viết 1 cái kết có hậu cho văn bản Giang
Có ý kiến cho rằng: câu chuyện kết thúc văn bản chuyện người con gái Nam Xương có hậu của song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kỳ ảo. Hãy cho biết suy nghĩ của em.
Em tham khảo:
Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.
Tham khảo:
Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.
Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" có một kết cục đau buồn (Thành và Thuỷ phải xa nhau). Bạn hãy viết một đoạn kết có hậu cho câu chuyện này nhé...
Sau khi Thủy và mẹ đi rồi, bố về. Thành khóc lóc nằng nặc đòi bố đón mẹ và em gái về. Người bố cả đêm suy nghĩ lời nói của con trai. Sáng hôm sau, bố cùng Thành về quê ngoại đón mẹ và Thủy về nhà. Gia đình đoàn tụ, sống với nhau hạnh phúc
Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" có một kết cục đau buồn (Thành và Thuỷ phải xa nhau). Bạn hãy viết một đoạn kết có hậu cho câu chuyện này nhé...
tưởng tượng và viết tiếp cái kết cho văn bản bài học đường đời đầu tiên của tô hoài.Trong tối hôm nay nhé
Lưu ý:viết 1 bài văn khoảng 1,5 trang giấy
Câu 1. Em thử viết một cái kết khác cho văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”(Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ).
THAM KHẢO:
Sau khi chui tọt vào hang thì tôi nghe thấy tiếng nói của chị Cốc và Dế Choắt tôi liền có suy nghĩ rằng:" Nếu mình không ra nhận tội cho Choắt thì liệu Choắt sẽ như thế nào?" Sau một hồi lâu suy nghĩ thì tôi đã quyết định sẽ ra nói thật với chị Cốc. Lúc đó chị Cốc đang định mổ anh Choắt. Tôi liền chạy đến bảo :" Chị Cốc ơi, người lúc nãy nói là tôi chứ không phải anh Choắt đâu, chị đừng mổ ảnh mà tội nghiệp" . Tôi cứ nghĩ rằng chị Cốc khi biết sẽ mổ tôi. Tôi chắc không xong rồi. Thay vì vậy chị Cốc lại bảo:"Biết nhận lỗi là được rồi. Lần sau đừng làm như vậy nữa". Thế là chị Cốc rĩa cánh một hồi rồi bay đi. Thế là tôi quay lại xin lỗi anh Choắt và từ đó tôi và Choắt đã trở thành bạn bè. Tôi cũng đã bỏ cái thói hung hăng, kiêu căng ,bậy bạ của mình
hãy tưởng tượng và viết lại cái kết có hậu cho câu chuyện ngắn lão hạc từ 10-15 câu
Đề bài: Viết bài văn nghị luận về văn bản “Tràng giang” – Huy Cận.
Bài viết tham khảo
Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại. Tác phẩm Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn miên man của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời đại. Ẩn sau nỗi buồn ấy còn là lời tâm sự, lòng yêu nước kín đáo.
Nhan đề của bài thơ gồm hai vần “ang” đây là âm mở, gợi nên sự mênh mông, rộng lớn. Không gian dòng sông hiện ra không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông lớn mang tầm vóc vũ trụ. Không chỉ vậy, sử dụng từ Hán Việt còn khiến cho bài thơ mang âm hưởng cổ kính, mang tính khái quát.
Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Trước khi bắt đầu bài thơ Tràng giang là lời đề từ do chính Huy Cận sáng tác:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Câu thơ đề tự gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.
Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ thấm đượm nỗi buồn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Những con sóng lăn tăn gợn theo chiều gió thổi, không gian ấy hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng ở đây không chỉ có thiên nhiên mà ẩn khuất còn có tâm trạng của con người “buồn điệp điệp”, nỗi buồn không còn vô hình mà hữu hình qua từ láy “điệp điệp”. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, nó tuy nhẹ nhàng mà thấm đẫm, mà lan tỏa trong lòng con người. Nổi bật trong không gian đó là hình ảnh con thuyền xuôi mái, lênh đênh, phiêu dạt. Giữa dòng tràng giang con thuyền trở nên bé nhỏ, đơn côi tựa như chính hình ảnh con người. Từ “xuôi mái” cho thấy trạng thái buông xuôi, phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Đó phải chăng cũng chính là tâm trạng của những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Thuyền cứ trôi, cứ về để lại nỗi buồn mênh mang, vô hạn cho người ở lại – nước. Và hiển hiện trong hiện thực đó chính là những cành củi khô đơn độc, lẻ loi. Đảo ngữ “củi” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự vô nghĩa, tầm thường, không chỉ vậy đó còn là cảnh củi khô không còn sức sống lạc trôi giữa dòng đời vô định. Hình ảnh “củi khô” ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.
Huy Cận di chuyển điểm nhìn về gần hơn với những bãi, những cồn ở ngay trước mắt mình. “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” là một hình ảnh rất thực ở bãi giữa sông Hồng, kết hợp với hai từ láy “lơ thơ” “đìu hiu” gợi nên sự thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh. Trong không gian ấy tác giả cố gắng đi tìm hơi ấm cuộc sống, là tiếng chợ xa, nhưng “đâu” có thể tìm thấy được, không gian là sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. Nỗi buồn càng được tô đậm hơn nữa khi không gian được mở rộng đến vô cùng, nắng xuống chiều lên, sông dài – trời rộng, kết hợp với từ “sâu chót vót” đã mở rộng không gian ra cả ba phía: rộng, cao, sâu. Khắc họa nỗi cô đơn, sự nhỏ bé đến cực điểm của con người trước không gian vũ trụ.
Đôi mắt Huy Cận lại tìm kiếm, lại hướng ra vô cùng và thu lại chỉ có:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Những cánh bèo lênh đênh, vô định nối tiếp nhau chảy trôi, sự chảy trôi không mục đích, không phương hướng, cũng như những kiếp người nhỏ bé, đơn độc lúc bấy giờ. Không gian sông nước mênh mông không có lấy một chuyến đò qua sông. Đò ấy không đơn thuần là phương tiện trung chuyển con người mà nó còn là phương tiện kết nối tình cảm. Nhưng tất cả đã bị phủ định một cách tuyệt đối: không một, không cầu, không còn một chút tình đời, tình người nào còn tồn tại ở đây nữa.
Khổ thơ cuối cùng vẽ ra bức tranh không gian nhiều tầng bậc, ông hướng mắt lên cao: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa”. Bầu trời với những đám mây lớn được phản chiếu dưới ánh mặt trời trở nên hùng vĩ, tráng lệ hơn. Động từ “đùn” cho thấy những đám mây ùn ùn kéo về, dựng lên những dãy núi tráng lệ. Và giữa lưng chừng trời là cánh chim nhỏ bé, đơn độc, cảm tưởng như nó đã bị không gian nuốt chửng. Trước cảnh thiên nhiên cô tịch, lặng lẽ, nỗi nhớ quê hương trong ông bỗng da diết, cồn cào:
Lòng quê dờn dợn vợi con nước
Không khói hoàng hôn cùng nhớ nhà.
Câu thơ làm ta bất giác nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Cũng đều là nỗi bi ai, là nỗi nhớ quê khắc khoải nhưng Huy Cận đã có cách thể hiện thật mới, thật lạ. Lòng quê “dờn dợn” tức cứ tăng, cứ mạnh mãi lên, dường như sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, dai dẳng. Đây cũng là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.
Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.
1.Viết đoạn văn (5-7 câu) giới thiệu 1 người ông phúc hậu yêu trẻ.
2.Viết đoạn văn (5 -7 câu) miêu tả cái trống có sử dụng từ láy.
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
1.Viết đoạn văn (5-7 câu) giới thiệu 1 người ông phúc hậu yêu trẻ.
2.Viết đoạn văn (5 -7 câu) miêu tả cái trống có sử dụng từ láy.
Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Viết thêm cái kết khác cho văn bản "Lão Hạc"
Giúp mình với. 5h mình phải nộp rồi. Éc o éc!!! Cảm ơn mọi người ạ.
(Đừng chép mạng nha)