Thu thập tư liệu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam.
1. Nội dung
- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản lượng khai thác khí tự nhiên của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2020.
- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.
2. Nguồn tư liệu
- Thông tin thu thập trên internet về công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.
- Sách, báo, tạp chí,... có nội dung liên quan.
3. Thông tin tham khảo
- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga: Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.
+ Sản lượng dầu mỏ lớn, đạt 524,4 triệu tấn năm 2020, sản lượng khí tự nhiên đạt 658,5 tỉ m3 năm 2020. Cao điểm năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD).
+ Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới.
+ Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga ngày càng tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 260 triệu tấn năm 2020, khí tự nhiên đạt 238,1 tỉ m3 năm 2020.
+ Năm 2021, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đạt 10,5 triệu thùng/ngày, chiếm 14% tổng nguồn cung của thế giới.
+ Năm 2021, ước tính xuất khẩu dầu thô của Nga đạt khoảng 4,7 triệu thùng/ngày dầu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga (1,6 triệu thùng/ngày) nhưng Nga cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể cho các khách hàng ở châu Âu (2,4 triệu thùng/ngày).
+ Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ và có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này sản xuất 762 tỷ mét khối khí tự nhiên và xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối.
+ Vào cuối năm 2019, Nga đã khởi động một đường ống xuất khẩu khí đốt lớn về phía đông, đường ống Power of Siberia dài khoảng 3.000 km, với công suất 38 tỷ mét khối, có thể vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc. Vào năm 2021, Gazprom đã xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia-2, và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng dần lên 38 tỷ mét khối trong những năm tới. Nga đang tìm cách phát triển đường ống Power of Siberia-2, với công suất 50 tỷ mét khối/năm.
Em hãy thu thập số liệu về dân số Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020. Có thể thu thập từ sách, báo hoặc truy cập Internet và thu thập số liệu từ:
Website của Tổng cục thống kê
Website
- Lập bảng thống kê cho dãy số liệu thu thập được
- Hình vẽ dưới đây cho biết cấu trúc dân số Việt Nam năm 2020
Thu thập số liệu từ website của Tổng cục thống kê, em được:
+) Bảng thống kê dân số Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Số dân (triệu người) | 87,8604 | 88,8093 | 89,7595 | 90,7289 | 91,7133 | 92,6951 | 93,6716 | 94,6660 | 96,4840 | 97,5827 |
+) Bảng thống kê biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính:
Nam | 49,8% |
Nữ | 50,2% |
+) Bảng thống kê biểu diễn cơ cấu dân số theo nơi sinh sống:
Thành thị | 36,8% |
Nông thôn | 63,2% |
Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.
Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.
Em hãy sưu tầm tư liệu để giải thích lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
Lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
- Đặc điểm sinh thái cây lúa nước:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
- Điều kiện tự nhiên Việt Nam:
+ 2 đồng bằng lớn ĐBSH và ĐBSCL với đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn (trung bình 1500 - 2000 mm/ năm), nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều > 20oC.
Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.
Trả lời
Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.
DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
Quần thể Di tích cố đô Huế
Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn: Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Hội nghị lần thứ 17 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Cartagena (Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã công nhận Khu Di tích cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (iii): Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chuẩn (iv): Quần thể di tích Huế là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cổ Việt Nam.
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
Khu di tích Chăm Mỹ Sơn ( Thánh địa Mỹ Sơn )
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.
Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.
Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).
Khu Phố cổ Hội An
Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế và là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.
Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam. Hội An là một trong những đô thị cổ, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia... đã biết đến từ thế kỷ 16 - 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.
Hội An được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay với tư cách một khu phố - Thương cảng cổ ở đó có di tích của các bến cảng, các phố cổ, các nhà ở kết hợp cửa hàng của nhân dân, các hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền miếu, các hội quán của người Hoa, những ngôi mộ của người Nhật, người Hoa và chiếc cầu mang tên cầu Nhật Bản…Những loại hình kiến trúc phong phú đa dạng đó, cùng với lối sống, phong tục tập quán, lễ hội...của cộng đồng dân cư Hội An còn như tấm gương phản ánh chặng đường dài của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp biến văn hóa, tạo nên một sắc thái văn hóa riêng Hội An vừa mang tính dân tộc, bản địa, vừa có sự hài hòa giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ...và những con đường hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Di tích Thành Nhà Hồ
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Là kinh đô của nhà Hồ, Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Sau khi xây thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô. 4 bên mặt thành được bao quanh bằng tường đá với tổng khối lượng đá xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp.
Ngay từ đợt công nhận đầu tiên các di tích có giá trị cao, đặc biệt quan trọng của đất nước vào năm 1962, Di tích Thành Nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Kể từ đó tới nay, đã có thêm 02 di tích nữa thuộc khu vực này được công nhận cấp quốc gia, là: Đàn Nam Giao và La Thành.
Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ bao gồm 3 di tích nói trên cùng với di tích hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan tới Thành Nhà Hồ.
