Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
LH
30 tháng 9 2019 lúc 19:23

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

#Hok Tốt#

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NH
30 tháng 1 2016 lúc 11:17

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Bình luận (0)
TH
30 tháng 1 2016 lúc 11:18

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

 thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Bình luận (0)
NH
30 tháng 1 2016 lúc 11:18

Cầm đề bài tập làm văn trong tay, tôi thật sự lo lắng vì không biết làm bài tập đó như thế nào. Cô giáo cho đề bài Kể về bà của em và hẹn ngày mai phải nộp. Bà tôi ra đi từ lúc tôi chưa lọt lòng mẹ nên bà tôi ra sao, tính tình thế nào, giọng nói ra làm sao,… tôi đều không biết. Cơn gió thổi nhè nhẹ, bầu trời trong xanh, ngồi trước bàn học tôi cứ miên man suy nghĩ đến hình phạt mà bố mẹ sẽ dành cho tôi khi bị điểm kém. Thế rồi, không biết từ lúc nào, tói ngủ thiếp đi mất và có một giấc mơ tuyệt đẹp. Trong mơ, tôi thấy mình được gặp lại bà và được nghe bà kể rất nhiều chuyện mà tôi chưa biết.

Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở trong ngôi nhà của bà ngày trước. Tất cả đồ đạc đều gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Ngoài sân có một bóng người gầy gầy, xương xương, lưng cũng đã còng thế nhưng dáng vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Tôi chạy vội ra sân và không biết đó là ai. Nghe thấy tiếng chân chạy, người đó quay lại. Điều bất ngờ nhất là khi quay người lại, tôi chợt reo lên vui sướng: Bà, bà ơi. Đúng, đó là bà tôi, người bà mà tôi luôn yêu quý cho dù chưa một lần gặp mặt. Tôi chỉ biết bà qua tấm ảnh mà bố cho tôi xem. Bà thấp, nhỏ người, khuôn mặt rạn vết chân chim của bao thời gian vất vả. Đôi mắt đã không còn vẻ sáng ngời mà nó đã trở nên mờ nhoà. Mái tóc bà bạc trắng, được vấn lên gọn gàng. Khi nghe thấy tiếng reo của tôi, bà xoa đầu tôi và bảo: Vào trong nhà đi cháu, ngoài này nắng to lắm., vào đi không lại ốm. Giọng bà mang đậm chất của quê tôi – vùng quê Nam Định nhưng ấm áp lạ lùng. Tôi ngoan ngoãn nghe theo lời bà, chạy vào trong nhà. Một lát sau, bà cũng vào và bảo: Lâu lắm rồi cháu mới về chơi với bà được một hôm nhỉ? Tôi cười và nói: Cháu cũng muốn về lắm nhưng chẳng có thời gian. Bà cười hiền từ, đôi mắt nhìn tôi âu yếm: Cô học cho giỏi rồi sau này bà sẽ lên chơi với cháu thường xuyên hơn . Tôi dựa đầu vào vai bà mà cảm thấy trong lòng mình một niềm vui khôn xiết. Giọng bà chợt ngậm ngùi: Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào còn bé tí cứ khóc suốt ngày nhưng được cái nhanh nín. Thế mà bây giờ đã… Bà bỏ lửng câu nói rồi thở dài. Tôi bỗng thầm ước mình có thể bé đi được để bà có thể dẫn đi chơi, được bà mua kẹo cho sau mỗi lần bà đi chợ về. Nước mắt tôi chợt chảy ra giàn giụa. Bà cười, lau nước mắt cho tôi rồi nói: Lớn tướng rồi mà còn khóc nhè như trẻ con thế. Tôi ôm chặt lấy bà mà thấy chưa bao giờ hạnh phúc như lúc này.

