngữ thường rút gọn
Em hãy cho biết vì sao: Tục ngữ thường là câu rút gọn? Lấy ví dụ minh họa?
Tục ngữ thường là câu rút gọn vì nó giúp làm gọn câu hơn, vừa dễ hiểu, vừa tránh lặp lại các từ ngữ xuất hiện ở trước .
Ví dụ : Học ăn, học nói, học gói, học mở .
=> Ở đây rút gọn thành phần Chủ Ngữ (tôi, chúng ta, chúng tôi,...)
Bởi vì câu tục ngữ là những lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định là ai nên dùng câu rút gọn tục ngữ (không chỉ có "anh ấy, cô ấy, ..."
Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
a. Câu trên thuộc chủ để tục ngữ nào mà em đã được học? Câu tục ngữ trên khuyên chúng
ta điều gì?
b. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao?
a. Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề tục ngữ về con người và xã hội. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta nên tự tin, cố gắng, có nghị lực trong cuộc sống, dù có khó khăn cũng không được bỏ cuộc.
b. Ở tục ngữ, thành phần chủ ngữ thường được rút gọn để gửi gắm bài học, lời khuyên đến tất cả mọi người
Tại sao tục ngữ thường hay sử dụng câu rút gọn thành phần chủ ngữ
Vì những câu tục ngữ, thành ngữ thường để chỉ chung tất cả mọi người nên có thể lược bớt chủ ngữ
vì để chỉ chung tất cả mọi người chứ ko phải 1 người
tại sao các câu tục ngữ hoặc ca dao thường dung câu rút gọn mà chúng ta vẫn hiểu được nội dung ý nghĩa
vì những câu tục ngữ là lời dạy dành cho tất cả mọi người, không cố định chủ ngữ
câu 2: cho câu tục ngữ '' đói cho sạch rách cho thơm ''
a/ tục ngữ trên rút gọn phần nào?
b/ hãy khôi phục thành đó
c/ vì sao rút gọn thành phần đó?
câu 3: giải thích nội dung câu tục ngữ '' đói cho sạch rách cho thơm '' và cho biết nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì
câu 4: tìm câu đặc biệt trong câu sau và nêu tác dụng
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
a, Rút gọn thành phần : chủ ngữ
b, Khôi phục : Ông cha ta đã răn dạy chúgng ta rằng : "Đói cho sạch rách cho thơm ''
c, Vì như thế sẽ làm gọn câu hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp các từ ngữ xuất hiện phía trước .
Câu 3 . Nội dung : Khuyên người ta cho dù nghèo đến mức không có cơm ăn, áo mặc thì vẫn nên giữ được tính liêm khiết, ngay thẳng, sống trung thực.
`-` Nghệ thuật : tương phản.
Câu 4 :
`-` Câu đặc biệt : Than ôi !
`-` Tác dụng :Dùng để bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối của con hổ về thời ngày xưa, lúc nó còn ngự trị nơi rừng xanh đại ngàn.
Cho câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân.”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
d. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bày những suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu tục ngữ trên trong cuộc sống ngày nay. Trong đoạn văn có sử dụng một câu rút gọn. (Gạch chân và chú thích rõ)
Cho câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân.”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
Cho câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
giúp mihf với
Cho câu tục ngữ: “Một mặt người bằng mười mặt của”
a. Xét về cấu tạo, câu tục ngữ trên có phải câu rút gọn không? Vì sao?
b. Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ trên.
c. Tìm ít nhất 3 câu tục ngữ có nội dung, ý nghĩa tương tự câu tục ngữ trên.
giúp mình với
a. Không phải vì nó không rút gọn thành phần nào của câu.
b. nội dung ý nghĩa : khẳng định, đề cao giá trị , giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật
c. Người làm ra của chứ của không làm ra người.
Người ta là hoa đất
Người sống hơn đống vàng