Cho mình hỏi xíu giúp mình viết đoạn văn khoảng 8 câu cảm nhận về nhân vật tôi trong 3 đoạn đầu của bà tôi đi học
Cho mình hỏi xíu giúp mình viết đoạn văn khoảng 8 câu cảm nhận về nhân vật tôi trong 3 đoạn đầu của bà tôi đi học
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi. Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
kham khỏa:
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi. Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Viết đoạn văn theo cách diễn dịch ghi lại cảm xúc của em trong ngày đầu tiên đi học trong đó có trợ từ,thán từ hoặc tình thái từ (10-12 câu ).
Tiếng trống trường rộn rã, cất lời “tùng, tùng, tùng,…” đã chứng kiến một thời khắc tôi lên lớp mới. Kỉ niệm những lần đi học đầu tiênchợt ùa về chiếm trọn tâm trí mà tôi tưởng như đã ngỡ quên vào miền xa xôi của ký ức.
Tôi còn nhớ như in, ngày đầu tiên đi học, cả nhà tôi đã rạo rực giống như tôi từ hôm trước, nào là mùi hồ dán, nhãn vở đẹp, viết tên tôi như để đánh dấu quyển sách này của tôi, cặp sách hình Barbie xinh đẹp theo như nguyện vọng của tôi. Bố mẹ đã cẩn thận viết số điện thoại của mình lên cặp, mới ban đầu tôi tò mò, nhưng sau được nghe giải thích rằng: “Phòng trường hợp chuyện không hay xảy ra”. Tôi tin ngày, yên tâm hơn nhường nào. Mỗi tập sách giáo khoa, tập vở, được Mẹ tôi và tôi nhanh thoăn thoắt lồng bìa, tôi ngắm nghía chúng đẹp đẽ, long lanh, mới tinh của sách vở mới, bút chì, thước kẻ được tôi kiểm tra lại cẩn thận một lượt. Tôi tự hứa sẽ giữ chúng nguyên vẹn, đẹp đẽ để tôi học được nhiều điều từ đó.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy theo như mẹ gọi, mọi thứ vệ sinh cá nhân tôi đều làm nhanh chóng, không như những ngày trước kia, phải để mẹ làm hộ, điều này làm ai trong nhà cũng ngạc nhiên, tôi thì coi đó là bình thường- vì giờ đây tôi đã là cô học sinh tiểu học. Ăn sáng cũng lanh lẹ, rồi háo hức được Mẹ đưa tới trường, qua bao nhiêu con đường mới lạ, làn gió mát khẽ phả vào mặt tôi, làm bay bay những lọn tóc tơ đã được mẹ tết gọn gàng. Tới trường, tim tôi đập nhanh. Chẳng biết bao lâu, mà chỉ rất nhanh cảm giác sợ hãi dồn nén đã bộc lộ.
Ngày đầu tiên đi học mà, sao tránh khỏi những băn khoăn, bịn rịn với người thân. Là “mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc”. Dù đã chuẩn bị tinh thần “thép” từ ở nhà, nhưng chẳng hiểu sao giờ khắc chia xa người thân tôi cứ trực trào nước mắt, trước môi trường xa lạ, bao nhiêu bạn bè mới, tôi tập quen dần khi phải sống nơi đây đến 5 năm tiểu học đầu đời. Khi tôi rời xa mẹ lần đầu tiên, với câu nói “Con đi học đi, ráng học giỏi nha con! Mẹ phải về đi làm rồi”, ngay lập tức nước mắt trào ra, nhưng cũng nhanh chóng đón tôi là một người cô giáo trẻ trung, xinh đẹp, tựa như một thiên thần, dang tay đón chúng tôi, động viên cho bố mẹ yên tâm công tác, đón chúng tôi vào lớp, có lẽ tôi nhanh khóc cũng nhanh quên, đó là điều dễ hiểu ở một đứa lứa tuổi con nít. Mãi sau tôi mới được biết, cô sẽ là chủ nhiệm của chúng tôi những năm tiếp theo, dìu dắt chúng tôi những bài học đầu tiên làm người. Một cảm xúc vui sướng, ấm áp lan tỏa trong lòng. Chúng tôi được chỉ đạo, xếp ngay ngắn, như bầy chim non, ngoan ngoãn và nghe lời, bao giờ đọc đến tên thì vào lớp. Sau phần đọc tên từng Ai cũng lo sợ, nên xô nhẹ nhau đến lúc vào lớp.
