Những câu hỏi liên quan
TL
Xem chi tiết
PT
18 tháng 10 2016 lúc 20:31

 

Trên đường đi học về. xe cộ lúc này đông đúc, còi kéo inh ỏi; có một bà cụ đứng sát bên lề đường. Như có một điều gì đó như đang "bắt buộc" em phải dẫn cụ qua đường. Xe cộ càng lúc càng đông. Hình dáng bà gầy gò, ốm yếu; trên đôi mắt và vầng trán đã có nhiều nếp nhăn. tóc bà trắng như cước, miệng nhai trầu trông bà "đẹp lão" không bao giờ hết. Em nắm chặt tay bà rồi hai bà cháu cùng qua đường. Ôi !lòng bàn tay bà mới ấm áp làm sao. Gía như mà bà ngoại em còn sống nhỉ?-ý nghĩ ấy thoáng qua rồi lại vụt mất. trước mặt tôi giờ đây là một bà cụ với nụ cười thật tươi, không ngừng cảm ơn em. Em chào tạm biệt bà rồi đi về nhà. Ôi thật sung sướng hạnh phúc biết bao khi tìm lại được một chút cảm xúc, tình cảm yêu mến mãnh liệt nơi sâu thẳm trong trái tim, trong tình yêu thương của em dành cho cụ-bà ngoại trong kí ức em.  
Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
LL
21 tháng 11 2021 lúc 16:29

 

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MN
4 tháng 12 2021 lúc 9:05

Em tham khảo dàn ý nhé (Từ dàn ý này em có thể tự phát triển lời văn theo ý của mình)

 

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh gặp Trương Sinh.

- Miêu tả đôi nét về hình dáng, gương mặt khi lần đầu nhìn thấy Trương Sinh: cao, gầy gò, gương mặt tiêu tụy, đầy mệt mỏi,…

- Trương Sinh kể về cuộc đời mình:

+ Khi lấy Vũ Nương.

+ Khi lên đường đi lính

+ Trương Sinh trở về và nghi ngờ vợ thất tiết, đuổi Vũ Nương đi.

+ Trương Sinh biết sự thật và ăn năn, dày vò, tự trách bản thân.

- Lời động viên của em với Trương Sinh: chăm sóc bé Đản thật tốt để chuộc lỗi lầm,…

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Bình luận (0)
KS
Xem chi tiết
H24
14 tháng 11 2021 lúc 22:38

Sau 1 thời gian phải học trực tuyến do dịch bệnh thì ngày hôm nay chúng tôi đã được đi học lại bình thường. Buổi sáng hôm ấy sân trường rất đông vui và nhộn nhịp vì sau 1 khoảng thời gian không được gặp nhau thì bây giờ đã được gặp lại.

Ai ai đều cười nói vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Cảm giác ngày hôm nay còn vui hơn ngày khai giảng nữa. Tự dưng lòng tôi có một cảm giác nôn nao khó tả, vì sau bao ngày chờ đợi được đi học thì hôm nay chúng tôi đã được đi học chính thức.Sau khi đã ổn định thì bắt đầu vào tiết 1. Từng tiết học trôi qua rất nhanh, chắc vì lòng tôi đang vui nên thấy vậy. Thầy cô và trò trao đổi bài với nhau cũng dễ dàng hơn và phấn khởi hơn. Cuối cùng cũng hết 1 buổi học, chúng tôi đứng lên chào thầy cô ra về. Sân trường giờ ra rất đông đúc, những tiếng í ới gọi nhau và hẹn nhau ngày mai gặp lại.Tôi cảm thấy rất vui và cảm khích những người bác sĩ, công an và bộ đội...đã bảo vệ và lấy lại cho chúng tôi 1 cuộc sống bình thường như trước kia.Cuộc sống mà không có dịch bệnh và những mối nguy hiểm.

Đây là ý của mk nghĩ ra nên ko hay thì bn thông cảm nka!

Bình luận (0)
CK
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2022 lúc 20:01

Ngôi thứ nhất(vai ông giáo)

   Hôm ấy, lão Hạc qua nhà tôi,thấy tôi lão báo:"Cậu Vàng đi đời rồi".Cụ bán rồi ư?"-Tôi ngạc nhiên hỏi.Lão đáp:"Họ vừa bắt rồi".Lúc ấy,lão cố làm ra vẻ vui nhưng tooi biết lão rất buồn,vì trông thấy nụ cười như mếu và ánh mắt rưng rưng của lão đã nói lên tất cả.Tôi cảm thấy xót xa, lòng tôi như thắt lại,chỉ muốn ôm lão và òa lên khóc thật lơn. Bấy giờ tôi mới cảm thấy nắm quyển sách của tôi là j cơ chứ? Cuộc chia ly của tôi vs những quyển sách ấy chả là j so với cuộc chia ly của "ng con trai" với "người cha" già neo đơn đợi con về.Đó là cuộc chia ly đẫm nc mắt, là nỗi đau ko j sánh đc.

*văn hơi sến thông cảm

Bình luận (0)
5N
Xem chi tiết
5N
29 tháng 10 2021 lúc 16:11

Cứu

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TH
4 tháng 2 2022 lúc 7:06

Tham khảo

Bài số 1:

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà Sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được".

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-cau-chuyen-ve-long-nhan-ai

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 9 2018 lúc 11:47

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)