đề bài là lời ru của mẹ
ĐỀ BÀI: Hãy viết một đoạn văn cảm nhận về cái hay của thơ "Lời mẹ ru" của tác giả Nguyễn Lãm Thắng
cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không
bài thơ này này:
Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh
Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà
Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!
đúng khôg e
Bài thơ Ru em của Nguyễn Lam Thắng mang một cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, như lời thì thầm của tình yêu thương và sự chở che. Từng câu thơ là những lời ru dịu dàng, vỗ về tâm hồn, đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ, nơi vòng tay mẹ ấm áp và những lời ru ngọt ngào vang vọng. Hình ảnh trong thơ vừa mộc mạc, gần gũi, vừa đong đầy ý nghĩa, như chiếc nôi nhỏ đong đưa dưới ánh trăng hiền hòa. Đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự an ủi và bình yên, như thể mọi gánh nặng trong cuộc sống tạm thời tan biến, chỉ còn lại giây phút yên tĩnh giữa đất trời. Nguyễn Lam Thắng đã khéo léo truyền tải tình cảm qua từng chữ, khiến bài thơ không chỉ là lời ru, mà còn là một bản nhạc của yêu thương và gắn kết.
từ ý nghĩa của lời ru trong bài thơ lời Ru của mẹ em hãy rút ra bài học
Chúng ta, dẫu giàu hay nghèo; dẫu ở thành thị hay nông thôn, miền núi cũng từng đi qua tuổi thơ, từng được nghe những lời ru. Lời ru ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có thể khác nhau về làn điệu, cách luyến láy nhưng thường là những câu ca lục bát bắt nguồn từ vốn sống của người lao động bình dân, được truyền tụng bao đời. Những câu ca ấy thật dễ nhớ, dễ thuộc; kết tinh được bao tinh hoa, văn hóa tốt đẹp. Có những lời ru mang âm hưởng rộn rã, vui tươi; nhưng cũng có những lời ru réo rắt, trầm lắng giàu chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư.
Lời ru là những câu ca đưa ta vào giấc ngủ. Thuở còn nằm nôi, còn được ẵm bồng, mẹ vẫn ru ta bằng những câu ca dịu ngọt: “Cái bống là cái bống bang…” rồi “Con cò mà đi ăn đêm…”… Nếu dòng sữa ngọt lành, thơm thảo của mẹ nuôi ta khôn lớn phần xác thì lời ru mát lành của mẹ nuôi dưỡng ta lớn khôn phần hồn. Lời ru của mẹ dỗ con nín khóc những khi con khó chịu trong người hay buồn ngủ; lời ru của mẹ là quạt mát ngày hè, là chăn ấm đêm đông, là hương hoa mùa xuân, là trái ngọt khi thu về. Ai được mẹ sinh ra và được nghe lời ru của mẹ đều cảm thấy mình là người diễm phúc.
Lời ru của mẹ là sự gửi gắm những ước mong, nhắn gửi những tâm tình, những trải lòng, trăn trở, suy tư về lối sống, nếp nghĩ, như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng…”, hay “Anh em như thể tay chân…”, … Người mẹ nào cũng muốn con cái lớn khôn nên người. Có lẽ bởi thế, tình yêu của mẹ mách bảo rằng, mẹ chính là người thầy đầu tiên của cuộc đời con. Và có biết bao “cái lẽ ở đời” đã có trong những lời ru của mẹ. Lời ru của mẹ dạy con biết yêu ông bà, biết quý công lao cha mẹ, biết sống yêu thương, biết làm những điều nên làm… Lời ru của mẹ đẹp và quý biết nhường nào!
Có những người may mắn có mẹ trong đời, được lời ru của mẹ chắp cánh cho những ước mơ. Nhưng cũng có rất nhiều bạn nhỏ, khi sinh ra đã không có được tình yêu của mẹ. Vì mồ côi mẹ từ thuở lọt lòng, vì mẹ đi làm ăn xa, hay vì một lý do nào khác... Nhưng bù lại, các em vẫn còn có được lời ru của bà, của chị… những người phụ nữ cũng yêu thương các em như tình yêu của mẹ. Lời ru theo các em đi vào giấc ngủ, giấc mơ; lời ru theo các em ra cánh đồng với ngô, khoai, sắn, với lúa đồng ấm no, trù phú; lời ru theo các em trên mỗi con đường đến trường… Ðể mai này lớn lên, trong hành trang cuộc đời mỗi người có những lời ru mênh mang, sâu lắng ấy.
