Vì sao nói : “Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam” ? Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng?
Vì sao nói : “Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam” ? Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam :
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Từ khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối cách mạng Việt Nam thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
Đảng ta ra đời đã đề ra đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo. Đó là phương pháp cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam :
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
*Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào Cách mạng Việt Nam (0,5 điểm)Đã đề ra được đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. Mở đầu thời kỳ Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. (0,5 điểm)Cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới. (0,5 điểm)Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của Cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng:
Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng Sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo, tranh giành quần chúng, tranh giành đảng viên. (0,25 điểm)Đề ra kế hoạch và đặt ra yêu cầu cấp thiết để các tổ chức cộng sản xúc tiến việc hợp nhất, rồi đi đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. (0,25 điểm).Trực tiếp và chủ trì Hội nghị thành Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3-2-1930. (0,25 điểm)Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. (0,25 điểm)Hoàn cảnh và N ội dung của Hội Nghị Thành lâp đảng ( 6/1- -> 7/2/1930 )
a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đại biểu đến Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
b) Nội dung Hội nghị:
- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.
- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
Hãy cho biết hoàn cảnh ,nội dung của hội nghị thành lâp đảng ( 6/1- -> 7/2/1930 ) .em có nhận xét gì về hội nghi này ?
a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đại biểu đến Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
b) Nội dung Hội nghị:
- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.
- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
c) Nhận xét:
Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng
1.Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ ?
2.Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu nào ?
3.Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1.Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ vì:
Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối cách mạng đúng đắn. Những quyết định của Hội nghị chứng tỏ Hội nghị thành lập Đảng đầu năm
1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
2.Nội dung Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm chủ yếu :
- Nội dung Luận cương chính trị:
+ Khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau tiến lên cách mạng XHCN.
+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, đế quốc.
+ Lực lượng của cách mạng là vô sản và nông dân.
+ Phương pháp cách mạng : Đảng phải coi trọng tập hợp quần chúng đấu tranh, khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, giành lấy chính quyền cho công nông..., phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.
- Tuy nhiên, Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
3.- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
- Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
1.- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng Sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.
2.
Nội dung Luận cương chính trị- Luận cương phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Về mâu thuẫn giai cấp: Mâu thuẫn diễn ra gay gắt “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
- Về phương hướng chiến lược cách mạng Đông Dương: Lúc đầu sẽ làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Sau khi tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa .
- Về nhiệm vụ cách mạng: Sự cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, thực hành thổ địa triệt để; tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau, trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
- Về lực lượng cách mạng: “Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân là động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi”.
- Về phương pháp cách mạng: lúc thường thì tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu "phần ít " để dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng. Đến lúc có tình thế cách mạng, Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới; vì thế vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.
hoàn cảnh ra đời của đảng cộng sản việt nam . tại sao nói đảng cộng sản việt nam ra đời là yếu tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng t8 năm 1945
Hoàn cảnh: - cuối năm 1929, phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá sâu rộng vào phong trào cách mạng Việt Nam.
- Ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức công sản cuối năm 1929 nhưng lại công kích nhau, tranh dành đảng viên, tranh dành ảnh hưởng, tác động không tốt đến phong trào cách mạng.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng lúc này là phải thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất nhawmgf lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
- Quốc tế cộng sản cũng chỉ thị thống nhất các tổ chuwcxs cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất.
=> DDCS việt nam được thành lập.
Khi nói đến vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự thành lập Đảng, có nhận định cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy chứng minh nhận định trên
Thanks nhiều ^^
Tháng 7/1920 Bác đọc bản Sơ thảo thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin soạn thảo in trên báo Nhân Đạo, từ đây người xác định cách mạng nước ta phải theo là cách mạng vô sản.
Năm 1924, Bác đến Quảng Châu và mở các lớp đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin cũng như cách đào tạo, vận động, tổ chức quần chúng...
