điền tính từ
mấy chú chim ..................... tha rác về tổ
Để nghiên cứu về tập tính tha rác về làm tổ ở vẹt xanh, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Lai giữa vẹt xanh cái đầu đỏ, cổ đỏ (có tập tính tha rác làm tổ bằng mỏ) với vẹt xanh đực đầu đỏ, cổ vàng (có tập tính tha rác bằng cách nhét chúng vào phần lông vũ). Con lai sinh ra được chia làm hai lô thí nghiệm:
- Lô 1: Không cho sống chung với mẹ. Kết quả: Con lai chỉ tha rác bằng cách cố gắng nhét rác vào lông vũ cho đến khi đầy
- Lô 2: Cho sống chung với mẹ. Kết quả: Khi tha rác con lai cố nhét rác vào dưới lông vũ, đến khi không nhét rác được nữa thì chúng tha rác bằng mỏ về tổ.
a. Giải thích sự khác biệt về tập tính ở con lai trong hai lô thí nghiệm trên
b. Có thể rút ra được những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tập tính ở động vật từ kết quả thí nghiệm trên
Tham khảo:
a, Tập tính của con lai trong hai lô thí nghiệm trên là khác nhau
- Tập tính tha rác bằng cách nhét vào lông vũ là tập tính bẩm sinh, sinh ra đã có và làm theo bản năng
- Tập tính tha rác bằng mỏ là tập tính học được từ mẹ
b, Yếu tố ảnh hưởng đến tập tính ở động vật: Môi trường sống và các tác nhân xung quanh
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.
Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở...
Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.
Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
1/ Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
2/ Tìm ít nhất 5 từ ghép & từ láy có trong văn bản trên ?
3/ Chi tiết “Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua” giúp em hiểu điều gì về chú chim nhỏ ?
4/ Bài học mà văn bản muốn gửi gắm ?
1. PTBĐ: Miêu tả.
2.
- 5 từ ghép: khu rừng, vũng nước, đàn kiến, tổ chim, bất chấp.
- 5 từ láy: tua tủa, che chở, len lỏi, hốt hoảng, gai góc.
3. Chú chim nhỏ là một chú chim có lòng nhân ái, vị tha, biết giúp đỡ người khác vào những lúc khó khăn, hoạn nạn.
4. Bài học: sống ở đời là phải biết giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, gian nan, thử thách có như thế cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN
Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.
Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.
Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.
Nguồn: Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc (truyencotich.vn)
Câu 1. Hãy trình bày bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm (giới hạn số câu).
Câu 2. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?
Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ
A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ
Qua thí nghiệm này ta thấy tập tính làm tổ của chim là tập tính hỗn hợp, vừa là bẩm sinh vừa là học được
Đáp án cần chọn là: C
Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....
A. Chim con/con mồi
B. Con mồi/chim con
C. Chim con/ tổ
D. Tổ/chim con
Vì sao Chọn A
Chim mẹ chuyển động so với chim con nhưng đứng yên so với con mồi
Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....
A. Chim con/con mồi
B. Con mồi/chim con
C. Chim con/ tổ
D. Tổ/chim con
Vì sao Chọn A
- Vì chim mẹ chuyển động so với chim con nhưng đứng yên so với con mồi.
⇒ Chọn A
trong một đàn chim non, chú chim nào cũng xinh đẹp, khéo léo và có giọng hót hay. riêng chỉ có một chú chim vụng về, chú không biết chăm sóc bộ lông mượt mà, chú không thể đan được một cái tổ đẹp, tiếng hót chú cũng không trong trẻo, ngân nga. các chú chim trong đàn nghĩ rằng chú thật kém cỏi.
Từ các nhân vật trên, viết một câu chuyện thể hiện ý nghĩa: Cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân
Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với ...(1)... nhưng lại đứng yên so với ...(2)...
A. (1) chim con - (2) con mồi.
B. (1) con mồi - (2) chim con.
C. (1) chim con - (2) tổ.
D. (1) tổ - (2) chim con.
A. (1) chim con - (2) con mồi
(2) Mùa đông về, thời tiết trở nên rét mướt. Cây cối sau nhà cây thì rụng hết lá. Cây còn lá thì cũng cụp cả xuống, ủ rũ, chán chường. Mấy chú chim vốn hoạt bát là thế, nay cũng kéo nhau nằm co ro trong tổ, không chịu ra ngoài.
Trả lời câu hỏi:
a. Tìm các tính từ xuất hiện trong các đoạn văn trên.
b. Tìm từ trái nghĩa tương ứng với các từ em vừa tìm được.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!
(Truyện cổ tích Quả bầu tiên)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 2. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ trong câu văn được gạch chân
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
1. PTBĐ: Tự sự.
2. CDT: sự chăm sóc tận tình của chú bé; Mùa xuân tươi đẹp
CĐT: đã khỏi đau; đã tới.
3. BPTT: Nhân hóa. => Tác dụng: Miêu tả Én có hành động như con người, nhớ người đã giúp đỡ mình, biết trả ơn; làm cho hình ảnh sinh động hơn; thể hiện quan niệm của dân gian... (HS phân tích, diễn giải thêm)
4. ND chính: Chú bé giúp đỡ Én con và được trả ơn.