Những câu hỏi liên quan
NB
Xem chi tiết
NB
1 tháng 5 2021 lúc 10:35

Các bạn ơi giúp mk với . Sắp thi r :((

Bình luận (1)
VT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
LL
9 tháng 5 2020 lúc 18:31

–Chứng minh trong văn nghị luận : là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó. 

Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức. Dạng đề này các em cần phải dựa vào nội dung và hình thức của bài đề ra để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Đặc biệt dạng đề này các em có thể có cái tôi cá nhân song không sâu đậm vì phân tích thiên về tính khách quan của văn bản hơn.

– Cảm nhận, suy nghĩ: Ở dạng đề này các em cũng phải phân tích làm rõ nội dung tác phẩm song các em có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Đây là dạng đề nặng về cái tôi cá nhân tức là ấn tượng chủ quan của người viết. Người viết có thể thể hiện tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cái nhìn chủ quan của mình về tác phẩm nhiều hơn.

Ví dụ

Vẫn là hai dạng đề phân tích và cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

– Ở đề phân tích các em có thể nêu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh nêu tác phẩm, hoàn cảnh sống, bố cục, nêu các phẩm chất, nghệ thuật… phân tích lần lượt và làm rõ nội dung vẻ đẹp của anh thanh niên

– Ở cảm nhận thì có thể nêu cảm nhận sâu sắc về nhân vật anh thanh niên đó là người có lí tưởng sống cao đẹp, là tấm gương sáng cho thanh niên chúng ta. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ấn tượng về anh thanh niên được thể hiện qua những khía cạnh nào: yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, chu đáo, nhiệt tình, hiếu khách, lạc quan yêu đời…Sau đó trình bày thêm những cảm nhận, đánh giá chủ quan khác của bản thân.

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
Xem chi tiết
H24
2 tháng 6 2018 lúc 13:32

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 6 2018 lúc 13:33

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- ko bt

Bình luận (0)
MM
2 tháng 6 2018 lúc 13:42

Văn NLXH ( Nghị luận xã hội ) :

-  Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ… 
Cách viết đoạn văn NLXH
Yêu cầu chung:
Với thiết kế đề thi như hiện nay, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọc hiểu, các em sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng bao trùm nhất từ văn bản đọc hiểu. Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gần như trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên,các em cần lưu ý phương pháp làm bài:
–  Tránh kể lể, nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu “lắp ghép” vụng về vào đoạn nghị luận xã hội.
– Với dung lượng khoảng 200 chữ, quỹ điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã được khai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời gian nhiều nhất là 20-25 phút, tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cho câu nghị luận văn học có quỹ điểm nhiều nhất trong đề.
– Khi viết đoạn văn NLXH, cần chú ý trình bày đúng quy tắc một đoạn văn là không ngắt xuống dòng.
– Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3 tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay.
– Nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn.
– Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp. Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết đoạn viết về bài học cho bản thân…
– Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man dài dòng .

Bình luận (0)
Xem chi tiết
DT
31 tháng 12 2019 lúc 19:39

Bn hãy mở trang vndoc có rất nhiều văn và đề thi từ cấp1 đến cấp 3.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
31 tháng 12 2019 lúc 20:01

                                                  Công cha như núi Thái Sơn

                                         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                   Một lòng thờ mẹ kính cha

                                         Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con . 

    Câu thơ trên có thể nói với tôi nó ảnh hưởng rất lớn . Mỗi khi nó lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc . Khi vạt nắng cuối cùng tàn dần nhường chỗ cho những ánh đèn đường là lúc lòng tôi lắng xuống . Lúc này tôi lại nhớ về người cha , người mẹ đi làm xa của tôi . Họ đã hi sinh rất nhiều cho tôi được ăn học , được như bao người con . Tôi sống và luôn mang ơn cha mẹ tôi - người mà suốt đời tôi phải nhớ đến và trân trọng từng giây phút khi ở bên họ .

