Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này.
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp chơi chữ và liệt kê
* nêu rõ câu văn có sử dụng 2 biện pháp ấy*
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽchúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
Những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể:
+ Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn cồn bão; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
+ Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về
Tác dụng của biện pháp tu từ này: Nhấn mạnh sức mạnh, khả năng kỳ diệu của vị thần Sơn TinhTìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý) kể và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
- “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”.
→ nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức, mỗi người một vẻ của Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- “Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. … Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”
→ Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.
- “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
→ Liệt kê những sự vật bị ngập, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thủy Tinh.
2. Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.
- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên:
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ; giúp cho bài thơ dễ dàng tiếp cận, in sâu vào tâm trí và cảm xúc của người đọc.
+ Tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác.
+ Tạo nên sự độc đáo và độc lập trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du, góp phần quan trọng trong việc tạo nên văn hóa và văn chương của Việt Nam.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.
Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6: nhân hóa.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó: câu tục ngữ hay, sinh động và dễ hình dung hơn với người đọc. Kinh nghiệm được truyền tải sáng tạo, lúa chiêm khi sấm sẽ trổ đòng rất nhanh.
3 câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở văn bản Cô Tô và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Tham khảo:
Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Một số câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và tác dụng của chúng trong từng trường hợp:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi: khiến cho khung cảnh bầu trời hiện lên sạch sẽ, tinh khiết trước mắt bạn đọc, tạo điểm nhìn thu hút đến với vùng đất Cô Tô.
Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn: tô đậm vẻ đẹp của bầu trời sớm mai sau cơn bão
Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông: cảnh tượng bình minh sinh động, giàu sức gợi hình, thu hút và nhấn mạnh, khẳng định vẻ đẹp của nơi đây.
Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ, em hãy cho biết tu từ là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần. Nêu tác dụng của phép tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích
Cái đấy là bài sông nước cà mau, ngữ văn 6, tập 2
Tìm hai câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài văn cây chuối mẹ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh đó
Viết đoạn văn ngắn 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về một giờ ra chơi mà em thấy thú vị nhất đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ đã học gạch chân và chú thích biện pháp tu từ đó
cứu cứuuuu
Mở đoạn:
- Khoảng thời gian vừa thoải mái vui vẻ vừa gắn liền với nhiệm vụ tích lũy kiến thức của các bạn học sinh có lẽ là giờ ra chơi.
Thân đoạn:
- Miêu tả:
+ Trước giờ ra chơi: sân trường vắng lặng ít người, chỉ thoang thoảng lại có chị gió lướt nhẹ qua ghé thăm các bạn học sinh làm cây cối nghe tiếng rì rào. (Nhân hóa)
+ Trong giờ ra chơi:
-> Các bạn học sinh ùa ra ngoài nhanh nhẹn cùng tâm trạng háo hức như mũi tên ít lực. (so sánh)
-> Ở căn tin: nhộn nhịp đông đúc các bạn mua quà vặt, nước ngọt,..
-> Ở sân trường: các bạn nam thì chơi đá cầu vui vẻ với nhau, các bạn nữ thì ríu rít nói chuyện về bài học.
-> Một số bạn ngồi ghế đá ăn uống nói cười vui vẻ.
-> Ở thư viện: có bạn thì ngồi đọc sách ham mê, bạn thì vì hết chỗ nên đứng đọc rất chăm chỉ.
- Tâm trạng:
+ Ai cũng rất phấn khích, thoải mái và không có áp lực học tập nữa
- Cảm xúc:
+ Các bạn đã và đang sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ bạn bè và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống.
Kết đoạn:
- Khép lại, giờ ra chơi nào em cũng thấy thú vị như nhau vì bao giờ cũng được chơi vui thoải mái cùng bạn bè. Kỉ niệm học trò lúc nào cũng đẹp và vô giá với em!.
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Mỗi buổi học ở trường, chúng em sẽ được nghỉ khoảng 30 phút giữa buổi để thư giãn chuẩn bị tiết học tiếp theo. Giờ ra chơi. Sân trường em luôn nhộn nhịp tiếng nói, cười của các bạn học sinh. Các bạn nam thì chơi cầu, đá bóng, chơi cờ... Còn các bạn nữ thì nhảy dây, vẽ tranh... Còn một số bạn trầm tĩnh hơn sẽ ngồi ngắm nhìn quang cảnh trường hoặc nói chuyện nhẹ nhàng... Ngắm nhìn sân trường em giờ ra chơi thật thoải mái. Sau 30 phút thì vào lớp. Em mong muốn luôn được đến trường để có những phút giây như vậy.
_mingnguyet.hoc24_