Nhịp sống xô bồ hiện đại khiến con người có thể đánh mất đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Các bậc cha mẹ ngày nay, vì những lý do và mục đích khác nhau đã ít coi trọng đến những lời ru dành cho con. Giờ đây, ít có những đứa trẻ có được những kỉ niệm êm đẹp bên những lời ru của mẹ từ thuở còn nằm nôi. Người ta bảo, lời ru như những viên ngọc lấp lánh, trong ngần. Ai từng đi qua những lời ru ấy như được sở hữu một món quà vô giá.
Lời ru giản dị mà thiêng liêng. Nó vô cùng cần thiết với thế giới của trẻ thơ. Lời ru với chúng ta là kỉ niệm, là nguồn vui, là niềm hạnh phúc… những khi nghĩ về mẹ, về những người phụ nữ trong cuộc đời mình. Ðể rồi một mai khi đã trưởng thành, lòng ta lại rưng rưng một niềm thành kính khi chợt nhận ra: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
nêu cảm nhận về lời ru của mẹ trong bài thơ Lời ru trên mặt đất
Tham khảo để triển khai ý rộng hơn: Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ: “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống
ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Ghi lại 2 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 4: (0,75 điểm) Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 3: Câu 5 . (0,75 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. (1.0 điểm) Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ?
1, PTBĐ chính : biểu cảm
2, 2 từ ghép: con ve,ngôi sao
3, Biện pháp tu từ : so sánh
4, Tác dụng : So sánh "Mẹ" với "ngọn gió" vì ngọn gió luôn mang những điều mát mẻ, như nói lên được những điều mới mẻ mà mẹ dạy cho con và đồng thời nói lên sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con
5, Bài thơ trên thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con.
Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ : Phải biết trân trọng, biết ơn những thứ mà mẹ mang đến cho chúng ta .
Đây là bài thi hay gì đây?
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Hai từ ghép: lời ru, bàn tay
3. BPTT : So sánh
4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động
Cho thấy tình yêu thương, mong muốn con có giấc ngủ ngon của mẹ.
5. Tình cảm của mẹ dành cho con.
6. Hãy yêu thương, kính trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ.
trong bài thơ à ơi tay mẹ,nêu biện pháp nghệ thuật chính khắc họa lời ru của mẹ là gì
Tham khảo
Biện pháp nghệ thuật:
- Điệp ngữ: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"
- Biện pháp nhân hóa
- Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ
⇒ Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con
Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ
- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập
Đề bài:Viết một bài văn tả về ý nghĩa của đoạn thơ dưới đây Lời ru Lời ru ấm cả đêm đông Lời ru võng cả dòng sông quê nhà Lời ru thành sữa,thành hoa Lời ru chấp cánh cho ta vào đời
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:
LỜI RU CỦA MẸ
Xuân Quỳnh
Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát.
Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng.
Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống.
| Và khi con đến lớp Lời ru ở cổng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con.
Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông.
|
(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do. B. Lục bát. C. Bốn chữ. D. Năm chữ.
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?
A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận
C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
D. Biểu cảm kết hợp nghị luận
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn.”
A. Nhân hoá. B.So sánh C. Điệp ngữ D. Hoán dụ
Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
A. Đúng B. Sai
Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?
A. Trên đường xa nắng gắt B. Trên đường xa
C. Nắng gắt D. Đường xa nắng gắt
Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?
A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Người con.
Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?
A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.
B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát
C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời
D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát
Câu 8 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của bài thơ “Lời ru của mẹ”.
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình yêu đất nước
C. Tình mẫu tử
D. Tình cảm gia đình
Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).
Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.
1. D
2. A
3. A
4. A
5. B
6. D
7. B
8. C
10. -Giúp đỡ mẹ làm những công việc vừa sức bản thân.
- Chăm lo, săn sóc cho mẹ khi mẹ bị ốm.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ Lời ru trên mặt đất
Tham Khảo
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.