Suốt cả ngày hôm đó, tôi cứ bám lấy bà như cái đuôi. Bà đi xuống bếp tôi cũng di theo, bà ra vườn tôi cũng chẳng rời nửa bước, ớ ngoài vườn, cây cối xum xuê, trĩu trịt quả. Tôi với một quả ổi, gặm thấy ngon hơn những quả ổi mà mẹ mua ở chợ. Bà cười nheo nheo mắt và nói: Cả vườn cây này bà trồng dành cả cho cháu. Người ta cũng tới mấy lần muốn mua hoa quả đấy nhưng bù không muốn vì sợ cháu về lại không có cái gì ăn… Hơn lúc nào hết, tôi cảm nhận được tình yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc đó tôi chỉ muôn nói thật to: Bà ơi, cháu yêu bà lắm nhưng lại thấy nghẹn ngào không nói được thành lời. Trong lòng tôi, tôi chỉ muốn thời gian ngừng trôi để cho tôi luôn được sống trong sự chở che, yêu thương của bà dành cho tôi. Lúc ăn cơm, bà chẳng ăn mấy, chỉ chăm chăm gắp hết cho tôi. Vừa gắp cho tôi, bà vừa nói: Món này bà biết cháu thích ăn nhất nên bà làm. Ăn nhiều vào cho chóng lớn.

Tôi ước rằng tuần nào mình cũng được gặp lại bà trong giấc mơ. Những người thân đã xa ta, có thể là xa mãi mãi nhưng họ vẫn luôn hiện hữu bên ta. Dù chỉ là trong những giấc mơ thì ta vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc, có một sự động viên, an ủi lớn lao. Bà ơi, bà có nghe thấy cháu nói gì không? Dẫu bà có ở chốn thiên đường hay hư vô cháu vẫn luôn muốn nói rằng: Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm! Bà sẽ mãi mãi là thiên thần hộ mệnh tuyệt vời và thân thương nhất của cháu!

 

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
DL
14 tháng 3 2023 lúc 20:18

Tối hôm đó, em nằm ngủ và thấy mình được thăm tượng đài Thánh Gióng được đặt trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao tới đỉnh là 11,07 m với độ vươn ra là 16 m, trọng lượng ước tính 85 tấn. Tượng được đặt trên đỉnh Vệ Linh - đỉnh cao nhất của núi Sóc, với độ cao tuyệt đối của nơi đặt tượng sau khi hoàn thành cải tạo là 297 m.Tượng mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây và hào quang, thể hiện rõ tính "động" cho bức tượng. Tượng được đặt hướng về phía Nam, được cho là để thể hiện Thánh Gióng đang hướng về quê mẹ ở phương Nam (Phù Đổng, Gia Lâm), đồng thời đang trông coi bờ cõi của toàn nước Việt. Lúc đó, bỗng nhiên Thánh Gióng hiện ra, em bàng hoàng và bất ngờ. Thánh Gióng nói với em rất nhiều câu chuyện lịch sử hồi đó, rằng mình đã đánh giặc Ân ra sao và những vị anh hùng dân tộc bấy giờ dũng cảm như thế nào. Em ngồi nghe mà lòng cảm phục họ quá!. Bừng tỉnh giấc, hóa ra đó chỉ là giấc mơ nhưng sao lại chân thực kỳ lạ, cứ như em vừa nói chuyện với Thánh Gióng thật vậy. Qua giấc mơ này, em càng cảm thấy biết ơn ông cha ta thời xưa đã luôn cố gắng bảo vệ sự tự do và hòa bình cho đất nước đến tận ngày nay.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
20 tháng 11 2019 lúc 21:14

                                                           Bn tham khảo nha 

Đọc truyện cổ tích, em rất thích thú khi thấy, trong lúc tuyệt vọng, những người tốt lại được Bụt hiện ra giúp đỡ. Em luôn khao khát một lần được gặp Người. Một đêm, em đã nằm mơ thấy Bụt hiện lên.
Khi học xong em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, em thấy ông. Khó có thể đoán tuổi của Bụt: tám mươi, chín mươi hay là trăm tuổi? Dáng người hơi còng nhưng trông ông rất khỏe mạnh. Khuôn mặt ông đầy đặn và phúc hậu. Tuy tuổi tác đã cao nhưng nước da ông vẫn còn hồng hào như lứa tuổi thanh niên. Mái tóc bạc trắng như cước được búi lên tận đỉnh đầu và cài trâm vàng. Lông mày, lông mi và những chòm râu dài đến tận ngực cũng đều bạc trắng cả. Đôi mắt ông trong sáng như sao, hiền dịu như ánh trăng rằm luôn nhìn mọi người với vẻ trìu mến thân thương. Miệng ông luôn cười tươi để lộ ra những chiếc răng đen nhánh. Ông mặc quần áo thụng màu trắng, tay luôn chống cây gậy trúc. Từ xa, em thấy một chàng trai đang nói điều gì với ông. Em tiến lại gần nhưng không nói gì cả mà lặng lẽ nấp sau bụi tre. Anh chàng ấy nói: "Thưa ông, trước đây con đi làm thuê cho một nhà chủ. Con đã làm lụng vất vả, không quản khó nhọc và ông chủ đã hứa gả con gái mình cho con. Nhưng giờ thì lão định gả cô ấy cho một kẻ khác và bắt con vào rừng tìm được cây tre trăm đốt. Nhưng con tìm kiếm rất nhiều khu rừng mà không có cây tre nào trăm đốt...” Ánh mắt của ông Bụt lúc này sáng quắc, vẻ nghiêm nghị. Tiếng nói trầm ấm vang vang cất lên: "Con hãy chặt một trăm đốt tre rồi hô "khắc nhập" tức khắc sẽ có cây tre trăm đốt”. Anh làm như lời ông và đúng như vậy. Bụt còn dặn anh hô "khắc xuất", trăm đốt tre sẽ rời ra. Anh bó làm hai bó rồi gánh về nhà. Nhưng chỉ còn hai giờ nữa là lễ cưới bắt đầu rồi mà rừng lại lắm cây cối um tùm, đi làm sao cho kịp. Anh trai cày ngồi khóc và ông Bụt lại hiện ra. Ông lắc nhẹ cái phất trong tay. Một chiếc cầu vồng bảy sắc hiện ra bắc từ chân trời bên này sang chân trời bên kia. Anh chàng bước lên chiếc cầu, trông anh như con kiến càng đi trên một cành cây to lớn trên nền trời xanh. Em mải ngắm cầu vồng quá nên đã sơ ý làm gẫy một cành khô. Bụi đã biết em nấp sau bụi cây. Từng bước đi khoan thai, nhẹ nhàng ông tiến lại gần em và nói: "Cháu hãy ra đây!". Từ ống tay áo, ông lấy ra một quả cầu có thể nhìn thấy tất cả mọi việc đang diễn ra trên thế giới. Trong quả cầu em nhìn thấy chàng trai vừa nãy đã trừng trị lão chủ rất thích đáng và đã cùng cô gái sống hạnh phúc trọn đời. Thấy vậy, em liền hỏi ông: "Tại sao ông lại tốt như vậy?”. Ông trả lời: "Vì trời đã ban cho ông làm Bụt, ông phải giúp đỡ mọi người hoàn thành trọng trách đó”. Ông đã khuyên em: "Phải ăn hiền ở lành thì mai này sẽ gặp phúc đức, không được ăn ở độc ác vì sẽ gặp quả báo". Tỉnh dậy, em vẫn còn nhớ như in lời khuyên của Người.
Em rất yêu quý Bụt. Ông đúng như một quan toà xét xử công minh, trừng phạt kẻ ác, giúp đỡ người hiền lương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PC
20 tháng 11 2019 lúc 21:14

Đọc truyện cổ tích, em rất thích thú khi thấy, trong lúc tuyệt vọng, những người tốt lại được Bụt hiện ra giúp đỡ. Em luôn khao khát một lần được gặp Người. Một đêm, em đã nằm mơ thấy Bụt hiện lên.
Khi học xong em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, em thấy ông. Khó có thể đoán tuổi của Bụt: tám mươi, chín mươi hay là trăm tuổi? Dáng người hơi còng nhưng trông ông rất khỏe mạnh. Khuôn mặt ông đầy đặn và phúc hậu. Tuy tuổi tác đã cao nhưng nước da ông vẫn còn hồng hào như lứa tuổi thanh niên. Mái tóc bạc trắng như cước được búi lên tận đỉnh đầu và cài trâm vàng. Lông mày, lông mi và những chòm râu dài đến tận ngực cũng đều bạc trắng cả. Đôi mắt ông trong sáng như sao, hiền dịu như ánh trăng rằm luôn nhìn mọi người với vẻ trìu mến thân thương. Miệng ông luôn cười tươi để lộ ra những chiếc răng đen nhánh. Ông mặc quần áo thụng màu trắng, tay luôn chống cây gậy trúc. Từ xa, em thấy một chàng trai đang nói điều gì với ông. Em tiến lại gần nhưng không nói gì cả mà lặng lẽ nấp sau bụi tre. Anh chàng ấy nói: "Thưa ông, trước đây con đi làm thuê cho một nhà chủ. Con đã làm lụng vất vả, không quản khó nhọc và ông chủ đã hứa gả con gái mình cho con. Nhưng giờ thì lão định gả cô ấy cho một kẻ khác và bắt con vào rừng tìm được cây tre trăm đốt. Nhưng con tìm kiếm rất nhiều khu rừng mà không có cây tre nào trăm đốt...” Ánh mắt của ông Bụt lúc này sáng quắc, vẻ nghiêm nghị. Tiếng nói trầm ấm vang vang cất lên: "Con hãy chặt một trăm đốt tre rồi hô "khắc nhập" tức khắc sẽ có cây tre trăm đốt”. Anh làm như lời ông và đúng như vậy. Bụt còn dặn anh hô "khắc xuất", trăm đốt tre sẽ rời ra. Anh bó làm hai bó rồi gánh về nhà. Nhưng chỉ còn hai giờ nữa là lễ cưới bắt đầu rồi mà rừng lại lắm cây cối um tùm, đi làm sao cho kịp. Anh trai cày ngồi khóc và ông Bụt lại hiện ra. Ông lắc nhẹ cái phất trong tay. Một chiếc cầu vồng bảy sắc hiện ra bắc từ chân trời bên này sang chân trời bên kia. Anh chàng bước lên chiếc cầu, trông anh như con kiến càng đi trên một cành cây to lớn trên nền trời xanh. Em mải ngắm cầu vồng quá nên đã sơ ý làm gẫy một cành khô. Bụi đã biết em nấp sau bụi cây. Từng bước đi khoan thai, nhẹ nhàng ông tiến lại gần em và nói: "Cháu hãy ra đây!". Từ ống tay áo, ông lấy ra một quả cầu có thể nhìn thấy tất cả mọi việc đang diễn ra trên thế giới. Trong quả cầu em nhìn thấy chàng trai vừa nãy đã trừng trị lão chủ rất thích đáng và đã cùng cô gái sống hạnh phúc trọn đời. Thấy vậy, em liền hỏi ông: "Tại sao ông lại tốt như vậy?”. Ông trả lời: "Vì trời đã ban cho ông làm Bụt, ông phải giúp đỡ mọi người hoàn thành trọng trách đó”. Ông đã khuyên em: "Phải ăn hiền ở lành thì mai này sẽ gặp phúc đức, không được ăn ở độc ác vì sẽ gặp quả báo". Tỉnh dậy, em vẫn còn nhớ như in lời khuyên của Người.

~Study Well~

Tk nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GG
20 tháng 11 2019 lúc 21:14

