PN

Ai giúp mình với :

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau : Ăn quả nhơ kẻ trông cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc việt nam

DL
2 tháng 4 2022 lúc 9:19

Có một số gợi ý , và ý chính cho bài văn của em ở phần thân bài nhé:

Những ý chính cần đạt:  

1. Giải thích:

Ăn quả : chỉ sử hưởng thụ, thừa hưởng những thành quả lao động của người khác.

Kẻ trồng cây : là người làm nên những thành quả đó hoặc góp phần đêm lại những thành quả đó.

=> Cả câu : nhắc nhở ta phải biết ơn những người đã có công tạo ra các thành quả mà ta đang thừa hưởng.    

2. Phân tích, bình luận vấn đề:

a/ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống quý báu, đáng trân trọng của dân tộc ta. Biểu hiện:

- Trong văn chương: có rất nhiều lời răn dạy tương tự:

"Uống nước nhớ nguồn"

"Muốn sang phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thấy"

"Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

...

- Trong cuộc sống:

+ Ghi nhớ, trân trọng thành quả của những thế hệ đi trước, những người đã chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình, độc lập của dân tộc. Hơn thế, chúng ta vẫn đang tiếp tục bảo vệ, phát huy những thành quả đó.

+ Có các giải thưởng cao quý, tôn vinh những người có cống hiến cho xã hội, cho dân tộc cả trong lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.  

b/ Vì sao "ăn quả" phải "nhớ người trồng cây"?

- Vì phải có người "trồng cây" mới được thu hoạch "quả".

- Tất cả những thành quả đều phải tạo nên bằng nhiều công sức.

- Đó là một lẽ sống đẹp. 

- Những kẻ vô ơn bạc nghĩa cũng sẽ không có được sự tôn trọng, giúp đỡ của mọi người xung quanh -> cần phải lên án.  

3/ Bài học nhận thức và hành động:

- Lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu ở một con người có nhân cách, là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, đúng với muôn đời nên cần được gìn giữ, phát huy.

- Ta không chỉ nhớ mà còn phải ra sức đáp đền (giữ gìn và phát huy những thành quả đó). Ta không chỉ ăn quả mà còn phải ra sức trồng cây (sẵn sàng đóng góp công sức để tạo ra những thành quả lao động).

- Lên án những kẻ vô ơn, bội bạc.

- Liên hệ bản thân.  

Phần mb và kb em tự làm theo văn của mình nha.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2022 lúc 9:27

Một số ý mà bạn có thể đưa vào bài văn:

- Mở bài : bạn giới thiệu về câu tục ngữ đó ( VD: Ông bà ta thường nói " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vậy thì câu tục ngữ ấy có nghĩa là gì?. Thoạt đầu ta sẽ hiểu đơn giản rằng : khi ăn quả chín phải biết nhớ kẻ đã ngày đêm chăm sóc cái cây ấy. Nhưng ý nghĩa của nó còn đi xa hơn nữa. Nhân dân ta muốn dạy cho con cháu về lòng biết ơn, sống sao cho luôn nhớ về cội nguồn của bản thân)

- Thân : (Đây là các gợi ý của mình, bạn có thể sửa lại , sắp xếp và thêm vào  sao cho khớp với mở bài và làm bài văn logic hơn)

+ Biết ơn không những là một đức tính tốt, mà nó còn là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ trong nhân dân.

+ Sự thật, dù là trong quá khứ hay hiện tại, xã hội Việt Nam vẫn luôn hiện hữu và phát huy tốt lòng biết ơn, hướng về cội nguồn. Trong nhà thì con tôn kính cha mẹ, ông bà, ngoài xã hội thì tổ chức các hoạt động hướng về tổ tiên. Tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì - Phú Thọ. Hằng năm , con cháu đến từ mọi miền trên tổ quốc đều về tham dự, tưởng nhớ vị vua có công dựng nước và phát triển đất nước ở thời buổi đầu này.

+ Tổ chức các buổi viếng thăm, động viên các thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với đất nước.

+ Đối với ta, mỗi ngày ta được dạy rằng ăn một bán cơm cũng phải nghĩ đến  người nông dân cực khổ làm ruộng, là bao giọt mồ hôi, là nước mắt rơi trên những hạt lúa.

Kết : Bởi ý nghĩa sâu xa của nó , câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" luôn sống mãi với thời gian. Trải qua bao thế hệ, trở thành một nếp sống, một đạo lý đúng đắn mà bất cứ con người nào cũng phải thừa nhận. Bản thân chúng ta phải cố gắng rèn luyện thật tốt đức tính ấy và giữ gìn sao cho câu tục ngữ được lưu truyền mãi trong dân gian

 

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AH
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết