Bài 10: Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Hỏi đáp Toán
Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và AC.
Ta sẽ chứng minh ba điểm E, I, F thẳng hàng.
Do E, I lần lượt là trung điểm của AB và AM nên EI là đường trung bình của tam giác ABM. Suy ra:
EI \\ BM suy ra EI // BC. (1)
Do I, F lần lượt là trung điểm của AC và AM nên IF là đường trung bình của tam giác AMC.
Suy ra: IF // MC suy ra FI // BC. (2)
Từ (1) và (2) ta có EI và FI cùng song song với BC nên ba điểm E, F, I thẳng hàng.
Do E, F cố định nên khi M khi di chuyển trên BC thì I di chuyển trên EF.

Trả lời bởi Bùi Thị Vân
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)Xét tứ giác ADME có góc MDA=90(gt)

góc DAE=90(gt)

góc AEM=90(gt)

=>tứ giác ADME là hình chữ nhật

=>AM=DE

b)Kẻ AH vuông góc với BC

Ta có DE=AM>=AH

Dấu "=" xãy ra khi M trùng H

Vậy DE có độ dài nhỏ nhất bằng AH khi M là chân đường cao kẻ từ A đến BC

Trả lời bởi Ma Kết
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Bài giải:

a) Tứ giác ADME có ˆA=ˆD=ˆE=900A^=D^=E^=900

nên ADME là hình chữ nhật

O là trung điểm của đường chéo AM.

Vậy A, O, M thẳng hàng

b)Kẻ AH ⊥ BC. Tương tự như bài 77 ta có hai cách chứng minh như sau:

Cách 1:

Kẻ OK ⊥ BC. Ta có OA = OM, OK // AH (cùng vuông góc BC).

Suy ra OK=12AHOK=12AH

Điểm O cách đoạn BC cố định một khoảng không đổi bằng 12AH12AH. Mặt khác khi M trùng C thì O chính là trung điểm của AC, khi M trùng B thì O chính là trung điểm của AB. Vậy O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của tam giác ABC.

Cách 2: Vì O là trung điểm của AM nên HO là trung tuyến ứng với cạnh huyền AM. Do đó OA = OH. Suy ra điểm O di chuyển trên đường trung trực của AH.

Mặt khác vì M di chuyển trên đoạn PQ. Vậy điểm O di chuyển trên đoạn thẳng PQ là đường trung bình của ABC.

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Vì điểm C đối xứng với điểm A qua điểm B ⇒ BA = BC

Kẻ CH ⊥ Ox

Xét ∆ AOB và ∆ CHB ta có :

\(\widehat{AOB}=\widehat{CHB}=90^o\)

\(BA=BC\left(cmt\right)\)

\(\widehat{ABO}=\widehat{CBH}\) ( đối đỉnh )

\(\Rightarrow\)∆ AOB = ∆ CHB (cạnh huyền, góc nhọn) ⇒ CH = AO ( 2 cạnh tương ứng )

A, O cố định ⇒ OA không đổi nên CH không đổi.

C thay đổi cách Ox một khoảng bằng OA không đổi nên C chuyển động trên đường thẳng song song với Ox, cách Ox một khoảng OA.

Khi B trùng O thì C trùng với điểm K đối xứng với A qua điểm O.

Vậy C chuyển động trên tia Km // Ox, cách Ox một khoảng không đổi bằng OA.

Trả lời bởi Trần Minh Phong
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài giải:

Căn cứ vào tính chất đưởng thẳng song song với một đường thẳng cho trước ta kết luận là vì điểm C cách mép gỗ AB một khoảng bằng 10cm nên đầu chì C vạch nên đường thằng song song với AB và cách AB một khoảng 10cm.

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cách 1:

Kẻ CH ⊥ Ox

Ta có CB = CA (gt)

CH // AO (cùng vuông góc Ox)

Suy ra CH = 1212AO = 1212.2 = 1 (cm)

Điểm c cách tia Ox cố định một khoảng không đổi 1cm nên C di chuyển trên tia Em song song với Ox và cách Ox một khoảng bằng 1cm.

Cách 2:

Vì C là trung điểm của AB nên OC là trung tuyến ứng với cạnh huyền AB

do đó CO = CA

Điểm C di chuyển trên tia Em thuộc đường trung trực của OA

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Bài giải:

Kẻ AH và CK vuông góc với d.

Ta có AB = CB (gt)

ˆABHABH^ = ˆCBKCBK^ ( đối đỉnh)

nên ∆AHB = ∆CKB (cạnh huyền - góc nhọn)

Suy ra CK = AH = 2cm

Điểm C cách đường thẳng d cố định một khoảng cách không đổi 2cm nên C di chuyển trên đường thẳng m song song với d và cách d một khoảng bằng 2cm.

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài giải:

Ta có: EB // DD' // CC' và AE = CD = DE.

Nên theo định lí về các đường thẳng song song cách đều ta suy ra

AC' = C'D' = D'B

Vậy đoạn thẳng AB bị chia ra ba phần bằng nhau.

Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Bài giải:

Ghép các ý: (1) với (7)

(2) với (5)

(3) với (8)

(4) với (6)


Trả lời bởi Thien Tu Borum
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ta có AC = CD và CC’ // BE

CD = DE và DD’ // BE

=> CC’ // DD’ và CEBC’ là hình thang

=> CC’ là đường trung bình của tam giác ADD’

DD’ là đường trung bình của hình thang CEBC’

=> AC’ = CD’ và C’D’ = D’B => AC’ = CD’ = D’B

Trả lời bởi T.Thùy Ninh