Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên Huế.
- Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế.
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.
- Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
a. Xuất xứ
Bài Khi con tu hú sáng tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.
b. Bố cục
- Phần 1: (6 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên vào hè.
- Phần 2: (4 câu cuối): Tâm trạng người chiến sĩ trong tù.
- Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt,... Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do... trong cảm nhận của người tù.
- Từ khung cảnh "vào hè" đặc biệt này, điều thấy được ở đây là cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng.
- Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, được nhà thơ nói lên trực tiếp. Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8); 3/3 (câu 9).
- Cách dùng từ ngữ mạnh: đập tan phòng, chết mất, ngột, uất,...
- Những từ ngữ cảm thán: ôi, thôi, làm sao,...
-> Tất cả như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài.
Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú kêu đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè; đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. Nhưng ở cả hai câu, tiếng chim tu hú đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình - người tù cách mạng trẻ tuổi.
1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.
- Giọng điệu linh hoạt.
- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy.