Những câu hỏi liên quan
NL
Xem chi tiết
HK
27 tháng 10 2017 lúc 20:32

ko ranh nha ban

Bình luận (0)
NL
29 tháng 10 2017 lúc 17:23

không rảnh thì làm làm gì.

Bình luận (0)
NT
2 tháng 10 lúc 20:58

Hé hé 

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
8 tháng 8 2023 lúc 19:31

Tham khảo:

Văn Miếu được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông (tháng 8 năm 1070), vừa là nơi thờ các bậc thánh nhân Đạo Nho vừa là trường học hoàng gia dành cho Hoàng thái từ. Thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông chính là học trò đầu tiên của ngôi trường này.

Bình luận (0)
LE
Xem chi tiết
LE
5 tháng 6 2018 lúc 9:39

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

Bình luận (0)
H24
5 tháng 6 2018 lúc 9:40

Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

Bình luận (0)
NY
5 tháng 6 2018 lúc 9:42

 Văn Miếu Trấn Biên, Ðồng Nai được xem như "Quốc Tử Giám" của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn Miếu Trấn Biên ở Ðồng Nai là sự tiếp nối truyền thống của Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long (Văn Miếu đầu tiên của nước ta, được xây dựng năm 1070) và là biểu tượng cho tinh thần hiếu học - trọng người tài. Văn Miếu Trấn Biên sừng sững uy nghi tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
Theo sách "Ðại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, tuy ra đời sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước. 
Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh. 
Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại. 
Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 
Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. 
Trong Văn Miếu Trấn Biên còn có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh. 
Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền - Hậu hiền. 
Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với khu du lịch văn hóa Bửu Long. 
Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
TV
6 tháng 1 2019 lúc 18:54

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia. Đây là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam. Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 28/4/1962.

Bình luận (0)
H24
6 tháng 1 2019 lúc 18:54

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (chữ Hán: 文廟 - 國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.Nơi này là nơi trên tờ tiền polymer 100.000 VND của Việt Nam

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DE
13 tháng 8 2019 lúc 21:58

Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm. Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.

Bình luận (0)

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

Bình luận (0)
QN
Xem chi tiết
VH
11 tháng 4 2022 lúc 10:57

tham khảo

Văn miếu Trấn Biên là "Văn miếu" đầu tiên được xây dựng (xây năm 1715) tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và  nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 4 2022 lúc 10:57

Tham khảo:

Văn miếu Trấn Biên là "Văn miếu" đầu tiên được xây dựng (xây năm 1715) tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và là nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ.

Bình luận (0)
MC
11 tháng 4 2022 lúc 10:57

Tham khảo :

Văn miếu Trấn Biên là "Văn miếu" đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và là nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. 

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MP
2 tháng 11 2023 lúc 19:37

* Tham khảo:
- Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á, có lịch sử lâu đời và văn hoá phong phú. Trước năm 1945, Việt Nam là thuộc địa của Pháp và chịu sự cai trị của người Pháp. Sau năm 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập và đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình. Văn hóa Việt Nam bao gồm văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục truyền thống, ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, từ dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp sang mô hình kinh tế hướng xuất khẩu và công nghiệp hóa. Việt Nam đã mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 22:20

Tham khảo!

Chia sẻ hiểu biết về Khuê Văn Các:

+ Là một lầu vuông, gồm 2 tầng, 8 mái, dựng năm 1805, trên một nền vuông lát gạch Bát Tràng. Phía dưới là 4 trụ gạch, 4 phía để trống, bên trên là kiến trúc gỗ, có sàn gỗ, mái lợp ngói.

+ Phía trên treo biển đề “Khuê Văn các” (chữ Hán), cùng hệ thống câu đối. Hai bên Khuê Văn các có 2 cửa nhỏ là: “Bí văn môn” và “Súc văn môn”.

Bình luận (0)