chứng minh bài tôi đi học
chứng minh bài tôi đi học
viết một đoạn văn kể về sự biến đổi về tâm trạng của nv tôi trong ngày đầu tiên đến trường trong bài tôi đi học
Tham Khảo
Cuộc sống vốn có nhiều việc phải làm với bao bộn bề, lo toan, cũng như con người ta rất cần đến những phút giây của kỉ niệm. Kỉ niệm sẽ xoa dịu tâm hồn, đưa con người trở về với những gì là trong sáng và tinh khôi nhất. Và trong khoảnh khắc nhớ lại lung linh ấy, những kí ức về ngày đầu tiên đi học cứ mơn man, da diết trong lòng. Tâm trạng của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh cũng chính là tâm trạng của mỗi chúng ta khi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của một thời thơ ấu ấy.
Nhân vật tôi chính là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Tôi đi học – một truyện ngắn hầu như không có cốt truyện, không nhiều những sự kiện, được viết lên bằng hồi tưởng và kỉ niệm, đậm chất trữ tình. Mở đầu tác phẩm, tâm trạng nhân vật tôi được đánh thức bởi không khí quen thuộc của thiên nhiên, đất trời : “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc…”, được khơi dậy bởi những hình ảnh quen thuộc “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường”. Sự đồng điệu giữa hiện tại và quá khứ khiến kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học ngủ yên trong kí ức lại bùng lên mãnh liệt : “lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man”, “quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy”, “lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”.
Hàng loạt những từ láy được sử dụng nhằm diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm về ngày tựu trường : nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã,… nó chỉ sự chuyển biến của tâm trạng từ trong sâu kín cõi lòng đang dần bộc lộ ra bên ngoài, là những cảm giác trong sáng, nảy nở rất tinh khôi, thuần khiết. Chúng không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng và cảm xúc thực của nhân vật khi ấy. Các từ láy đó góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà cảm giác như mới vừa diễn ra. Thì ra, đối với nhân vật tôi, kỉ niệm về ngày tựu trường luôn thường trực trong tâm trí. Nó trong sáng, tinh khôi và vẹn nguyên màu kí ức. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của nhân vật khi được sống với kỉ niệm về ngày tựu trường. Một thế giới với những sắc màu lung linh của kí ức đang dần được mở ra. Nhân vật tôi đang chìm đắm trong kỉ niệm, bỗng chốc hoá thân trở thành cậu học sinh bé bỏng của ngày nào.
Nhớ lại ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi nhớ lại tâm trạng mình khi đi cùng mẹ trên con đường đến trường. Đó là con đường quen thuộc, gắn bó với cậu bé từ ngày còn nhỏ. Nhưng hôm nay trong ngày đầu tiên đi học, con đường đó trở nên khác lạ. Sự khác lạ của tâm trạng khiến cậu bé nhìn cảnh vật bằng một ánh mắt khác. Một sự thay đổi lớn trong lòng mà chính nhân vật nhận biết được nguyên nhân của nó : “Hôm nay tôi đi học”. Không còn những ngày thả diều, lội sông. Hôm nay là một ngày trang trọng và khác biệt hẳn mọi ngày. Sự thay đổi tâm trạng ấy được khơi nguồn từ sự kiện trọng đại trong cuộc đời cậu bé : “đi học”.
Lần đầu tiên được đến trường, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn khiến nhân vật tôi cảm thấy mình “trang trọng” và “đứng đắn”, nhưng ta vẫn tìm thấy ở cậu sự ngộ nghĩnh, nhí nhảnh của tuổi thơ. Thấy các bạn bằng tuổi hồn nhiên, gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem, cậu bé có cảm giác “thèm”. Muốn thử sức như các bạn, cậu bé muốn xin mẹ cầm cả bút thước mặc dù hai quyển sách trên tay cậu đã bắt đầu thấy nặng. Đó là tâm trạng rất tự nhiên của một cậu bé lần đầu tiên được đến trường, muốn được làm mọi thứ như chúng bạn. Ta nhận ra một niềm thích thú, hứng khởi khi lần đầu tiên được đến trường của nhân vật tồi.
Tâm trạng háo hức ấy vẫn không thay đổi khi nhân vật tôi đến trường. Trong tâm trí cậu bé lại xuất hiện hình ảnh của ngôi trường này trong những ngày trước đó, khi cậu bé đi bẫy chim và ghé vào xem trường. Nhưng lúc đó, với một cậu bé chưa đến tuổi đi học thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa, chỉ là một nơi xa lạ. Đó cũng là một điều hiển nhiên trong kí ức trẻ nhỏ. Khi thứ gì đó chưa một lần gắn bó với con trẻ thì nó chưa nảy sinh ý nghĩa, chưa thể trở thành cái gắn bó với trẻ thơ. Nhưng hôm nay, trong ngày tựu trường thì hoàn toàn khác. “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng”. Ngôi trường bỗng trở nên gần gũi thân thiết hơn với cậu bé.