Năm 1925, Bác thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1930, trên cơ sở các tổ chức cộng sản đang hoạt động một cách chia rẽ, Bác chủ trì hội nghị thành lập Đảng và chính thức hợp nhất các tổ chức cộng sản lại làm 1 Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người soạn ra Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đây được xem như là Cương lĩnh chính trị của Đảng,đây là đường lối đúng đắn của cách mạng nước ta.
câu 1: nêu nội dung cương lĩnh chính trị của nguyễn ái quốc và luận cương chính trị của trần phú. so sánh điểm giống và khác nhau của hai văn kiện này
câu 2: những việc làm của chính quyền xô viết? thông qua những việc làm của chính quyền xô viết, em có nhận xét gì về chính quyền mới này
Hôi nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
Giống nhau
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
Khác nhau
Nội dung |
Cương lĩnh chính trị |
Luận cương chính trị |
Phạm vi phản ánh | Việt Nam | Ba nước Đông Dương |
Mâu thuẫn chủ yếu | Mâu thuẫn dân tộc | Không chỉ ra |
Nhiệm vụ chủ yếu | Đánh đế quốc và tay sai | Đánh phong kiến và cách mạng ruộng đất |
Mục tiêu cách mạng | Đánh đế quốc, đánh phong kiến để đi tới xã hội cộng sản | Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường XHCN |
Lực lượng cách mạng | Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ | Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ |
Nhận xét:
Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… Tư tưởng nóng vội, tả khuynh…Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi
1.Cương lĩch chính trị ( chủ tịch Hồ Chí Minh )và luận cương chính trị ( Trần Phú ) là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta
*giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:
1)cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
2) đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
4)khẳng định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô sản Pháp
5)xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CMtháng 10 Nga
*Khác nhau: tuy cvả 2 căn kiện trên có những điểm giông nhau nhưngvẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩch chính trị xây dựng đường lỗi của CMVN còn Luận cương rộng hơn(Đông Dương)cụ thể :
1)xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
_trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cmVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc đựôc coi là nhiệm vụ hàng đầu của cm, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm cho Vn hoàn toàn độc lập, nhân dân đươjc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo,thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định:đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.đua lại ruộng đất cho dân cày,nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù ,nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân Vn chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
_lực lượng CM:trong CLCT xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân cà nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ramặt phản cách mạng,Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ
>>>>tóm lại LC đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu đươjc những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng cso những mặt hạn chế nhất định:sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa Maclenin vào CM VN,còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp,đánh giá khong đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS>dại chủ yêu nước,chưa xác định nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của CM nước ta, phát triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Maclenin vào hoàn cảnh cụ thể của VN,kết hợp nhuần nhuyễn Cn yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng.
1:Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạnh việt nam?
Tình hình hoạt động của các tổ chức cộng sản:
- Các tổ chức Cộng sản sau khi ra đời đã có nhiều hoạt động tích cực như:
+ Nhanh chóng xây dựng các cơ sở Đảng tại nhiều địa phương.
+ Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ Làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ của quần chúng nhân dân diễn ra ngày càng sôi nổi.
- Các tổ chức Cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưỡng lẫn nhau.
⟹ Tình hình trên đặt ra yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước, có đường lối, chính sách đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển và đi đến thắng lợi về sau.
vì sao Đảng cộng sản việt nam ra đời là tất yếu của lịch sử?
Đặc điểm | hội Việt Nam Cách mạng thanh niên | Tân Việt Cách mạng đảng |
Chủ trương | Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động; các hội viên tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam, kết hợp với phong trào công nhân, p-hong trào yêu nước, tạo điều kiện cho Việt Nam thành lập Đảng; hội chủ trương "vô sản hóa" năm 1928, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp để tổ chức cho nhân dân đấu tranh, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin... | Tập hợp những tri thức và thanh niên tư sản yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường và giai cấp rõ rệt, nhưng sao chịu ảnh hưởng của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, tổ chức này Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. |
Tổ chức | là tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đẳng cộng sản; hội có cơ sở ở hầu hết các nước | Có sự phân hóa trong nội bộ: Một số có khuynh hướng tư sản, phần đa có khuynh hướng vô sản; nhưng khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế; một số hội viên chuyển sang hộ Việt Nam cách mạng thanh niên |
Phương pháp hành động | mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo tuyên truyền chủ nghĩa Mac-Lenin; cử hội viên theo học các lớp chính trị và đại học ở nước ngoài | Tích cực hoạt động trong nước, tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lenin. |
Đảng CMVN ra đời ngày 3/2/1930 là 1 tất yếu ls bởi vì:
- Đó là kết quả chín muồi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới.
- Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ NAQ trên cả ba mặt chính trị tư tưởng và tổ chức.
- Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L với phong trào đấu tranh của GCCN và phong trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và p/trào yêu nước VN).
Năm 1961-1970, tốc độ tăng trưởng bình quân về công nghiệp của Nhật hàng năm là
A. 13,5%.
B. 14%.
C. 15%.
D. 16,5%.