viết bài văn về cô lao công
Đề bài:Hãy viết một bài văn về các cô chú hk(lao công)trong trường
Đinh Tuấn Việt nhấn vào chỗ Gửi câu hỏi
Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động. Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh. Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:- Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:- Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:- Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!- Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh. Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình
Viết một đoạn văn ngắn tả về ánh mắt của cô lao công khi kể về công việc, khi cô làm việc tốt,...
tk
Với em, người tốt là những người không ngại công việc vất vả vẫn cố gắng đóng góp cho mọi người. Cô lao công của trường em là người như vậy. Thời gian em gắn bó với ngôi trường cũng là ngần ấy thời gian em được nhìn thấy cô làm việc. Hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong đầu em thật gần gũi dù em đã lên cấp hai và rời xa ngôi trường ngày ấy.
Cô lao công tên Vui, cái tên nói lên tính cách của cô nhưng cuộc đời cô thì không được vui vẻ, hạnh phúc như vậy. Năm nay có lẽ cô chừng 50 tuổi, mái tóc cô đã điểm hoa râm. Mặc dù cô thường đội chiếc nón rộng vành che kín cả nửa khuôn mặt và mái tóc nhưng mỗi lần cô nghiêng mình quét sân em vẫn thấy được mớ tóc trắng đen xen lẫn nhau như một áng mây trắng bồng bềnh giữa trời bị một vầng mây đen phủ lấy. Lúc trời mát mẻ, cô bỏ chiếc nón xuống và bới mớ tóc lên cao gọn gàng. Gương mặt cô không có gì đặc biệt, nếu không để tâm bạn có thể nhầm lẫn với gương mặt của các chị, các dì bán bánh, bán rau ở chợ. Một gương mặt sạm màu sương gió và những nếp nhăn của thời gian. Mặt cô tròn tròn, vầng trán nhô cao lúc nào cũng phất phơ những sợi tóc may bết lại bởi mồ hôi lấm tấm. Đôi mắt cô bé tí được che kín bởi hàng lông mi khá dài. Mỗi lần cười với chúng em, đôi mắt híp lại chỉ còn thấy hai vệt ngắn chạy trên gương mặt. Vậy mà em lại thích ngắm nhìn mắt cô bởi nó chứa đựng điều gì bí ẩn, vừa vui lại vừa buồn. Đôi lông mày khá dày và dài uốn cong như một chiếc cầu nhỏ bắc trong vườn, chỉ có điều chiếc cầu này đã qua bao nhiêu năm không được tô điểm nên nó đã già đi rất nhiều. Cô Vui có một khuôn miệng rộng và nụ cười rất tươi. Ở cái tuổi xế chiều nhưng cô vẫn thích đùa giỡn cùng lũ trẻ chúng em. Mỗi lần nhìn chúng em tập hát trong lớp, cô lại hát theo giai điệu, nhìn miệng cô ngân nga em nghĩ cô còn rất trẻ, trẻ như cô giáo dạy nhạc của chúng em.
Có thể vì lớn tuổi nên dáng cô cũng mập mạp như dáng của các bác ở gần nhà em. Mặc dù vậy cô vẫn nhanh nhẹn với những bước chân chắc chắn. Đôi chân chẳng ngại sân trường nóng bức vào những trưa nắng hay lúc sân trường ngập nước mưa thì cô vẫn thoăn thoắt lau chùi, quét dọn. Cô hay mặc bộ quần áo công nhân quét dọn, thỉnh thoảng lại thay bằng bộ quần bà ba đã sờn cũ. Mỗi lần nhìn cô Vui mặc bà ba màu cà, em lại nhớ đến bà em ở quê, bà vẫn thích nhất mặc bà ba màu tím. Bàn tay cô to bè, các ngón tay dài và chai sạn vì lúc nào cũng lao động. Em nghe các cô giáo bảo ban đêm về nhà cô còn phụ rửa chén cho một quán cơm gần nhà. Cô phải làm việc vất vả để nuôi một người mẹ già bệnh tật và đứa cháu mồ côi đang tuổi đi học. Cô không có chồng, không có con nên cô thường nói nhìn chúng em vui chơi, học bài cô cảm thấy vui như đang ngắm con cháu mình chăm chỉ vậy. Em nhớ mấy lần trời mưa lớn lắm, ngập cả sân trường, bọn học trò ướt lướt thướt đang đứng đợi mẹ đến đón. Lúc ấy em chỉ là cô học trò lớp Một còn xa trường lại lớp nên rất lo sợ. Em đứng khóc vì không thể ra ngoài đón mẹ. Cô Vui lại gần em và nói “Lại đây con gái, mẹ đang đợi ở cổng, lại đây, lên lưng cô cho quá dang”. Cô mỉm cười vẫy em lại. Cô khom người xuống và giúp em trèo lên lưng cô, cô cõng em lội qua sân ngập quá gối, mưa vẫn rơi sao lòng em thấy ấm. Cũng vì lần ấy em cảm thấy cô thật gần gũi, hiền lành như bà như dì em vậy.