Đọc truyện cổ tích, em rất thích thú khi thấy, trong lúc tuyệt vọng, những người tốt lại được Bụt hiện ra giúp đỡ. Em luôn khao khát một lần được gặp Người. Một đêm, em đã nằm mơ thấy Bụt hiện lên.
Khi học xong em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc mơ, em thấy ông. Khó có thể đoán tuổi của Bụt: tám mươi, chín mươi hay là trăm tuổi? Dáng người hơi còng nhưng trông ông rất khỏe mạnh. Khuôn mặt ông đầy đặn và phúc hậu. Tuy tuổi tác đã cao nhưng nước da ông vẫn còn hồng hào như lứa tuổi thanh niên. Mái tóc bạc trắng như cước được búi lên tận đỉnh đầu và cài trâm vàng. Lông mày, lông mi và những chòm râu dài đến tận ngực cũng đều bạc trắng cả. Đôi mắt ông trong sáng như sao, hiền dịu như ánh trăng rằm luôn nhìn mọi người với vẻ trìu mến thân thương. Miệng ông luôn cười tươi để lộ ra những chiếc răng đen nhánh. Ông mặc quần áo thụng màu trắng, tay luôn chống cây gậy trúc. Từ xa, em thấy một chàng trai đang nói điều gì với ông. Em tiến lại gần nhưng không nói gì cả mà lặng lẽ nấp sau bụi tre. Anh chàng ấy nói: "Thưa ông, trước đây con đi làm thuê cho một nhà chủ. Con đã làm lụng vất vả, không quản khó nhọc và ông chủ đã hứa gả con gái mình cho con. Nhưng giờ thì lão định gả cô ấy cho một kẻ khác và bắt con vào rừng tìm được cây tre trăm đốt. Nhưng con tìm kiếm rất nhiều khu rừng mà không có cây tre nào trăm đốt...” Ánh mắt của ông Bụt lúc này sáng quắc, vẻ nghiêm nghị. Tiếng nói trầm ấm vang vang cất lên: "Con hãy chặt một trăm đốt tre rồi hô "khắc nhập" tức khắc sẽ có cây tre trăm đốt”. Anh làm như lời ông và đúng như vậy. Bụt còn dặn anh hô "khắc xuất", trăm đốt tre sẽ rời ra. Anh bó làm hai bó rồi gánh về nhà. Nhưng chỉ còn hai giờ nữa là lễ cưới bắt đầu rồi mà rừng lại lắm cây cối um tùm, đi làm sao cho kịp. Anh trai cày ngồi khóc và ông Bụt lại hiện ra. Ông lắc nhẹ cái phất trong tay. Một chiếc cầu vồng bảy sắc hiện ra bắc từ chân trời bên này sang chân trời bên kia. Anh chàng bước lên chiếc cầu, trông anh như con kiến càng đi trên một cành cây to lớn trên nền trời xanh. Em mải ngắm cầu vồng quá nên đã sơ ý làm gẫy một cành khô. Bụi đã biết em nấp sau bụi cây. Từng bước đi khoan thai, nhẹ nhàng ông tiến lại gần em và nói: "Cháu hãy ra đây!". Từ ống tay áo, ông lấy ra một quả cầu có thể nhìn thấy tất cả mọi việc đang diễn ra trên thế giới. Trong quả cầu em nhìn thấy chàng trai vừa nãy đã trừng trị lão chủ rất thích đáng và đã cùng cô gái sống hạnh phúc trọn đời. Thấy vậy, em liền hỏi ông: "Tại sao ông lại tốt như vậy?”. Ông trả lời: "Vì trời đã ban cho ông làm Bụt, ông phải giúp đỡ mọi người hoàn thành trọng trách đó”. Ông đã khuyên em: "Phải ăn hiền ở lành thì mai này sẽ gặp phúc đức, không được ăn ở độc ác vì sẽ gặp quả báo". Tỉnh dậy, em vẫn còn nhớ như in lời khuyên của Người.
Em rất yêu quý Bụt. Ông đúng như một quan toà xét xử công minh, trừng phạt kẻ ác, giúp đỡ người hiền lương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TP
11 tháng 10 2016 lúc 15:58

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

 

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

 

Bình luận (0)
LP
11 tháng 10 2016 lúc 16:10

Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen…Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán.Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởibiến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất củamột em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim tanhư nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chếtthảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Hình ảnh bà hiện lên trong những phút cuối cùng của em bé không hẳn là ảo ảnh mà chính là sự thực đã được nhìn quatâm hồn thánh thiện của em. Bà em hiện ra với nụ cười như ban cho em diễm phúc được sống lại quãng đời ấm áp đầy tình thương thuở trước. Tiếng reo của em khi gặp lại bà cũng những lời cầu xin ngây thơ làtiếng nói cuối cùng của một người sắp giã từ trần thế. Em được sống với niềm vui trọn vẹn của riêng mình nhưng chúng ta có lẽ khó ai cầm được dòng nước mắt: “Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà.Chắc Người không từ chối đâu”.Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được sự thực về cuộc đời nghiệt ngã và bất công mà em đang hứng chịu. Điều em cần chính là tình thương thật sự trong một thế giới bao dung và nhân hậu. Bởi thế, cái chết đối với em không còn là một điều đáng sợ. Em được về với bà, đến một thế giới khác “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Nhà văn đã để chính đôi tay bé nhỏ của em thắp lên Ánh sáng – “diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày” – để em được thấy bà em “to lớn và đẹp lão” đến đón em cùng bay vào thếgiới ước mơ trong ánh sáng huy hoàng xua hết tối tăm đè nặng cuộc đời em.Câu chuyện kết thúc. Ngày mới lại bắt đầu, “mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”.Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Không ai được biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, chỉ duy nhất một người chứng kiến được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”, đó chính là nhà văn. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
30 tháng 1 2023 lúc 20:09