Quần thể danh thắng Tràng An
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Kỳ họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Doha, Ca-ta, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức Quyết định đưa Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha, vùng đệm có diện tích 6.079 ha, với ba khu vực liền kề nhau là: Di tích quốc gia đặc biệt Cố Đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và Rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư, thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình).
Hòa quyện với cấu trúc và vẻ đẹp của cảnh quan các-xtơ là thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh bao trùm khắp cảnh quan, quanh năm có sương sớm, mây chiều, khí núi. Những ngôi chùa, đền, phủ tựa mình bên vách đá với mái ngói cổ kính, rêu phong, thâm trầm tạo ra một yếu tố văn hóa tâm linh, chứa đựng những giá trị bản địa đồng điệu với cảnh quan.
Chính những rặng núi cổ kính, các hang động bí ẩn và nhiều địa điểm linh thiêng của Tràng An đã truyền cảm hứng cho con người qua nhiều thế hệ. Tràng An - một hình mẫu nổi bật về sự tương tác giữa con người và môi trường qua thời gian ở khu vực Đông - Nam Á trải qua hơn 30.000 năm phát triển, là nơi có giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, kho thông tin nguyên vẹn về truyền thống cư trú của loài người; là một trong số ít các địa điểm có giá trị ở Đông - Nam Á giữ được các đặc điểm ban đầu mà không bị ảnh hưởng lớn bởi con người và các tác nhân khác.
Em hãy tìm hiểu tư liệu về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp may ở Việt Nam.
- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam:
+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…
+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành.
Sưu tầm tư liệu và trình bày một số sự kiện lịch sử về Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
Gợi ý:
1. Tìm hiểu khái quát chung về Cộng hòa Nam Phi (diện tích, dân số, thủ đô, ngày quốc khánh,...).
2. Lựa chọn một số sự kiện về Cộng hòa Nam Phi:
- Sự thành lập Liên bang Nam Phi.
- Sự thành lập Cộng hòa Nam Phi.
- Sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
- Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
Tham khảo:
- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.
- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).
- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.
- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.
- Diện tích: 1.219.912 km2
- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).
- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.
- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.
- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).
- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).
2. Sự hình thành chủng tộc ApacthaiNguyên nhân:
- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.
Diễn biến:
- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).
- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.
- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.
- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
Kết quả:
- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.
Ý nghĩa:
- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...
- sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai;
phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thời thuộc địa thời đế quốc hà lan, cho đến năm 1795 khi người anh chiếm mũi hảo vọng A-pác-thai với tư cách nhue một chính sách cấu trúc trính thức sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1984. pháp luật nhân loại người dân phân thành 4 nhóm chủng tộc đen-màu trắng- da màu- ấn độ. 2 chủng tộc cuối cũng được chi thành nhiều tiểu phân loại và các dân cư đã được tách ra. từ năm 1961- 1983 3,5 triệu người châu phi không phải da trắng bị đuổi khỏi nhà của họ, buộc phải vào các khu dân cư tách biệt. đây là một trong những vụ di chuyển dân cư lớn nhất trong lịch sử. đại diện chính trị của các chủng tộc không phải da trắng đã bị bãi bỏ vào năm 1970, và những năm đó người da đen bị tước quyền công dân. chính phủ tách rời giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác, chỉ cung cấp cho người da đen với các dịch vụ kém hơn người da trắng. cải cách phân biệt chủng tộc trong những năm 1980 đã không dập tắt nổi và vào năm 1990 tổng thống Frederik willem de klerk bắt đầu đàm phán để chấm dứt phân biệt chủng tộc. mà đỉnh cao là cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc vào năm 1994 với chiến thắng của đại dan tộc phi do Nelson mandela lãnh đạo. De klerk đã bắt đầu quá trình xóa bỏ phân biệt chủng tộc với việc trả lại tự di cho cố vấn của Mandela và một số tù nhân chính trị khác trong tháng 10 năm 1989. kết thúc thực sự của nạn phân biệt chủng tộc A-pác-thai là kể từ năm 1994 với quộc tổng tuyển cử dân chủ.
- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.
- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).
- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.
- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.
- Diện tích: 1.219.912 km2
- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).
- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.
- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.
- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).
- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).
2. Sự hình thành chủng tộc ApacthaiNguyên nhân:
- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.
Diễn biến:
- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).
- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.
- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.
- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
Kết quả:
- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.
Ý nghĩa:
- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...
Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:
- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.
- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,…).
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.
Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :
+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.
+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.
+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.
+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...
-Đóng góp quan trọng đầu tiên của Việt Nam là góp phần tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội tháng 12/1998, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế của Hiệp hội trong thời điểm khó khăn nhất.
-Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quốc sách lớn của ASEAN, như xây dựng tầm nhìn 2020, Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển... Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực.
-Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán và thúc đẩy hợp tác và tự do hoá về thương mại, dịch vụ, đầu tư trong và với các Đối tác bên ngoài như thực hiện AFTA, Hành lang Đông - Tây; tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN.
T-rong quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước Đối thoại, góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của ASEAN trên thế giới.
Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á :
+ Khi tham gia tăng tốc độ mậu dịch.
+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.
+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.
+ Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin , văn hóa ...
Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2, em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.