Đã lâu rồi em không có dịp về trường thăm mái trường, thăm thầy cô và thăm lại cô Vui. Chắc cô vẫn còn ở đấy, ngày ngày tiếng chổi tre xào xạc qua cửa lớp, vẫn nở nụ cười động viên những đứa học sinh nhút nhát và cũng sẽ dang đôi tay dắt chúng em đến với mẹ. Em mong sao cho cô luôn khỏe mạnh để vui cùng mỗi thế hệ học sinh.
Tả bài văn về cô lao công trong trường ( Ko chép trên mạng nha )
Thank
Em tham khảo nhé !
Mở bài: Với em, người tốt là những người không ngại công việc vất vả vẫn cố gắng đóng góp cho mọi người. Cô lau công của trường em là người như vậy. Em đã gắn bó với ngôi trường tiểu học 5 năm cũng là ngần ấy thời gian em được nhìn thấy cô làm việc. Hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong đầu em thật gần gũi dù em đã lên cấp hai và rời xa ngôi trường ngày ấy.
Thân bài:
Cô lau công của trường em tên Vui, cái tên nói lên tính cách của cô nhưng cuộc đời cô thì không được vui vẻ, hạnh phúc như vậy. Năm nay có lẽ cô chừng 50 tuổi, mái tóc cô đã điểm hoa râm. Mặc dù cô thường đội chiếc nón rộng vành che kín cả nửa khuôn mặt và mái tóc nhưng mỗi lần cô nghiêng mình quét sân em vẫn thấy được mớ tóc trắng đen xen lẫn nhau như một áng mây trắng bồng bềnh giữa trời bị một vầng mây đen phủ lấy. Lúc trời mát mẻ, cô bỏ chiếc nón xuống và bới mớ tóc lên cao gọn gàng. Gương mặt cô không có gì đặc biệt, nếu không để tâm bạn có thể nhầm lẫn với gương mặt của các chị, các dì bán bánh, bán rau ở chợ. Một gương mặt xạm màu sương gió và những nếp nhăn của thời gian. Mặt cô tròn tròn, vầng trán nhô cao lúc nào cũng phất phơ những sợi tóc may bết lại bởi mồ hôi lấm tấm. Đôi mắt cô bé tí được che kín bởi hàng lông mi khá dài. Mỗi lần cười với chúng em, đôi mắt híp lại chỉ còn thấy hai vệt ngắn chạy trên gương mặt. Vậy mà em lại thích ngắm nhìn mắt cô bởi nó chứa đựng điều gì bí ẩn, vừa vui lại vừa buồn. Đôi lông mày khá dày và dài uốn cong như một chiếc cầu nhỏ bắc trong vườn, chỉ có điều chiếc cầu này đã qua bao nhiêu năm không được tô điểm nên nó đã già đi rất nhiều. Cô Vui có một khuôn miệng rộng và nụ cười rất tươi. Ở cái tuổi xế chiều nhưng cô vẫn thích đùa giỡn cùng lũ trẻ chúng em. Mỗi lần nhìn chúng em tập hát trong lớp, cô lại hát theo giai điệu, nhìn miệng cô ngân nga em nghĩ cô còn rất trẻ, trẻ như cô giáo dạy nhạc của chúng em.
