Dựa vào thông tin, hãy trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3, hãy phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
Tham khảo
- Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
- Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc vàBắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
*Đặc điểm phân bố dân cư
-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2
Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...
-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2 và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2
+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2 và 500 - 1.000 người/ k m 2 như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2 và 101 - 200 người/ k m 2 tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..
+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.
Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư Tây Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
*Đặc điểm dân cư:
-Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.
-Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
-Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở Israel, Kuwait, Lebanon
-Mật độ dân số trung bình khá thấp
-Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
*Tác động đến kinh tế;
-Dân số đông đúc mà trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
*Tác động về mặt xã hội:
- Các nước Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…
Đọc thông tin, quan sát hình 29.3 và dựa vào bảng 29, hãy:
- Trình bày đặc điểm dân cư của Cộng hòa Nam Phi.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Năm 2020 số dân là 59,3 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn khá cao. Dân số đông, tăng nhanh.
+ Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số trung bình khoảng 49 người/km2, tập trung đông ở phía đông, đông bắc và vùng duyên hải phía nam, các vùng còn lại thưa thớt.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, năm 2020 là 67,4%. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng; nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.
+ Dân cư Cộng hòa Nam Phi đa dân tộc, chủ yếu là người da đen (80,9%), da trắng, da màu và người Ấn Độ.
- Tác động
+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nỗ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi
(*) Trình bày:
- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:
+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;
+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:
+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.
+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Quan sát hình 1.1 dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
Tham khảo
- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày vai trò, đặc điểm và giải thích sự phân bố của công nghiệp điện tử, tin học.
- Vai trò:
+ Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất, đời sống xã hội, cũng như hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Ngành công nghiệp mũi nhọn ở nhiều nước, đem lại giá trị tăng cao, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm:
+ Ngành công nghiệp trẻ, đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
+ Sản phẩm phong phú, đa dạng, luôn thay đổi về chất lượng và mẫu mã theo hướng hiện đại hóa.
+ Ngành ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố: tập trung hầu hết ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,….
=> Do đây là ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ và tính chính xác cao, bên cạnh đó cần lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn – kĩ thuật tốt.
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:
- Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.
- Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.
Tham khảo
- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:
+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.
+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...
+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...
- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.
+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.
+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Dựa vào hình 11.2 và thông tin trong bài em hãy trình bày đặc điểm phân bố của các nhóm đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.
Tham khảo
- Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:
+ Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,..
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.
+ Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp
- Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):
+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.
- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
Tham khảo
- Môi trường biển là một bộ phận quan trọng trong môi trường sống của chúng ta. Môi trường biển ở nước ta bao gồm: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo.
- Môi trường nước biển:
+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.
+ Đối với môi trường nước xa bờ, chất lượng nước biển tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.
- Môi trường bờ biển, bãi biển:
+ Vùng bờ biển nước ta có nhiều dạng địa hình tiêu biểu như: các vịnh cửa sông, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá,... tạo nên những cảnh quan đẹp và phân hoá đa dạng.
+ Các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú, nhất là rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều có tính đa dạng sinh học cao.
- Môi trường các đảo, cụm đảo:
+ Môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh, nhiều đảo còn bảo tồn những khu rừng nguyên sinh.
+ Chất lượng môi trường nước xung quanh đảo khá tốt, phần lớn các chỉ số môi trường nằm trong giới hạn cho phép.
- Môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng:
+ Nguyên nhân: sự gia tăng các nguồn thải từ đất liền.
+ Biểu hiện: nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm; vẫn còn tình trạng xả thải ra biển chưa qua xử lí; các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học,...
=> Bảo vệ và cải thiện môi trường biển chính là điều kiện cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển của nước ta.