Và thế rồi, tiết học đầu tiên cũng bắt đầu, mặc cho bao bỡ ngỡ, tôi thực sự bị cuốn hút bởi phong cách giảng dạy của cô chủ nhiệm, cô tâm huyết, cẩn thận giảng cho chúng tôi hiểu. Bên cạnh đó, cô là người khuyến khích chúng tôi học tập, rồi dần dần thành quen, tôi hy vọng rằng mình sẽ học tập được nhiều điều từ mái trường này, làm tiền đề để tôi đi thật xa những năm tiếp theo.
Ngày đầu tiên đi học, nhiều cảm xúc, vậy nên nó mới để lại trong tôi làm tôi dễ nhớ. Có lẽ từ dễ thương, chính là miêu tả chính xác về ngày này, trong suy nghĩ non nớt lúc đó, tôi chỉ biết tự hứa sau đó tôi phải trưởng thành hơn, cố gắng nhiều hơn để học tập, sinh hoạt xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ, làm bố mẹ tự hào hơn.
Viết 1 đoạn văn từ 8 -10 câu nêu suy nghĩ của em về cảm nhận của nhân vật tôi khi đứng ở sân trường trong tác phẩm tôi đi học
trong cuộc đời mỗi con người kỉ niệm trong sáng nhất là tuổi học trò lực bây giờ , nhất là buổi tựu trường đầu tiên vào năm hôm ấy thường được các học sinh ghi nhớ mãi mãi chồng tâm chí của chúng em . những những thầy cô giáo quan sát chúng em hành động và cách cư sử để làm các bạn hòa đồng với bọn em những điều ấy em rất cảm kích đến thầy cô em sẽ ghi nhớ mãi trong lòng đoạn trích "tôi đi học" của tác giả thanh tịnh
viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu phân tích tâm trạng nhân vật tôi
Gợi ý cách làm nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".
Ví dụ: Dưới ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh, những sự hồn nhiên những tâm trạng của các cô cậu học sinh đã được hiện lên vô cùng tinh tế mượt mà qua các con chữ.
Thân đoạn:
- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác văn bản.
- Về người mẹ của nhân vật "tôi":
+ Bà vô cùng yêu thương, chăm lo con qua chi tiết soạn tập học giúp con vào ngày mai.
- Về nhân vật "tôi":
+ Trước ngày đi học 1 hôm:
-> nằm trên giường hồi hộp, lo lắng nghĩ về ngày mai và thiếp đi lúc nào không hay.
+ Trên đường đi học:
-> Nhân vật "tôi" có nhiều hoài niệm về những cuộc đi chơi của nhân vật với bạn bè.
-> Cảm thấy con đường hôm nay lạ quá, dù con đường này mình đã quen thuộc lắm rồi. => Tác giả cũng giải thích rằng vì chính lòng "tôi" hôm nay đang có sự thay đổi lớn, chính là đi học.
-> Ngày đầu đi học, ai cũng có một cảm giác gì đó rất lạ lẫm.
--> Nhân vật "tôi" cảm giác mình như lớn hơn, muốn tỏ vẻ mình đã trưởng thành bằng cách tự cầm sách vở của mình.
+ Trước cổng trường:
-> Cảm thấy trường Mĩ Lí hôm nay sao mà uy nghiêm, to lớn quá.
+ Trước khi vào học:
-> lo lắng, đâm ra sợ điều gì đó vẩn vơ.
-> òa khóc lên.
+ Khi ông đốc gọi vào:
-> hồi hộp sau khi rời ra vòng tay mẹ.
-> cảm giác lớp học vừa thân quen, vừa lạ lẫm.
=> Nhân vật "tôi" quen với việc nhìn thấy lớp học nhưng lạ lẫm với việc ngồi vào lớp học này học tiết học đầu tiên của đời mình.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Khép lại, ta thấy được nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi" được chảy thành dòng rõ ràng mượt mà. Qua đó, Thanh Tịnh cũng thành công đưa được tính chân thực vào tác phẩm đồng thời để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.
Viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu phân tích tâm trạng của nv tôi khi ngồi trong lớp học . trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép thế
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-14 câu nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật 'tôi' trên đường đến trường. (Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Lưu ý: Chỉ ở trên đường đến trường, là đoạn diễn dịch
CẢM ƠN NHIỀU Ạ!
Viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu phân tích tâm trạng của nv tôi khi ngồi trong lớp học . trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép thế
Gợi ý cách làm nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học" của tác giả Thanh Tịnh.
Ví dụ: Điều gì sẽ là dấu ấn khó phai nhạt trong lòng mỗi người học sinh trong suốt cuộc đời học hành của mình?. Phải chăng, đó là những tâm trạng - những cung bậc cảm xúc vào ngày đầu đi học.