Có thể vì lớn tuổi nên dáng cô cũng mập mạp như dáng của các bác ở gần nhà em. Mặc dù vậy cô vẫn nhanh nhẹn với những bước chân chắc chắn. Đôi chân chẳng ngại sân trường nóng bức vào những trưa nắng hay lúc sân trường ngập nước mưa thì cô vẫn thoăn thoắt lau chùi, quét dọn. Cô hay mặc bộ quần áo công nhân quét dọn, thỉnh thoảng lại thay bằng bộ quần bà ba đã sờn cũ. Mỗi lần nhìn cô Vui mặc bà ba màu cà, em lại nhớ đến bà em ở quê, bà vẫn thích nhất mặc bà ba màu tím. Bàn tay cô to bè, các ngón tay dài và chai sạn vì lúc nào cũng lao động. Em nghe các cô giáo bảo ban đêm về nhà cô còn phụ rửa chén cho một quán cơm gần nhà. Cô phải làm việc vất vả để nuôi một người mẹ già bệnh tật và đứa cháu mồ côi đang tuổi đi học. Cô không có chồng, không có con nên cô thường nói nhìn chúng em vui chơi, học bài cô cảm thấy vui như đang ngắm con cháu mình chăm chỉ vậy. Em nhớ mấy lần trời mưa lớn lắm, ngập cả sân trường, bọn học trò ướt lướt thướt đang đứng đợi mẹ đến đón. Lúc ấy em chỉ là cô học trò lớp Một còn xa trường lại lớp nên rất lo sợ. Em đứng khóc vì không thể ra ngoài đón mẹ. Cô Vui lại gần em và nói “Lại đây con gái, mẹ đang đợi ở cổng, lại đây, lên lưng cô cho quá dang”. Cô mỉm cười vẫy em lại. Cô khom người xuống và giúp em trèo lên lưng cô, cô cõng em lội qua sân ngập quá gối, mưa vẫn rơi sao lòng em thấy ấm. Cũng vì lần ấy em cảm thấy cô thật gần gũi, hiền lành như bà như dì em vậy.
Xem thêm: Bài số 22: Kể sáng tạo truyện Con hổ có nghĩa ( bằng lời kể của hổ mẹ)Kết bài: Đã lâu rồi em không có dịp về trường thăm mái trường, thăm thầy cô và thăm lại cô Vui. Chắc cô vẫn còn ở đấy, ngày ngày tiếng chổi tre xào xạc qua cửa lớp, vẫn nở nụ cười động viên những đứa học sinh nhút nhát và cũng sẽ dang đôi tay dắt chúng em đến với mẹ. Em mong sao cho cô luôn khỏe mạnh để vui cùng mỗi thế hệ học sinh.
Viết một bài văn miêu tả cô lao công. Em đang cần gấp, mọi người giúp với ạ :3
Mỗi một ngành nghề lại có một nhiệm vụ và phục vụ ở những mặt khác nhau cho xã hôi. Nếu những người thầy, thầy cô ươm mầm tri thức, nâng cao học vấn cho tuổi trẻ, bác sĩ chữa bệnh giúp mọi người, các kĩ sư xây nhà xây dựng những công trình phục vị đất nước, những nghệ sĩ làm tâm hồn con người đẹp đẽ và phong phú hơn,...thì những người lao công lại làm sạch cho cuộc sống này.
Nhiều người thường chê thậm chí khinh bỉ, miệt thị những người lao công vì công việc của họ nhưng tôi cho rằng chúng ta không nên có thái độ như vậy vì mỗi một ngành nghề có những cống hiến riêng, chỉ có điều cách cống hiến của họ là khác nhau.
