Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
PH
26 tháng 9 2018 lúc 2:30

- Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 - 1989).

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề:

     + Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

     + Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.

     + Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
UP
16 tháng 3 2021 lúc 10:47

undefined

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
TL
13 tháng 3 2020 lúc 9:33

* Tác động đối với cục diện thế giới và Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, làm tình hình thế giới luôn căng thẳng trong xu thế đối đầu hai phe : Tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và ít nhiều đều phụ thuộc vào quan hệ này.

- Cuộc chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó đã giúp đỡ, đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó ngăn cản sự đối thoại, hợp tác, tính độc lập tự chủ của mọi quốc g ia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của Việt Nam chịu tác động sâu sắc của chiến tranh lạnh.

+ Pháp được Mĩ giúp sức, quay trở lại xâm lược Việt Nam, sau đó Mĩ trực tiếp lôi kéo các nước đồng minh vào cuộc.

+ Ngược lại, Việt Nam cũng được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác viện trợ..

=> 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan hệ "chiến tranh lạnh"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
00
Xem chi tiết
TN
5 tháng 1 2020 lúc 19:31

Mỹ thua

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DL
5 tháng 1 2020 lúc 19:32

- Biểu hiện của chiến tranh lạnh là:

Mĩ và đồng minh ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, xây dựng nhiều căn cứ quân sự  bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.

- Hậu quả:

Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc phải chi một khối lượng lớn tiền của và sức người, để chế tạo và sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng quân sự. Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng  của giới cầm quyền.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PN
6 tháng 1 2020 lúc 13:58

1. Biểu hiện:

*Mĩ và các nước đế quốc:

- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

*Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

2. Hậu quả:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

- Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DK
Xem chi tiết
SK
27 tháng 11 2019 lúc 13:29

* Hậu quả của chiến tranh lạnh:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Lãng phí tài sản, của cải vào chạy đua vũ trang.

- Rất nhiều người phải chung sống với dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, mù chữ,…

⇒ Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng của giới cầm quyền.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
27 tháng 11 2019 lúc 13:53

Trước hết cần tìm hiểu:chiến tranh lạnh là gì?

Chiến tranh Lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa 2 phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến tranh lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai.

Hậu quả:

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

- Các cường quốc phải chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự trong khi loài người vẫn phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LC
28 tháng 11 2019 lúc 21:39

-Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự mà bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

- Con người phải chịu đựng khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường... , chịu ảnh hưởng nặng nhất là các nước ở Châu Á, châu Phi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
Xem chi tiết
NH
25 tháng 11 2018 lúc 11:06

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai , Mỹ thực hiện "chiến tranh lạnh "?

– Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi đến tình trạng Chiến tranh lạnh.

– Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bả0 vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng, nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

– Mĩ hết sức lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Á sang Âu. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao.

– Cũng ngay sau Chiến tranh, Mĩ đã vươn lên trở thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới…

– Mĩ và các nước tư bản phương Tây đã cấu kết với nhau để chống lại sự “đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Nếu phát động “chiến tranh nóng” mang tính toàn cầu thì với sự hủy diệt của bom nguyên tử, cả Mĩ và Liên Xô đều bị thất bại.

– Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Cuộc " chiến tranh lạnh " diễn ra như thế nào ?

– Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xôm gây nên chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman ngày 12 – 3 – 1947; khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn và đề nghị viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô….

– Tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan” giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

– Ngày 4 – 4 – 1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

– Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

– Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Hậu quả

Việc chấm dứt Chiến tranh lạnh tạo nên những chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :

– Quan hệ giữa 5 nước Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thoả hiệp, hợp tác, giải quyết những tranh chấp xung đột quốc tế.

– Khối Vácsava tự giải thể (3 – 1991) nên không còn các khối quân sự đối đầu nhau.

– Các tranh chấp, xung đột khu vực chuyển dần sang giải quyết bằng đối thoại, hợp tác như Xô – Mĩ hợp tác, thoả hiệp giải quyết các vụ xung đột khu vực : Nam Phi, Ápganixtan, Trung Đông, Campuchia, Namibia,…

– Liên Xô không can thiệp vào Đông Âu, chấm dứt thực hiện những cam kết với các nước xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
VP
Xem chi tiết
NT
9 tháng 3 2022 lúc 19:30

Tham khảo:

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Bình luận (0)
NT
9 tháng 3 2022 lúc 19:31

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

Bình luận (0)
NT
9 tháng 3 2022 lúc 19:32

- Hậu quả Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

+ Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".

+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, gọi là "chúa Nguyễn".

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
TT
26 tháng 1 2021 lúc 21:55

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít: Đức -Ý - Nhật

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nhất trong lịch sử loài người. Hơn 60tr người chết, 90tr người bị tương - tàn tật, thiệt hại vật chất = thiệt hại của các cuộc chiến tranh từ 1000 năm trước đó.

Bình luận (0)
TT
26 tháng 1 2021 lúc 21:57

*Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhận loại?

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

 

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
H24
26 tháng 4 2021 lúc 20:12

*Nguyên nhân

-Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ binh quyền, lập ra thế lực họ Trịnh

-người con cả Nguyễn Ương bị giết, người con thứ Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam, lập ra thế lực họ Nguyễn

* nói tính chất của cuộc chiến tranh này là chiến tranh phi nghĩa vì khiến :

-đất nước bị chia cắt làm 2 đàng: Đàng Trong, Đàng ngoài;

- đời sống nhân dân khổ cực, phải phiêu tán;

-nạn đói, dịch bệnh hoành hành;

-kinh tế kém phát triển

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
23 tháng 12 2020 lúc 22:01

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

 

Bình luận (0)