những truyền thống yêu nước của dân tộc việt nam ai biết trả lời giúp mình nha
Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là
A. đoàn kết với nhân dân các nước.
B. kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
C. hòa nhập, gần gũi với mọi người trong cộng đồng.
D. không phân biệt dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số.
Một trong những biểu hiện trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là
A. đoàn kết với nhân dân các nước.
B. kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm.
C. hòa nhập, gần gũi với mọi người trong cộng đồng.
D. không phân biệt dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số.
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hình thành như thế nào?
- Bước đầu nảy sinh và phát triển của tình cảm yêu thương gắn bó giữa người với người và giữa công đồng, tình yêu quê hương đất nước.
- Truyền thống yêu nước được hình thành với sự ra đời của quốc gia dân tộc
- Truyền thống yêu nước được hình thành trải qua quá trình đấu tranh chống ngoại xâm để giữ nước đặc biệt dưới thời Bắc thuộc.
em hãy phân tích truyền truyền thống yêu nước của dân tộc việt nam trong giai đoạn hiện nay
TK
+ khái niệm:Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.
+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.
+Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương).Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang -Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn -lòng yêu nước.Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).
Ai giúp mình với :
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : Ăn quả nhơ kẻ trông cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc việt nam
Có một số gợi ý , và ý chính cho bài văn của em ở phần thân bài nhé:
Những ý chính cần đạt:
1. Giải thích:
- Ăn quả : chỉ sử hưởng thụ, thừa hưởng những thành quả lao động của người khác.
- Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó.
=> Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng.
2. Phân tích, bình luận vấn đề:
a/ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống quý báu, đáng trân trọng của dân tộc ta. Biểu hiện:
- Trong văn chương: có rất nhiều lời răn dạy tương tự:
"Uống nước nhớ nguồn"
"Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy"
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
...
- Trong cuộc sống:
+ Ghi nhớ, trân trọng thành quả của những thế hệ đi trước, những người đã chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Hơn thế, chúng ta vẫn đang tiếp tục bảo vệ, phát huy những thành quả đó.
+ Có các giải thưởng cao quý, tôn vinh những người có cống hiến cho xã hội, cho dân tộc cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
b/ Vì sao "ăn quả" phải "nhớ người trồng cây"?
- Vì phải có người "trồng cây" mới được thu hoạch "quả".
- Tất cả những thành quả đều phải tạo nên bằng nhiều công sức.
- Đó là một lẽ sống đẹp.
- Những kẻ vô ơn bạc nghĩa cũng sẽ không có được sự tôn trọng, giúp đỡ của mọi người xung quanh -> cần phải lên án.
3/ Bài học nhận thức và hành động:
- Lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có nhân cách, là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đúng với muôn đời nên cần được gìn giữ, phát huy.
- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó). Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động).
- Lên án những kẻ vô ơn, bội bạc.
- Liên hệ bản thân.
Phần mb và kb em tự làm theo văn của mình nha.
Một số ý mà bạn có thể đưa vào bài văn:
- Mở bài : bạn giới thiệu về câu tục ngữ đó ( VD: Ông bà ta thường nói " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vậy thì câu tục ngữ ấy có nghĩa là gì?. Thoạt đầu ta sẽ hiểu đơn giản rằng : khi ăn quả chín phải biết nhớ kẻ đã ngày đêm chăm sóc cái cây ấy. Nhưng ý nghĩa của nó còn đi xa hơn nữa. Nhân dân ta muốn dạy cho con cháu về lòng biết ơn, sống sao cho luôn nhớ về cội nguồn của bản thân)
- Thân : (Đây là các gợi ý của mình, bạn có thể sửa lại , sắp xếp và thêm vào sao cho khớp với mở bài và làm bài văn logic hơn)
+ Biết ơn không những là một đức tính tốt, mà nó còn là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ trong nhân dân.
+ Sự thật, dù là trong quá khứ hay hiện tại, xã hội Việt Nam vẫn luôn hiện hữu và phát huy tốt lòng biết ơn, hướng về cội nguồn. Trong nhà thì con tôn kính cha mẹ, ông bà, ngoài xã hội thì tổ chức các hoạt động hướng về tổ tiên. Tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì - Phú Thọ. Hằng năm , con cháu đến từ mọi miền trên tổ quốc đều về tham dự, tưởng nhớ vị vua có công dựng nước và phát triển đất nước ở thời buổi đầu này.
+ Tổ chức các buổi viếng thăm, động viên các thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với đất nước.
+ Đối với ta, mỗi ngày ta được dạy rằng ăn một bán cơm cũng phải nghĩ đến người nông dân cực khổ làm ruộng, là bao giọt mồ hôi, là nước mắt rơi trên những hạt lúa.
Kết : Bởi ý nghĩa sâu xa của nó , câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn sống mãi với thời gian. Trải qua bao thế hệ, trở thành một nếp sống, một đạo lý đúng đắn mà bất cứ con người nào cũng phải thừa nhận. Bản thân chúng ta phải cố gắng rèn luyện thật tốt đức tính ấy và giữ gìn sao cho câu tục ngữ được lưu truyền mãi trong dân gian
phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII, đã để lại những bài học lịch sử như thế nào trong truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
tham khảo
Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :
–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em con đừng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là.
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản
D. Cách mạng tư bản chủ nghĩa
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em con đừng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản
D. Cách mạng tư bản chủ nghĩa