Ở chỗ tôi ở, tối nào cũng có một cô lao công đi quét rác. Năm nay cô đã ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người cô dong dỏng cao và có phần hơi gầy. Nước da của cô đen sạm đi vì nắng, vì gió. Mái tóc cô đã có những sợi điểm bạc- bạc vì tuổi, bạc vì những vất vả, sương gió trong cuộc đời. Nhưng mắt cô lại rất đẹp và sáng, ánh mắt luôn ngập tràn những điều hi vọng và những ước mơ. Đặc biệt là khi cô cười, nụ cười của cô rất rạng rỡ và rất duyên, để lộ hàm răng trắng và đều tăm tắp như những hạt bắp.
Cô lao công ấy không chỉ duyên mà cô còn rất chăm chỉ làn việc. Bao giờ cũng vậy, buổi tối nào cô cũng quét rất đúng giờ và quét rất sạch. Tiếng chổi loẹt quẹt của cô vang lên trong con đường buổi tối yên tĩnh. Lúc cô làm việc, cô rất chú tâm và bao giờ cũng hoàn thành tốt công việc của mình. Cô lao động ấy không chỉ chăm chỉ mà còn rất tốt bụng. Có lần khi cô quét rác, nhặt được tiền của ai đó làm rơi, cô liền mang số tiền đó đến phường công an để trả lại cho người đánh mất. Có lần, tôi trò chuyện với cô, tôi hỏi cô rằng vì sao cô lại chọn nghề lao công thì cô đã không ngần ngại mà chia sẻ với tôi rằng: cô thấy mỗi nghề đều có lợi ích, đều cống hiến cho xã hội theo những cách riêng và mặc dù nhiều người không thích công việc này, cô vẫn rất vui vẻ và tự hào vì nhờ có cô và những người giống như cô mà mọi người mới có đương phố xanh - sach - đẹp. Lời chia sẻ của cô khiến tôi càng trân trọng và yêu mến cô cùng bao người lao công khác hơn.
Những người lao công mãi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hãy cảm ơn họ vì nhớ có họ, chúng ta mới được sống trong môi trường trong lành.
viết một bài văn kể về công lao của bố
Từ khi lọt lòng, không ai là không được nghe tiếng ầu ơ của mẹ ru con, của bà ru cháu. Vì vậy, những đứa trẻ được tình yêu của mẹ bao bọc thì đều yêu thương mẹ. Nhưng tôi thì khác, cho dù bố không chăm sóc tôi được như mẹ nhưng tôi vẫn yêu bố hơn.
Bài văn cảm nghĩ của em về người cha - Ảnh minh họa
Trong gia đinh, người cha luôn là ngọn núi cao ngất, là chỗ dựa vững chắc cho đứa con, là điểm tựa mỗi khi con gặp sóng gió. Không ai là không tự hào khi có một người cha như vậy phải không? Tôi càng hiểu rõ tình cảm ấy vào một ngày mẹ tôi đi công tác xa nhà.
Sáng hôm đi học, bố dặn tôi nhớ mang theo áo mưa. Tôi chợt nghĩ. Trời nắng thế thì sao có thể mưa được nên tôi vội chạy đến trường mặc kệ lời gọi của bố tôi. Chỉ một lúc sau, mây đen ùn ùn kéo tới, ngồi trong lớp mà tôi thấy nao nao, nhớ lại lời nhắc nhở của bố mà tôi thấy ân hận. Trời cứ mưa, mưa rả rích một lúc rồi lại ào ào mưa như thác. Những tiếng sấm rền vang khiến cho tôi nghĩ đến cảnh phải ở trường một mình. Tôi ước gì lúc đó mình nghe lời bố thì sao đến thế này. Tan học, tôi chạy thẳng về nhà mặc cho trời vẫn cứ mưa như trút. Đến tối, người tôi nóng ran, tôi thiếp đi trong cơn lo sợ. Trong đầu tôi vẫn in rõ hình ảnh buổi sáng hôm ấy. Bố tôi nhẹ nhàng đắp khăn lên trán tôi rồi dặn dò tôi. Tôi tự cảm thấy ân hận vì việc làm buổi sáng. Bàn tay bố thô ráp nhẹ nhàng, an ủi tôi. Lúc ấy, tôi mới hiểu được tình cha con thiêng liêng đến thế nào? Trông ngoài thì bố lạnh lùng lắm nhưng trong tim bố luôn cháy lên một tình yêu vô bờ bến đối với con.