Gợi ý cho em dàn ý chung:

MB: Giới thiệu về hoàn cảnh em gặp nhân vật (Ví dụ: Đêm qua, vì có bài kiểm tra môn Toán nên em thức để ôn bài rồi mệt quá nên ngủ thiếp đi lúc nào không biết, trong khi ngủ, em mơ được gặp ... - người mà em luôn mong muốn được gặp...)

TB: 

Em kể lại giấc mơ:

+ Trong giấc mơ em gặp người đó đang làm gì?

+ Em đã hỏi người đó điều gì?

+ Người đó đã kể cho em câu chuyện gì?

+ Bài học em rút ra sau khi nghe câu chuyện đó là gì?

KB:  Bày tỏ tình cảm của em với nhân vật đó

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (2)
HB
30 tháng 1 2023 lúc 20:36

Tuần trước trường em vừa tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, hội thi diễn ra với rất nhiều môn thi về thể dục thể thao. Em nhìn lên trên sân khấu chương trình và thấy biểu tượng Thánh Gióng, mắt em nhìn mãi không rời rồi từ hình ảnh đó bước ra một chàng tráng sĩ đứng trước mắt em.

Một làn sương khói trắng xóa bao phủ khắp không gian, từ phía xa xa có một người vạm vỡ cưỡi trên con ngựa sắt phi như bay đến. Con ngựa hí lên một tiếng dài rồi đứng khựng lại. Từ trên ngựa bước xuống có tiếng nói vang lên "Ta là Thánh Gióng thiên vương của làng Phù Đổng". Em dịu mắt vài lần vẫn thấy là hình ảnh đó, em liền tiến lại gần. Đứng gần mới thấy bản thân mình nhỏ bé hơn Thánh Gióng rất nhiều, em liền hỏi ngài Thánh Gióng: "Nếu con muốn trở thành một tráng sĩ như Ngài thì phải làm thế nào?". Thánh gióng nghe thấy liền cười lớn, tiếng cười vang cả đất trời, rồi trầm giọng mà dạy rằng: "Các con đang ở thời bình, không cần trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa chiến đấu nhưng phải học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành nhân tài xây dựng và bảo vệ đất nước". Em nghe và thấm nhuần lời dạy của Thánh Gióng liền vâng lời, sau đó làn sương khói lại kéo đến và Thánh Gióng cưỡi ngựa phi thẳng lên trời.

Cuộc gặp gỡ với Thánh Gióng đã khiến em nhận thức được tầm quan trọng của việc học cũ

Bình luận (2)
HB
30 tháng 1 2023 lúc 20:02

t có gần 3 trang ,đi ôn hsg đc cô ktra rồi ,có điều khá e ngại là t lười đánh chữ 

 

Bình luận (1)
YY
Xem chi tiết
CK
2 tháng 1 2017 lúc 22:03

Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầytuổi già.Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sựviệc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìnmãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó

cả. Những thứ đó chỉ như thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung.Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sứckhoẻ.Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi người và nócòn nói:- Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên!Nghe nó nói vậy, ta không cầm được nước mắt nhưng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao.Chào mọi người xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 1 2017 lúc 9:04
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ,..

Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng.

Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào:

- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?! ​

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ:

- Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực.

Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian:

- Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên.

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây! ​
Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.

Em bàng hoàng tỉnh giấcb-(. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực:p.
Bình luận (0)