Ôn tập góc với đường tròn

NM

Cho nửa đường (O) đường kính AB=2R. Gọi I là trung điểm của AO, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với AB cắt nửa đường tròn (O) tại K. Gọi M là điểm bất kì trên đoạn thẳng IK (M khác I, K), tia AM cắt đường tròn (O) tại C.

a/ Cm tứ giác MIBC nội tiếp.

b/ Cm góc KOI = 60'. Tính diện tích quạt tròn giới hạn bởi hai bán kính OB, OK và cung KB theo R.

c/ Hai tia BC, IK cắt nhau tại D. Cm đường tròn ngoại tiếp tam giác ADM luôn đi qua một điểm cố định khác A khi M di chuyển trên đoạn IK

LH
30 tháng 4 2019 lúc 22:55

Câu a, b thì dễ rồi, còn câu c chắc bạn không làm được.

Ôn tập góc với đường tròn

Gọi H là giao điểm của tiếp tuyến tại K của (O) và AB, thì ta có điểm H cố định. Ta phải chứng minh điểm H thuộc đường tròn ngoại tiếp △ADM để đường tròn ấy đi qua điểm cố định là H.

Ta có △OAK đều ⇒ \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{O_1}=\widehat{OKA}=60\text{°}\\AK=AO=R\end{matrix}\right.\)

△OKH vuông tại H ⇒ \(\widehat{OHK}\)+\(\widehat{O_1}\)=90° (tính chất) ⇒ \(\widehat{OHK}\)=90°-60°=30°

\(\widehat{OKH}\)=90° (do HK là tiếp tuyến tại K của (O)) ⇒ \(\widehat{K_1}\)+\(\widehat{OKA}\)=90°

\(\widehat{K_1}\)=90°-60°=30°

Suy ra \(\widehat{K_1}\)=\(\widehat{AHK}\) nên △AHK cân tại A ⇒ AH=AK=R

Ta lại có ADCI nội tiếp ⇒ \(\widehat{D_1}\)=\(\widehat{C_1}\) (nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{AI}\))

BIMC nội tiếp ⇒ \(\widehat{B_1}\)=\(\widehat{C_1}\) (nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{MI}\))

Từ đó suy ra \(\widehat{B_1}\)=\(\widehat{D_1}\) (1)

Có IH=IA+AH=\(\frac{1}{2}R\)+R=\(\frac{3}{2}R\), IB=IO+OB=\(\frac{1}{2}R\)+R=​\(\frac{3}{2}R\) nên IH=IB

Xét △MIH và △MIB có: MI chung, IH=IB, \(\widehat{MIH}\)=\(\widehat{MIB}\) (=90°)

⇒ △MIH = △MIB (c.g.c) ⇒ \(\widehat{H_1}\)=\(\widehat{B_1}\) (2 góc tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{H_1}\)=\(\widehat{D_1}\), mà 2 góc này cùng nhìn cạnh AM nên tứ giác AHDM nội tiếp (bài toán cung chứa góc), hay điểm H thuộc đường tròn ngoại tiếp △ADM.

Vậy khi M di chuyển trên đoạn IK thì đường tròn ngoại tiếp △ADM luôn đi qua một điểm cố định khác A là giao điểm của tiếp tuyến tại K của (O) và AB.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
XL
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NU
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết