Cách sử dụng các biện pháp tu từ.
Chỉ ra biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ) được sử dụng trong các câu thơ sau bằng cách nêu rõ tên biện pháp tu từ và gạch chân từ ngữ sử dụng biện pháp tu từ đó.
a. Rừng cọ ơi rừng cọ Lá đẹp lá ngời ngời Tôi yêu thương vẫy gọi Mặt trời xanh của tôi! b. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
| d. Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn e. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước
|
a. Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi!
BPTT: hoán dụ
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
BPTT nhân hóa
Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
BPTT điệp ngữ và hoán dụ.
Tác dụng:
+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.
+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.
d. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
BPTT so sánh
Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
e. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước
BPTT nhân hóa
Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.
Tác giả đã đề suất các cách và phương pháp như thế nào nêu tác dụng sử dụng biện pháp tu từ nào
Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm.
Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.
nêu các biện pháp tu từ chủ yếu đc tác giả sử dụng trong trong bài thơ Cảnh Khuya chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ
nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong các đoạn thơ của bài thơ lượm từ'chú bé loắt choắt đến cháu đi xa dần"
và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng đó
Từ láy:loắt choắt,xinh xinh,thoăn thoắt,nghêng nghênh
Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng
Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.
Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Câu 1: Đặt hai câu, mỗi câu sử dụng một biện pháp nghệ thuật mà em đã học (gạch chân từ ngữ có sử dụng biện pháp tu từ và ghi chú biện pháp tu từ em sử dụng)
So sánh:
Trời hôm nay dù đã sang đông nhưng vẫn nắng như những ngáy hè
Ẩn dụ:
Trời nắng giòn tan những ngày cuối tuần
Biện pháp so sánh:
Thầy cô như người lái đò dẫn lối chúng em đến bến bờ tri thức.
Biện pháp nhân hóa:
Những chú ve sầu tạo nên bản hòa ca báo hiệu mùa hè đến.
trong các câu sau. tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
cháu chiến đấu hnay
vì lòng yêu tổ quốc
vì xóm làng thân thuộc
bà ơi cũng vì bà
vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ
biện pháp tu từ: điệp ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.
Chú ý cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận.
Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.
⇒ Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.