Thân đoạn:
- Nêu nội dung chính của văn bản:
+ Là những dòng hồi tưởng của nhà văn Thanh Tịnh về những suy nghĩ và cảm xúc của người ngày đầu đi học.
- Trong đó, tâm trạng khép lại dòng cảm xúc này là tâm trạng của nhân vật "tôi" khi ngồi vào lớp học:
+ Nhân vật "tôi" cảm thấy mọi thứ trong lớp học sao mà lạ lẫm nhưng cũng lại thân quen với mình.
+ Nhân vật "tôi" nhìn bàn ghế mình ngồi, nhìn người bạn tí hon bên cạnh chưa quen biết nhưng cũng chẳng thấy xa lạ tý nào.
=> Sự thân thuộc đầu tiên của nhân vật "tôi" vào ngày đầu tiên đi học.
+ Tiếp đó, nhân vật này lại cảm thấy mình quyến luyến đến lạ.
-> quyến luyến mẹ mình, nhớ lại những ngày mình chơi không hề có sự ràng buộc nào như bây giờ.
+ Nhân vật đưa mắt nhìn cánh chim thèm thuồng, cảm giác muốn được như nó. (Câu bị động)
-> được làm những gì mà chú chim muốn, được đi đến đâu mà nó muốn đi. (Câu bị động).
=> Sự chống đối việc học đến nhẹ nhàng với tác giả trong vài phút ngắn ngủi. ==> Đó là cảm giác, suy nghĩ tự nhiên mà có lẽ ai ngày đầu bước vào trường cũng thấy như vậy.
+ Sau đó, "tôi" hồi tưởng về kỉ niệm những ngày được đi chơi. Cứ miên man nghĩ như thế cho đến khi vào tiết học - tiếng phấn thầy phát ra trên bảng.
-> Lúc này cậu thôi không suy nghĩ miên man nữa, lấy tập viết ra ý thức được mình phải học bài.
=> Đó cũng là ngày đầu tiên cậu đi học, lần đầu được ngồi vào lớp học để tiếp thu kiến thức từ thầy cô.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại tâm trạng của nhân vật.
Ví dụ: Đóng khép lại đoạn văn, ta thấy ít nhiều những suy nghĩ của nhân vật "tôi" khi ngồi vào lớp học. Có rất nhiều cảm giác, có rất nhiều sự hồi tưởng của nhân vật.
Phép thế: nhân vật "tôi" - nhân vật này - "tôi".
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đây tôi tới trước. Nhưng người tới lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân ngi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyên. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo
tìm 2 trường từ vựng trg đoạn trích trên
em cảm nhận đc j về tâm trạng của nv "tôi"
Trường từ vựng khuôn mặt.
Trường từ vựng người thân.
Em cảm nhận được những tâm trạng lo sợ, lắng lo khi phải xa mẹ của nhân vật "tôi".
viết đoạn văn quy nạp khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về những dòng nước mắt của các cậu học trò mới trong văn bản " tôi đi học"
Gợi ý làm nha.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".
Ví dụ: Thanh Tịnh đã có những tác phẩm rất hay, rất nổi tiếng của đời mình. Một trong số đó là văn bản "Tôi đi học".
Thân đoạn:
- Nêu sơ lược phong cách sáng tác của tác giả.
- Nêu nội dung văn bản:
+ Là những dòng suy nghĩ của nhân vật "tôi" trong ngày đầu đi học.
- Trong văn bản, có chi tiết dòng nước mắt của các cậu học trò mới trươc khi vào lớp học. Theo em nước mắt đó biểu hiện điều gì?
+ Biểu hiện sự sợ hãi, không dám xa mẹ.
+ Thể hiện sự lo sợ, nhút nhát của bản thân về ngôi trường.
+ ...
Có ý nghĩa gì?
+ Diễn đạt cảm xúc trong lòng các cậu học trò mới.
+ Đánh dấu thời gian các cậu trưởng thành và đi học.
+ ..
- Theo em, sau giọt nước mắt đó thì các cậu học trò mới có chịu học hành không?
+ Câu trả lời là có. Vì sau đó, các cô cậu được học tập vui chơi với bạn bè sẽ dần quen với sự học tập ở trường.
- Liên hệ bản thân em:
+ Khi mới vào học em có khóc không?, tâm trạng suy nghĩ của em lúc đó là gì?
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ: Khép lại, đối với ai cũng vậy, khi là học trò mới thì chắc chắn đang nắm tay mẹ cũng đâm ra lo lắng, sợ hãi. Có lẽ, dòng nước mắt của các cậu học trò mới lăn trên má cũng là kỉ niệm khó quên trong chặng đường học hành của các bạn.
viết bài văn kể lại buổi lễ khai giảng trực tuyến đầy đặc biệt