Những câu hỏi liên quan
LL
Xem chi tiết
H24
4 tháng 1 2022 lúc 8:40

ỦA k có Hóa r tóm tắt lớp nào

Bình luận (4)
H24
Xem chi tiết
TP
8 tháng 7 2021 lúc 14:44

Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

a. Tác dụng với phi kim

PTHH: S + O2 ----to-----> SO2

PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5

b. Tác dụng với kim loại

PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…

2. Phân loại: 

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4

CO2 tướng ứng với axit H2CO3

b. Oxit bazo

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2

K2O tương ứng với KOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3 : sắt (III) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

     + Mono: một

     + Đi : hai

     + Tri : ba

     + Tetra : bốn

     + Penta : năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O3: điphotpho trioxit

P2O5 : đi photpho pentaoxit

4. công thức :

- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M

- Nếu x = 2 thì có công thức là MO

 

Bình luận (0)
TP
8 tháng 7 2021 lúc 14:49

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí

a. Thành phần chính

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ

b. Thành phần khác

Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

b. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

BCHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

a. Tác dụng với oxi

Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ

PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O

⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử

⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm              

Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).

Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2     

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

III. Nước                 

1. Tính chất vật lý 

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C

Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)                                 

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

 

 

Bình luận (0)
TP
8 tháng 7 2021 lúc 14:51

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

VD: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

III. Độ tan của một chất trong nước              Khái niệm; Công thức tính:

a. Định nghĩa:

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

b.Công thức tính độ tan: S=\(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\)

IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch

CT : Hóa học lớp 8 | Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa 8 có đáp án

Trong đó: mct là khối lượng chất tan, tính bằng gam

mdd là khối lượng dung dich, tính bằng gam

khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi

2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch

Hóa học lớp 8 | Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa 8 có đáp án

Trong đó: n : số mol chất tan

V: thể tích dung dịch (lít)

 

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
NH
24 tháng 7 2021 lúc 8:12

1. Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

2. Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc vuông.

3. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng đó.

4. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.                            *Tính chất của hai đường thẳng song song

- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

Hai góc so le trong còn lại bằng nhauHai góc đồng vị bằng nhauHai góc trong cùng phía bù nhau.

*Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có:

Một cặp góc so le trong bằng nhauHoặc một cặp góc đồng vị bằng nhauHoặc hai góc trong cùng phía bù nhau thì a và b song song với nhau

- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

5. Tiên đề ơ - clit về đường thẳng song song

- Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

6.Từ vuông góc đến song song

- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

- Một đường thẳng vuông góc với một trong hái đường thẳng song song thì nó cuãng vuông góc với đường thẳng kia.

- Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

7. Tổng ba góc của một tam giác

- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800

- Trong một tam giác vuông,hai nhọn phụ nhau.

- Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc trong của tam giác ấy.

- Mỗi góc ngoài của mmọt tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.

8. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác thường

*Trường hợp 1: Cạnh – cạnh – cạnh

- Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

*Trưòng hợp 2: Cạnh – góc – canh

- Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

*Trường hợp 3: Góc – cạnh – góc

Nếu một cạnh và hia góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
ND
14 tháng 10 2023 lúc 22:52

BÀI 6 SẮP XẾP, LỌC DỮ LIỆU

1. Tóm tắt bài học

loading...

2. Sắp xếp dữ liệu

Sắp xếp theo một cột dữ liệu: Chọn một ô tính trong cột cần sắp xếp dữ liệu, nháy chọn dải lệnh Media VietJack  hoặc Media VietJack  trong bảng chọn Data để sắp xếp theo thứ tự dữ liệu tăng dần hoặc giảm dần.

Sắp xếp theo nhiều có dữ liệu: Chọn một ô tính trong vùng dữ liệu cần sắp xếp, chọn lệnh Sort trong lệnh Sort & Filter cửa sổ Sort được mở ra. Trong cửa sổ Sort, thực hiện thêm mức sắp xếp, chọn cột, tiêu chí, cách sắp xếp sau đó chọn OK.

3. Lọc dữ liệu

Các bước lọc dữ liệu: chọn một ô tính trong vùng dữ liệu cần lọc rồi chọn thẻ Data, chọn lệnh Filter. Tiếp theo, nháy chuột vào nút mũi tên trong ô tính chứa tiêu đề cột dữ liệu cần lọc rồi chọn giá trị cần lọc hoặc chọn, chỉnh sửa điều kiện để lọc dữ liệu mong muốn, sau đó chọn OK.

Khi cần thực hiện tính toán, sắp xếp, lọc với bảng dữ liệu trong tệp văn bản, ta nên sao chép đữ liệu sang trang tính để xử lí.

Bình luận (0)
MB
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
25 tháng 12 2023 lúc 16:39

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời

tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp

thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật

mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.

Ví dụ:

- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,

gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người

ta giật mình.

=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.

Khúc nhạc tâm hồn

Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây

cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo

viên.

Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ

- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.

- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!

Điệp từ

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một

cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ

Điệp ngữ cách quãng:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ

Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường

đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ

- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.

- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.

- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ

- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.

- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ

- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.

- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

Màu sắc trăm miền

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác

với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.

Ví dụ

- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích

Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.

- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bố thường bảo với tôi rằng:

- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu

thương mọi người.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ

- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
TD
25 tháng 9 2016 lúc 20:38

gồm nhiều tính chất như

kết hợp

giao hoán

cộng với số 1

k cho mình nha

Bình luận (0)
NP
25 tháng 9 2016 lúc 20:24

RẢNH HƠ

Bình luận (0)
BA
Xem chi tiết