phân tử X2Y có tổng số p = 22 . biết X và Y ở 2 nhóm kế tiếp trong 1 chu kì. tìm CTPT của X2Y
Phân tử X2Y có tổng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Dựa vào cấu hình electron các nguyên tử X, Y. Tìm công thức phân tử và gọi tên hợp chất X2Y
A. NO2
B. CO2
C. H2S
D. H2O
Đáp án A
Đặt số proton của X, Y là ZX, ZY
Ta có 2ZX + ZY = 23 (1)
- Nếu X trước Y thì ZY = ZX + 1 (2)
Từ (1) và (2) → 2ZX + ZX + 1 = 23→ ZX = 22/3 = 7,3 (vô lí)
- Nếu Y trước X thì ZX = ZY + 1 (3)
Từ (1) và (3) → 2( ZY + 1) + ZY = 23 → 3ZY = 21
ZY = 7 → Y là nito (N)
ZX = 8 → X là oxi (O)
Công thức X2Y là NO2
Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X 2 Y , trong đó tổng số proton là 22. X có số hiệu nguyên tử là
A. 7
B. 8
C. 9
D. 11
X thuộc chu kì 3, nhóm IA, Y thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất giữa X và Y là
A. X 2 Y ; liên kết ion B. XY ; liên kết ion.
C. XY 2 ; liên kết cộng hoá trị. D. X 2 Y 2 ; liên kết cộng hoá trị.
Một hợp chất có công thức phân tử X2Y chứa tổng số hạt cơ bản trong phân tử là 28, trong đó tổng số hạt không mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện là 12 hạt. Tìm công thức phân tử của X2Y. Biết rằng chất này có thể tạo thành từ phản ứng của đơn chất chứa nguyên tố X và đôn chất chứa nguyên tố Y. Viết phương trình hóa học
Do phân tử X2Y có tổng số hạt là 28
=> 4pX + 2nX + 2pY + nY = 28 (1)
Do số hạt không mạng điện ít hơn số hạt mang điện là 12 hạt
=> 2nX + nY + 12 = 4pX + 2pY (2)
(1)(2) => \(\left\{{}\begin{matrix}2p_X+p_Y=10\\2n_X+n_Y=8\end{matrix}\right.\)
- Nếu pX = 1 => pY = 8
=> X là H, Y là O
=> CTHH: H2O
PTHH: 2H2 + O2 --to--> 2H2O
- Nếu pX = 2 => pY = 6
=> X là He, Y là C --> Loại
- Nếu pX = 3 => pY = 4
=> X là Li, Y là Be --> Loại
- Nếu pX = 4 => pY = 2
=> X là Be, Y là He --> Loại
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=28\\p+e-n=12\end{matrix}\right.\)
Mà p = e
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p+e=28\\2p-e=12\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=10\\n=8\end{matrix}\right.\)
X là H, đơn chất là H2
Y là O, đơn chất là O2
\(PTHH:2H_2+O_2\underrightarrow{t^o}2H_2O\)
Câu 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào?