Sự so sánh ngôi trường với đình làng là một sự so sánh rất hồn nhiên và ý nghĩa. Những ai đã từng trải qua thời thơ ấu ở làng quê thì mới hiểu được đình làng gắn bó thế nào với quãng thời thơ ấu ấy. Nhưng cũng chính từ đây, có sự chuyển biến tâm trạng rất rõ nét trong lòng cậu bé với lần đầu tiên được đến trường này. Từ tâm trạng háo hức, hăm hở trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ, thèm vụng đến không còn cảm giác rụt rè nữa… Cậu bé cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng, muốn bước nhanh mà sao “toàn thân cứ run run, cứ dềnh dàng, chân co chân duỗi” cho thấy cậu đang vô cùng hồi hộp.
Những cậu bé lần đầu tiên được đến trường, được dự buổi tựu trường đều như muốn thật nhanh được hòa nhập vào thế giới của trường lớp, nhưng lại như chú chim non lần đầu tiên xa mẹ cứ ngập ngừng, bỡ ngỡ. Hồi trống trường đầu năm vẫn vang lên như mọi năm, nhưng đối với các cậu học trò mới, nó âm vang, rộn rã, gấp gáp, giục giã làm sao. Hoà với tiếng trống trường dường như còn có cả nhịp tim gấp gáp, thình thịch căng thẳng của các cô, cậu học trò mới.
Khi nghe ông đốc hiền từ và trang nghiêm gọi danh sách học sinh mới vào lớp, nhân vật tôi sống trong cảm giác chờ đợi và hồi hộp : “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”. Những cậu bé khác cũng vậy : căng thẳng, lo âu. Có lẽ, trong không khí trang nghiêm, được mọi người chú ý, lần đầu tiên được người ta gọi mình theo danh sách chắc hẳn với các cậu là sự kiện đặc biệt nên sự hồi hộp và lúng túng là hoàn toàn dễ hiểu. Và khi phải rời bàn tay mẹ, tay cha để bước vào lớp học thì các cậu lại oà khóc vì cảm giác mới lạ và sợ hãi. Và như một sự lây truyền, nhân vật tôi “bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo”. Có lẽ lúc này, cái cảm giác lạ lùng thấy xa mẹ, xa gia đình lần đầu tiên tràn về khiến các cậu bé bật khóc. Đó cũng là cảm giác nhất thời của những cậu bé nông thôn khi lần đầu tiên đến trường, lần đầu tiên xa mẹ để bước vào một thế giới mới, sống giữa tập thể với thầy cô và bè bạn.
Khi đã ngồi vào lớp, cảm giác của nhân vật tôi vẫn là sự ngỡ ngàng, nhìn cái gì cũng thấy mới lạ và hay hay. Cảm giác “lạm nhận” chỗ ngồi là “vật riêng của mình”, nhìn người bạn mới mà thấy có cảm giác quen thân là sự thay đổi tâm lí rất rõ rệt. Bởi dường như cậu bé đã ý thức được rằng, đó là thứ sẽ gắn bó với cậu suốt trong những tháng ngày cắp sách đến trường sắp tới. Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng.
Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ ấy xuất hiện theo bàn tay viết phấn của thầy trên bảng, những dòng chữ mà cậu bé đánh vần lần đầu trong cuộc đời đi học như một niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của nhân vật tôi và cũng là của chính nỗi lòng chúng ta khi nhớ về lần đầu tiên đi học đó.
Được viết lên bằng chính kỉ niệm của những ngày thơ ấu, của ngày đầu tiên đến trường, những trang văn trong truyện ngắn Tôi đi học đầy chất thơ và sâu lắng trữ tình. Tâm trạng của nhân vật tôi lần đầu tiên đến trường là tâm trạng của biết bao người đã trải qua thời thơ ấu dưới mái trường. Nhà văn Thanh Tịnh đã nói hộ ta biết bao nhiêu điều về cái ngày đầu tiên lưu luyến ấy, khiến ai đã một lần đọc Tôi đi học không thổ nào không cảm nhận như’ chính là cảm xúc của mình, là nỗi lòng mình vậy. Đó là sức lây lan kỳ diệu của thiên truyện ngắn trữ tình này…
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".
Thân đoạn:
- Khái quát nội dung văn bản.
- Nêu ra các suy nghĩ của bản thân về nhân vật "tôi"
+ Là một cậu bé có những cảm xúc không bao giờ quên vào ngày đi học.
+ Ngày đi học, cái gì đối với cậu cũng tự nhiên lạ lẫm.
