Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 19:18

- Nội thương: 

+ Mạng lưới chợ được hình thành

+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường

- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn 

+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)

+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 18:57

Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc

+ Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của

+ Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch

- Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn

-> Bùng nổ phong trào nông dân

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H24
20 tháng 7 2023 lúc 11:39

Tham Khảo : 

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 11:10

Tham khảo:

- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến:

+ Đoàn kết trong nội bộ triều đình. Ví dụ: để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than (năm 1282), triệu tập các vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc,...

+ Đoàn kết giữa triều đình với nhân dân. Ví dụ: trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Diên Hồng để củng cố quyết tâm và tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa triều đình với nhân dân cả nước.

+ Đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân các vùng, miền trong cả nước. Ví dụ: cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý có sự tham gia tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Bắc Đại Việt, với các anh hùng tiêu biểu như: Tôn Đản (người dân tộc Nùng), Thân Cảnh Phúc (người dân tộc Tày),...

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 19:30

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
6 tháng 8 2023 lúc 23:58

Tham khảo!

 Chuyển biến lớn về kinh tế:

= Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ 3, sau Mỹ và Đức.

- Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)
LM
24 tháng 12 2023 lúc 20:09

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức.

+ Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MP
14 tháng 9 2023 lúc 18:59

Nguyên nhân bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu

+ Chính trị: Bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng

+ Kinh tế: Ruộng của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề

+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền phong kiến dâng cao

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
5 tháng 8 2023 lúc 11:55

Tham khảo:

♦ Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

♦ Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á. Ví dụ:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có sự thay đổi.

- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
16 tháng 8 2023 lúc 1:20

Tham khảo

Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

* Thời tiền sử:

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.

- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.

* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.

- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua  Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng  trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

 - Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc  buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

 + Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển  thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:

+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.

+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.

- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.

- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.

- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:

- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H24
20 tháng 7 2023 lúc 11:41

Tham Khảo : 

 

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

Bình luận (0)