Nếu ai không có một người cha thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, mất đi một vòng bảo vệ, một chỗ dựa vững chắc mỗi khi gặp sóng gió thì sẽ thế nào? Chỉ cần một cái xoa đầu của bố cũng đủ tiếp thêm cho ta sức mạnh. Tình cảm ấy cứ nuôi dưỡng tâm hồn ta đến bến bờ xa lạ. Bố luôn là người chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, luôn là người chăm sóc con cái thực sự một cách chu đáo.
Hay cứ yêu thương bố như vậy bởi vì những tình cảm của cha con và cả một cuộc sống âm thầm lặng lẽ, chỉ cho mà không nhận. Bố chính là một món quà vô cùng quý giá mà thượng đế ban tặng cho chúng ta đó.
Học tốt
“Lưng cha thì đội nắng gầy
Ôi tóc bạc tựa trăng soi...”
Điều may mắn và hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta là được sống trong vòng tay yêu thương của bố. Bố luôn là người che chở, bảo vệ cho ta trong suốt cuộc đời. Càng lớn lên và thấu hiểu những cay đắng, nhọc nhằn, tôi càng cảm thấy biết ơn vì những hi sinh lớn lao mà bố đã dành cho mình.
Bố tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bố cao gầy. Trong mắt tôi, dáng hình ấy lúc nào cũng thật to lớn và vững chãi để che chở cho cả gia đình. Làn da bố rám nắng vì phơi nắng dầm sương, trải qua đủ khó khăn, khổ cực vì cuộc mưu sinh vất vả. Khuôn mặt bố vuông chữ điền, toát lên vẻ hiền lành và đôn hậu. Đôi mắt bố đen láy, trong đôi mắt ấy chứa đựng cả bầu trời yêu thương bố dành cho các con. Mỗi khi mỉm cười, đôi mắt bố thật đỗi dịu dàng, thể hiện sự trìu mền pha chút nuông chiều. Mái tóc bố không còn đen nữa mà đã lấm tấm bạc. Nhìn những sợi tóc bạc ấy, tôi càng thương bố nhiều hơn vì những gian lao, vất vả bố phải trải qua để nuôi chúng tôi khôn lớn. Tôi thích nhất là những lúc bố cười. Nụ cười ấy mới ấm áp làm sao. Những lúc như thế, tôi tự nhủ phải chăm ngoan hơn nữa để nụ cười ấy có thể xuất hiện nhiều hơn trên đôi môi của bố. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp nhưng tôi vẫn luôn yêu đôi bàn tay ấy. Đôi bàn tay khó nhọc vì gia đình. Đôi bàn tay hi sinh vì sự bình yên, hạnh phúc của các con.
Trong kí ức tuổi thơ của tôi luôn đong đầy những kỉ niệm về bố. Ngày mới lẫm chẫm biết đi, bố dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Cái bóng liêu xiêu trải dài trên mặt đường trùm lên cái bóng bé nhỏ của tôi. Mỗi khi tôi vấp ngã, bố dịu dàng đỡ tôi dậy, đôi bàn tay nhẹ nhàng vuốt lên mái tóc khi tôi bật khóc. Bố là người kiệm lời, ít nói nhưng tôi biết tình yêu thương bố dành cho các con lúc nào cũng dạt dào và chan chứa. Bố cùng tôi đến trường trong ngày đầu đi học, dạy tôi làm những phép tính đầu tiên. Những đêm thức khuya học bài, lúc nào bố cũng chờ tôi đi ngủ rồi mới an giấc. Bố luôn yêu thương và chiều chuộng tôi nhưng vẫn nghiêm khắc chỉ bảo mỗi khi tôi mắc lỗi. Bố dạy tôi cách sống, cách làm người, hiểu được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, ý nghĩa của sự trung thực, ngay thắng, lòng khoan dung và biết ơn. Cả cuộc đời bố đã vất vả hi sinh vì gia đình, thế nhưng, vẫn có lúc tôi vô tình làm bố buồn, chẳng thể đáp ứng được sự kì vọng và tin tưởng của bố.