+ Khi bước đến trường, cậu thấy trường Mĩ Lí sao mà oai nghiêm quá!. Có lẽ, lúc ấy cậu còn thấy cả sự oai nghiêm của nhà trường và thầy cô giáo.
+ Lúc này đây, cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ rồi nắm chặt lấy tay mẹ.
+ Khoảng khắc xa vòng tay mẹ chuẩn bị vào hàng, cậu muốn òa khóc lên nhưng gắng kiềm lại cậu sợ phải xa mẹ. Trong lòng cậu lúc này có thể có những suy nghĩ chỉ muốn về nhà.
+ Nhưng rồi, cậu cũng buông tay mẹ vào hàng nghe ông Đốc đọc tên ngồi vào lớp.
-> Cảm xúc của cậu lúc này vô cùng hồi hộp, bần thần.
+ Khi đã ngồi vào lớp rồi nhân vật "tôi" lại thấy lớp sao mà vừa lạ lẫm lại vừa gần gũi.
-> Có lẽ, cậu thân quen với lớp vì cậu cũng đã biết lớp học là như thế nào nhưng điều khiến cậu lạ lẫm ở đây chính là không biết mình sẽ học trong lớp này như thế nào.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại:
Ví dụ: Nhà văn"Nguyên Hồng" đã vô cùng hay trong cách diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật "tôi". Có lẽ vì ông chính là nhân vật ấy nên cái gì ông miêu tả cũng chân thực cả.
viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong đoạn trích “một mùi hương lạ xông lên trong lớp.Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay.Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết,nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật”
Mở đoạn:
- G.t văn bản "Tôi đi học"
- Dẫn dắt vào đoạn trích.
Thân đoạn:
- Nội dung đoạn trích:
+ Là những suy nghĩ của nhà văn về lớp học đầu tiên của mình.
+ Là những cảm xúc mà NH dành cho những sự vật, người bạn trong lớp.
- Tâm trạng của nhân vật "tôi" lúc này:
+ Có thể cảm thấy được mọi điều nhỏ nhất như thấy được một mùi hương lạ xông lên trong lơp.
+ Nhân vật "tôi" lúc này nhìn ngắm quanh lớp, thấy hình gì treo trên tường cảm giác lạ và hay hay.
-> Bỏ qua cảm xúc lo sợ, giờ đây nhân vật "tôi" bắt đầu đón nhận lớp học và vì mọi thứ vẫn xa lạ với cậu nên cậu nhìn xung quanh lớp.
+ Lòng tác giả không hề xa lạ chút nào với người bạn chưa quen biết có thể cho ta thấy:
-> Người bạn chưa quen đó có lẽ với tác giả thì sau này cũng sẽ trở thành bạn.
--> Tâm trạng vui vẻ, thực sự thích lớp học.
+ Và cuối cùng, tác giả cũng bất ngờ với chính sự quyến luyến đến rất tự nhiên.
-> Nhân vật "tôi" cảm thấy kinh ngạc trước những suy nghĩ, cảm xúc của mình từ khi vô lớp đến khi ngồi vào lớp.
-> Tâm trạng nhân vật "tôi": thoải mái, chuẩn bị đón nhận sự giáo dục.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại lần nữa tâm trạng của nhân vật "tôi".
Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ở trên sân trường và trong lớp học trong tác phẩm "Tôi đi học"(Thanh Tịnh). Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và 1 từ láy
Các bạn nhớ giúp mọi càng sớm càng tốt nha mik cần gấp!!
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm ''Tôi đi học''
Giới thiệu về vấn đề được nói tới (Tâm trạng của nhân vật ''tôi'' khi ở sân trường và trong lớp học)
Thân bài:
Tâm trạng của nhân vật theo thứ tự thời gian:
Hồi tưởng lại ngày hôm đó
Khi đứng trong sân trường:
Cảm thấy cái gì cũng lạ lẫm
Lo lắng, rụt rè
Khi vào lớp:
Thấy lạ và hay hay
Thấy bàn ghế là của riêng mình
Không có cảm giác xa lạ với người bạn bên cạnh
Nhớ đến kỉ niệm đi bẫy chim
Cảm nhận của em về dòng cảm nhận của nhân vật:
Nhân vật cảm nhận về ngày khai trường đầu tiên bằng những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, bồi hồi, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người...
...
Kết bài.
Nêu lên cảm nhận về nhân vật.
Câu bị động gợi ý: Mọi thứ được nhân vật cảm nhận bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng nhất...
Từ láy : lo lắng, rụt rè, bồi hồi...
_mingnguyet.hoc24_
viết đoạn văn 10 đến 12 câu lập luận diễn dịch cảm nhận về nhân vật tôi trong văn bản" tôi đi học" sử dụng một câu ghép, một phép nối liên kết cấu (gạch ,chỉ) dàn ý và bài văn MONG MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ Ạ 🙏🙏🙏🙏🙏
Mở đoạn:
- G.t văn bản "Tôi đi học".
Thân đoạn:
- Khái quát nội dung văn bản.
- Nêu ra các suy nghĩ của bản thân về nhân vật "tôi"
+ Là một cậu bé có những cảm xúc không bao giờ quên vào ngày đi học.
+ Ngày đi học, cái gì đối với cậu cũng tự nhiên lạ lẫm.
+ Khi bước đến trường, cậu thấy trường Mĩ Lí sao mà oai nghiêm quá!. Có lẽ, lúc ấy cậu còn thấy cả sự oai nghiêm của nhà trường và thầy cô giáo.
+ Lúc này đây, cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ rồi nắm chặt lấy tay mẹ.
+ Khoảng khắc xa vòng tay mẹ chuẩn bị vào hàng, cậu muốn òa khóc lên nhưng gắng kiềm lại cậu sợ phải xa mẹ. Trong lòng cậu lúc này có thể có những suy nghĩ chỉ muốn về nhà.
+ Nhưng rồi, cậu cũng buông tay mẹ vào hàng nghe ông Đốc đọc tên ngồi vào lớp. (Phép nối)
-> Cảm xúc của cậu lúc này vô cùng hồi hộp, bần thần.
+ Khi đã ngồi vào lớp rồi nhân vật "tôi" lại thấy lớp sao mà vừa lạ lẫm lại vừa gần gũi.
-> Có lẽ, cậu thân quen với lớp vì cậu cũng đã biết lớp học là như thế nào nhưng điều khiến cậu lạ lẫm ở đây chính là không biết mình sẽ học trong lớp này như thế nào. (Câu ghép)
Kết đoạn:
- Khẳng định lại:
Ví dụ: Nhà văn"Nguyên Hồng" đã vô cùng hay trong cách diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật "tôi". Có lẽ vì ông chính là nhân vật ấy nên cái gì ông miêu tả cũng chân thực cả.
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ qua văn bản tôi đi học
MÌNH CẦN GẤP Ạ
Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ qua văn bản tôi đi học :
Cuộc đời là những chuỗi ngày dài nối tiếp nhau, ngày qua ngày chúng ta cứ sống và trưởng thành, trải qua bao nhiêu gian nan bão táp để bước đi trên con đường của mình. Nhưng sống đâu chỉ là miệt mài bước đi để rồi bỏ quên những điều xưa cũ nhưng ẩn chứa vô vàn ý nghĩa.
Truyện ngắn là dòng hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học. Một mốc thời gian quan trọng của đời người. Một quãng hồn nhiên của tuổi thơ mà có lẽ mỗi chúng ta chẳng thể nào quên.
Đó là những cảm nhận chân thực, tinh tế của một tâm hồn trong sáng trẻ thơ. Một đứa trẻ lớp 1 nhưng lại có cảm giác chững chạc, đứng đắn “Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”. Đi học, đó là lí do khiến nhân vật tôi trưởng thành, trở nên nghiêm túc hơn. Một cậu bé 6 tuổi, lần đầu tiên đến trường mang tâm trạng náo nức, nhìn mọi vật mọi cảnh mọi người xung quanh bằng ánh mắt của cậu bé vừa mang chút gì đó nghiêm túc, chững chạc vừa chút gì đó ngây ngô.
đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
1/tìm và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
2/tìm 5 từ có cùng trường từ vựng trong đoạn trích và đặt tên cho trường từ vụng đó
3/viết 1 đoạn văn ngắn từ 8-10 câu nêu lên những ấn tượng sâu sắc của em vào ngày tựu trường năm lớp 8. trong đó có sử dụng phép liệt kê,so sánh.
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
nêu cảm xúc của tác giả trong đề tôi đi học
viết đoạn văn 10 câu cảm nhận của em về buổi tựu trường đầu tiên của em. trong đó có sử dụng 1 câu so sánh.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về ngày lễ khai giảng khi em vào lớp 1
TB:
Nêu lên tâm trạng của em trước ngày khai giảng:
+ Háo hức, hồi hộp
+ Tò mò về ngôi trường mới
+ Chuẩn bị quần áo tươm tất
...
Khi em đến trường:
+ Thấy rất nhiều bạn như mình được bố mẹ đưa đến trường
+ Sân trường đông đúc, nhộn nhịp
+ Các thầy cô, anh chị đang chuẩn bị mọi thứ
...
Giới thiệu về các phần trong lễ khai giảng?
+ Gồm có những gì?
+ Gồm có những ai tham dự?
Cảm nhận của em sau khi tham dự lễ khai giảng là gì?
KB:
Nêu cảm xúc của em về ngày khai giảng đó.
_mingnguyet.hoc24_
tìm 13 phép so sánh có trong bài tôi đi học và phân tích 3 phép so sánh em thích