Giả sử X đứng trước Y
Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}P_X+P_Y=25\\P_X+1=P_Y\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=12\left(Mg\right)\\P_Y=13\left(Al\right)\end{matrix}\right.\)
=> X và Y thuộc chu kì 3
X thuộc nhóm IIA và Y thuộc nhóm IIIA
Gọi số hạt proton của một nguyên tử nguyên tố là a
Suy ra số hạt proton của nguyên tử nguyên tố còn lại là a + 1
Ta có : $a + a + 1 = 25 \Rightarrow a = 12$
Vậy X là Magie, Y là Nhôm
Do đó, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA
phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23,biết X và Y ở hai ô liên tiếp trong 1 chu kì.xác đjnh X và Y.viết cấu hình e của X và Y, công thức hợp chất
X và Y ở 2 ô liên tiếp trong 1 chu kì vậy ta có :
PY - PX =1 hoặc PX - PY =1
mà tổng P trong X2Y là 23 tức:
2PX +PY=23
vậy ta có hệ
\(\left\{{}\begin{matrix}P_Y-P_X=1\\2P_X+P_Y=23\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=7\\P_Y=8\end{matrix}\right.\)(tm vì tạo nên hc N2O)
hoặc \(\left\{{}\begin{matrix}-P_Y+P_X=1\\2P_X+P_Y=23\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_X=8\\P_Y=7\end{matrix}\right.\)(loại vì ko có hc O2N)
Tổng số hạt proton của 3 nguyên tử X, Y, Z là 45. X và Y thuộc cùng một nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp. X và Z kế tiếp nhau trong cùng một chu kì. Các hiđroxit tương ứng với X, Y, Z là H 1 , H 2 , H 3 . Thứ tự giảm dần tính bazơ của H 1 , H 2 , H 3 là
A. H 1 > H 2 > H 3
B. H 1 > H 3 > H 2
C. H 2 > H 1 > H 3
D. H 3 > H 1 > H 2
Chọn C
X và Z kế tiếp nhau trong 1 chu kỳ, giả sử Zx < Zz → Zz = Zx + 1.
Tổng số proton của X, Y và Z là 45 → Zx + ZY + Zx + 1 = 45 → 2Zx + ZY = 44 (1).
X và Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp, giả sử Zx < Zy.
Trường hợp 1: Zy – Zx = 8; kết hợp với (1) giải hệ phương trình được:
Zx = 12; Zy = 20 → Zz = 13.
→ Tính kim loại Y > X > Z → Tính bazơ: H2 > H1 > H3 →chọn C.
Trường hợp 2: ZY – Zx = 18; kết hợp với (1) giải hệ phương trình được:
Zx = 8,67 và Zy = 26,67 (loại).
Chú ý: Với bài tự luận để chặt chẽ thì xét tiếp các trường hợp Zx > ZY; Zx > ZZ ….
Tìm 2 nguyên tố A, B trong các trường hợp sau đây:
a) Biết A, B đứng kế tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số điện tích hạt nhân là 25
b) A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và cung một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân là 32
a) A, B đứng kế tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn
=> ZB - ZA=1 (1)
Tổng số điện tích hạt nhân là 25
=> ZA + ZB =25 (2)
(1), (2) => ZA=12 (Mg) ; ZB=13 (Al)
b) Tổng số điện tích hạt nhân là 32
=> Thuộc chu kì nhỏ
=> ZA+ZB=32 (3)
A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và cung một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn.
=> ZB- ZA=8 (4)
(3), (4) => ZA=20 (Ca) , ZB=12 (Mg)
a) Vì A và B đứng liên tiếp trong một chu kì nên ta có:
\(Z_B-Z_A=1\left(1\right)\) (B đứng sau A)
Vì tổng số điện tích hạt nhân A và B là 25 nên ta có:
\(Z_A+Z_B=25\left(2\right)\)
Từ (1). (2) ta lập được hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}Z_B-Z_A=1\\Z_A+Z_B=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z_A=12\\Z_B=13\end{matrix}\right.\)
=> A là Magie (ZMg=12) và B là nhôm (ZAl=13)
X và Y nằm ở hai nhóm kế tiếp nhau trong 1 chu kì có tổng số điện tích hạt nhân là 31 . Xác định X Y và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn
Tổng điện tích hạt nhân là : 31
\(p_X+p_Y=31\left(1\right)\)
Hai nguyên tố nằm ở hai nhóm kế tiếp nhau cùng chu kì nên :
\(p_X-p_Y=1\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p_X=16,p_Y=15\)
Y: Ô 16 , Chu kì 3 , Nhóm VIA
X : Ô 15 , Chu kì 3 , Nhóm VA
Số điện tích hạt nhân trung bình là 31 : 2 = 15,5
Vậy X và Y là P(15) và S(16)
X nằm ở ô 15 nhóm VA, chu kì 3
Y nằm ở ô 16 nhóm VIA, chu kì 3