Sau này lớn lên, rồi tôi sẽ phải rời xa vòng tay của bố nhưng tôi tin rằng bố sẽ mãi là người che chở, dõi theo và bảo vệ cho tôi trong suốt cuộc đời. Những bài học của bố sẽ là hành trang theo tôi suốt cuộc đời, tình yêu của bố sẽ là động lực để tôi tiến lên phía trước.
Viết một đoạn văn cảm nghĩ của em về công lao của một người thầy (cô) để lại trong lồng em ấn tượng khó quên
viết 1 bài văn nói về công lao của người mẹ
cảm ơn trc nha
Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.
Mẹ là người vất vả. Ngoài việc cơ quan mẹ phải đảm đương gần hết các việc trong nhà. Hằng ngày, cứ đi làm về là mẹ lại tiếp tục làm các việc nhà. Tôi còn bé, giúp mẹ được rất ít. Mẹ nấu ăn rất ngon. Tôi không bao giờ bỏ bữa vì mẹ nấu ngon quá. Bố bận đi công tác luôn nên việc học hành của tôi cũng do mẹ kèm cặp. Mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của tôi, có bài nào không hiểu mẹ giảng giải lại cho tôi. Buổi tối, bao giờ mẹ cũng là người đi ngủ sau cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ vào xem tôi đã ngủ chưa, có tung chăn ra ngoài không?… Mẹ cũng là người bạn thân nhất của tôi. Mỗi khi băn khoăn điều gì, mẹ sẽ là người đầu tiên tôi tâm sự, chia sẻ. Mẹ luôn lắng nghe những điều tôi nói, chỉ bảo cho tôi cách vượt qua. Mẹ tôi thật tuyệt vời.
Tôi không thể kể hết công lao to lớn của mẹ. Câu ca dao "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể" cũng không nói hết được công lao của cha me, Mẹ đã yêu thương tôi bằng tình yêu vô bờ bến, mẹ đã dạy dỗ tôi bằng cả tấm lòng của người mẹ. Tôi chỉ muốn mãi mãi là đứa con bé bỏng của mẹ. "Mẹ yêu của con, con yêu mẹ nhiều lắm" – tôi luôn muốn nói với mẹ câu đó. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng với tình yêu của mẹ.
Xin T_T
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-ve-nguoi-me-cua-em-hay-nhat-van-mau-lop-6
Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.
Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.
Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.
Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.
Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.
Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.
Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.
Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.
Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.
Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.
Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.
Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.
Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.
Mẹ là người vất vả. Ngoài việc cơ quan mẹ phải đảm đương gần hết các việc trong nhà. Hằng ngày, cứ đi làm về là mẹ lại tiếp tục làm các việc nhà. Tôi còn bé, giúp mẹ được rất ít. Mẹ nấu ăn rất ngon. Tôi không bao giờ bỏ bữa vì mẹ nấu ngon quá. Bố bận đi công tác luôn nên việc học hành của tôi cũng do mẹ kèm cặp. Mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của tôi, có bài nào không hiểu mẹ giảng giải lại cho tôi. Buổi tối, bao giờ mẹ cũng là người đi ngủ sau cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ vào xem tôi đã ngủ chưa, có tung chăn ra ngoài không?… Mẹ cũng là người bạn thân nhất của tôi. Mỗi khi băn khoăn điều gì, mẹ sẽ là người đầu tiên tôi tâm sự, chia sẻ. Mẹ luôn lắng nghe những điều tôi nói, chỉ bảo cho tôi cách vượt qua. Mẹ tôi thật tuyệt vời.
Tôi không thể kể hết công lao to lớn của mẹ. Câu ca dao "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể" cũng không nói hết được công lao của cha me, Mẹ đã yêu thương tôi bằng tình yêu vô bờ bến, mẹ đã dạy dỗ tôi bằng cả tấm lòng của người mẹ. Tôi chỉ muốn mãi mãi là đứa con bé bỏng của mẹ. "Mẹ yêu của con, con yêu mẹ nhiều lắm" – tôi luôn muốn nói với mẹ câu đó. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng với tình yêu của mẹ.
