Chứng minh rằng ngành giao thông vận tải ở Tây Nam Á phát triển rất mạnh mẽ
Chứng minh rằng ngành giao thông vận tải ở Tây Nam Á phát triển rất mạnh mẽ
Cho tớ ké câu hỏi với ạ, mng ai có câu trả lời kh cho t xin với
Chứng minh rằng ngày giao thông vận tải ở Tây Nam Á phát triển mạnh me
Câu 1:Tại sao công nghiệp khai thác,chế biến dầu khí là ngành kinh tế then chốt của nhiều quốc gia Tây Nam Á
Câu 2:Tại sao các quốc gia ở Tây Nam Á có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế?
Câu 3:Chứng minh rằng ngành giao thông vận tải ở Tây Nam Á phát triển rất mạnh mẽ
Trình bày thực trạng phát triển của ngành giao thông vận tải biển ở việt nam
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Chứng minh Hoa Kỳ có ngành ngoại thương phát triển.
- Trình bày tình hình phát triển ngành giao thông vận tải của Hoa Kỳ.
Tham khảo:
- Yêu cầu số 1: Ngành ngoại thương:
+ Ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hóa đa dạng, kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3 580 tỉ USD, năm 2020).
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hóa dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,...
+ Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 2240 tỉ USD (năm 2020), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,...
- Yêu cầu số 2: Ngành giao thông vận tải: Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển và hiện đại hàng đầu thế giới.
+ Đường ô tô: mạng lưới rộng khắp, chất lượng tốt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển giữa các bang.
+ Đường hàng không: Hoa Kỳ có số lượng sân bay lớn, phân bố rộng khắp các bang, tiêu biểu như sân bay: Si-ca-gô, Giôn F. Ken-nơ-đi, Lốt An-giơ-lét,...
+ Đường biển: đây là ngành phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới nhờ đội tàu lớn, hiện đại. Các cảng lớn ven Thái Bình Dương như: Lốt An-giơ-lét, cụm cảng Niu Oóc và Niu Giéc-xi, cảng Xa-va-nát,...
+ Đường sắt: Hoa Kỳ hiện có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bôxtơn - Niu Oóc - Oasinhtơn.
+ Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chú trọng khai thác vận tải đường sông; giao thông đường ống cũng phát triển mạnh.
Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á:
A. Khai thác và chế biến than đá
B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
C. Công nghiệp điện tử-tin học
D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ
Đáp án: B.Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
Giải thích: trang 31 SGK Địa lí lớp 8.
Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
Ví dụ: Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.
+ Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dụng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ?
A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn.
B. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao.
C. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ.
D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu.
Nhân tố chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ là do Nhật Bản là nước quần đảo, có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, nhu cầu buôn bán trong và ngoài nước lớn, đặc biệt là hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu nguyên nhiên, vật liệu, hàng hóa, sản phẩm công nghiệp.... => Chọn đáp án A
Chú ý: dễ nhầm lẫn với đáp án C do có ý “đất nước quần đảo”- đây là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến giao thông vận tải biển có vai trò đặc biệt quan trọng với Nhật Bản; tuy nhiên, do đáp án C có vế sau “có hàng vạn đảo lớn nhỏ” là sai kiến thức nên không chọn C được. (Nhật Bản có 6852 đảo - chưa đạt con số 1 vạn (=10000) đảo)
Chứng minh rằng giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
Gợi ý làm bài
Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình.
-Đường bộ (đường ô tô):
+Những năm gần đây, nhờ được chú trọng đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá, phủ kín các vùng.
+Hiện nay cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ, trong đó có hơn 15 nghìn km đường quốc lộ.
+Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất.
+Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng câp, tiêu biểu là quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh.
+Nhiều phà lớn đã được thay bằng cầu, nhờ đó giao thông được thông suốt. Tuy nhiên còn nhiều đường hẹp và xấu.
-Đường sắt:
+Tổng chiều dài đường sắt là 2.632 km.
+Đường sắt Thống nhất Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.
+Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.
+Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật.
-Đường sông: Mạng lưới đường sông mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông cửu Long (4.500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2.500 km).
-Đường biển:
+Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Họat động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
+Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
-Đường hàng không:
+Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội bay theo hướng hiện đại hoá. Đến năm 2004, hàng không Việt Nam đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boeing 777, Boeing 767,...
+Đến năm 2007, cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
+Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sơ ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội (Nội Bài), Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) và Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
-Đường ống: Vận tải đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.