       Cơ duyên đã khiến cho bố mẹ tôi kết hôn . Sau đó là sinh ra tôi . Đúng vậy ! Tôi là con của cha mẹ . Tôi luôn cảm thấy tôi luôn bị họ quát mắng , lớn tiếng . Hồi đấy tôi học lớp 3 . Tôi không hiểu về thứ mà con người ta gọi là :" tình mẫu tử " . Người ta nói không gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử . Chỉ cần về người con , mẹ có thể làm tất cả . Cho tới năm tôi học lớp 5 , tôi đã trưởng thành và chín chắn hơn . Tôi có những suy nghĩ sâu sắc hơn . Tôi không còn cảm giác lúc đấy tôi là trẻ con nữa. Cha mẹ tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở tôi hồi trước , giờ đây tôi hiểu ra rằng : Không có người mẹ nào mà không thương con . Những tiếng mắng , tiếng quát ấy cũng là vì yêu thường mà quát mà mắng . Tôi nhận ra họ quát mắng tôi vì họ quan tâm tôi . Họ thương yêu tôi .  Bởi một phần tôi là con của họ  . Không cớ gì là con thì mới yêu thương . Thật vậy ! 

      Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc, là nguồn động viên, là tình yêu, là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở, là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" . 

    Những người mẹ, ai đã chẳng từng một lần mang nặng đẻ đau, từng vắt cạn kiệt dòng sữa đời mình nuôi con khôn lớn?… "Con dù lớn, vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con”. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Công ơn của cha mẹ là rất lớn lao mà cho dù có đi hết cả cuộc đời, những người con vẫn không báo đáp nổi. Vì vậy, khi còn có thể hãy đền đáp ơn nghĩa này cho cha mẹ mình từ những việc đơn giản nhất, hãy là chỗ dựa vững chắc nhất cho cha mẹ chúng ta khi về già. Đây chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người con đối với cha mẹ mình. Vì là con của cha mẹ nên dù là khó khăn mấy con cũng sẽ cố gắng . Và tôi khuyên các bạn hãy tập nói " Con yêu cha mẹ " để trở thành một thói quen tốt đẹp .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 8 2018 lúc 12:09

So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:

   - Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

   - Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…

   Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
H24
28 tháng 1 2021 lúc 19:24

Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:

- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

Bình luận (1)

-văn nghị luận viết ra để thuyết phục người đọc,người nghe đồng tình với tư tưởng,quan điểm được nêu ra trong bài viết

-bố cục văn nghị luận gồm 3 phần

+mở bài:giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích

+thân bài:lần lượt trình bày các nội dung giài thích,sử dụng lập luận giải thích cho phù hợp

+kết bài:nêu ý nghĩa điều giải thích

Bình luận (0)
KP
Xem chi tiết
DL
11 tháng 3 2022 lúc 10:50

em tham khảo dàn ý để làm nha:

1. Mở Bài:

Gợi ý: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

2. Thân Bài:

a. Lí lẽ:

Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập...(liên hệ với từ "học hỏi", "học hành"...)

Lí lẽ 2: Kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước...

b. Dẫn chứng:

Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thoại, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)

Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ

Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân...

Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:

"Một rương vàng không bằng một nang chữ"

"Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

3. Kết Bài:

Gợi ý: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
H24
17 tháng 3 2021 lúc 21:00

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: "Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ... Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích... dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân". Lenin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

banh

Bình luận (0)
H24
17 tháng 3 2021 lúc 21:00

Vừa sáng hôm nay mk mới thi Văn xong ;-;

 

DORAEMON
Thứ 2, ngày 26/02/2018 20:09:53
 Chat Online
Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Môi trường thiên nhiên là tất cả những gì của tạo hóa ban tặng xung quanh thân thiện gần gũi chúng ta. Bảo vệ thiên nhiên là một nhiệm vụ quan trọng của con người, là bảo vệ cuộc sống con người. Những cánh rừng ngàn cây lá che chắn bảo vệ dòng lũ, níu giữ những tấc đất, tránh sạt lở vùng đồi núi. Không những vậy, sự hô hấp của cây cũng góp phần vào điều hòa không khí, bảo vệ tầng ôzôn, cung cấp ôxi cho không khí trong lành hơn. Nước là thành phần không thể thiếu với sự sống, đó là điều không cần bàn cãi. Đất là nơi con người trồng trọt sinh sống, đất nuôi dưỡng con người. Không khí để con người hít thở, không khí ô nhiễm thì con người có sức khỏe tốt được không. Nếu thiếu động thực vật, con người thiếu dinh dưỡng, chưa kể đến không khí từ cây xanh. Thiên nhiên chẳng khác gì người bạn thân của cuộc sống con người. Tuy vậy, thiên nhiên ngày nay đang bị phá hủy, ô nhiễm nghiêm trọng. Việc bảo vệ là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường thiên nhiên - bảo vệ cuộc sống con người.
Bình luận (8)