P/s : mạng
Hình ảnh của bác lao công cần mẫn làm sạch đẹp cho ngôi trường em , khiến e cảm thấy rất nể phục . Hãy viết một bài văn kể về bác lao công ấy .
Tôi bàng hoàng chứng kiến một cảnh tưởng đáng buồn. Một bạn học sinh với kiểu tóc không giống ai,chiếc áo đồng phục vẽ nhằng nhịt những biểu tượng khó hiểu và khuôn mặt lèo loẹt phấn son chị vừa đi vừa thong thả vứt tất các những vỏ bim bim,chai nước xuống sân trường. Bác lao công vội vàng chạy đến thu dọn không may đụng phải cô học trò không biết thân biết phận kia. Cô bạn này quay phắt lại đôi mắt lườm đầy dữ tợn .Bác lao công lúi húi nhặt rác ,chiếc lưng còng, lom khom đến tội nghiệp.Không nhận ra hành vi sai trái của mình,cô bạn ngúng nguẩy những ngón tay sơn đủ các màu,ẩy bác một cái kêu “Xi” một tiếng rõ phách lối. Bác hơi ngẩng lên rồi lại cúi xuống nhặt nốt vỏ kẹo dưới chân cô học sinh rồi lủi thủi quay về ngách nhỏ sau trường. Bóng bác khuất dần sau bức tường, để lại cho tôi những tiếng nấc nghẹn ngào chặn ngang cổ họng …
Lại thêm một giờ ra chơi nữa . Chiếc chổi tre vẫn loẹt quẹt trên sân trường. Cô học sinh hôm trước vẫn thản nhiên ăn uống nhồm nhoàm,rồi rồi xả rác bừa bãi không chút ưu tư. Bác lao công một lần nữa thực hiện công việc của mình. Lần này tiếng nói “Xí “ đanh đá kia không vang lên nữa mà thay vào đó những tiếng nói thầm thì khó nghe về bác và một tràng cười lạnh lùng. Tôi nhận thấy trong đôi mắt của Bác ánh lên nỗi thất vọng và mệt mỏi. Nhưng rồi mọi sự vẫn vậy. Bác vẫn tiêp tục cặm cụi quét dọn rồi nhanh chóng đi vào cái ngách hôm nọ.
Chứng kiến câu chuyện ấy,trái tim tôi như bị ai bóp nghẹn.Bỗng một em học sinh nhỏ tuổi chạy lại, khẽ khàng góp ý với chị học sinh kia. Em nói chưa dứt lời ,cô chị kiêu ngạo đã mắng em ấy té tát và bỏ đi như chưa xảy ra điều gì! Em bé nhẹ rơi lệ, nước mắt lăn trên đôi má, thương ghê lắm! Tôi vội vàng chạy lại,hấp tấp lục hết các túi áo rồi rút ra đưa cho em một chiếc kẹo mút. Ngoảnh lại nhìn về phía cái ngách nhỏ, tôi thấy mình không thể tiếp tục khoanh tay đứng ngoài. Tôi báo câu chuyện với cô tổng phụ trách. Và một ngày sau chị học sinh ăn chơi ấy bị kỷ luật .
Giờ đây câu chuyện về bác lao công đã in sâu vào tâm trí học sin Ngô Sĩ Liên chúng tôi.Bác cũng không còn phải lưu giữ nỗi buồn trong đôi mắt mà thay vào đó là niềm vui trào dâng bất tận …
Có những công việc nhỏ luôn thầm lặng nhưng tất cả chúng ta đều phải kính trọng và biết ơn. Và hơn hết,bằng lòng tôn trong và tình yêu thương đến từ trái tim mỗi con người. Đó là suy nghĩ của tôi sau khi câu chuyện này kết thúc.
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Tả một bác lao công đang làm việc
Đề bài: Tả một bác lao công đang làm việc
Bài làm
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen…cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài :" Công cha như núi ngất trời...Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.