Hãy cho ví dụ về sinh vật có 23 NST (2n-1) và 22 NST (2n-2)
1.cho biết châu chấu có bộ nst 2n=24
a) xác định cặp nst giới tính và số lượng nst của châu chấu đực và cái
b) trong giờ thực hành một học sinh đếm được số nst trong tế bào xô ma của một con châu chấu là 23. có thể giải thích ntn về bộ nst của con châu chấu trên
2. hãy cho biết các hiện tượng di truyền có thể có đối vs 1 cặp nst thường
Câu 1 :
a,
Cặp NST của châu chấu :
Nếu là đực : 22A + XO
Nếu là cái : 22A + XX
b,
- Con châu chấu này bị đột biến .
- Đột biến thuộc đột biến số lượng NST , thể dị bội (2n-1) vì bộ NST 2n = 24 ; sau khi đếm chi có 23 NST tức bằng 2n - 1 = 24 - 1 = 23 NST .
Câu 2 :
( bạn tham khảo trên internet xem nhé )
Câu 1: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
Số lượng NST của một số loài
Người 2n= 46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n= 24
Gà 2n=78; n= 39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm (hình 5A). Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một đoạn ADN dài, chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1.3/4 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn. Chuỗi nuclêôxôn tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm. Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có đường kính khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành crômatit có đường kính khoảng 700 nm.
Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể có thể đạt tới 1400nm.
Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Số lượng NST của một số loài
Người 2n= 46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n= 24
Gà 2n=78; n= 39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.
+ Số lượng NST của một số loài:
Người 2n=46; n=23
Tinh tinh 2n=48; n=24
Gà 2n=78; n=39
Đậu Hà Lan 2n=14; n=7
Ngô 2n=20; n=10
+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V
- Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:
+ Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.
+ Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.
Ở lúa, bộ NST 2n= 24 NST. Số lượng NST trong thể 1 nhiễm là
A. 23 B. 22 C. 25 D. 26
Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án C
I sai, thể lệch bội chỉ thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
II sai, thể ba nhiễm 2n +1 = 15
III đúng, thể 4 nhiễm: 2n +2 = 22
IV đúng, thể một: 2n – 1 = 23 NST, ở kỳ sau nguyên phân có 46 NST đơn.
V đúng, không phân ly ở 1 cặp tạo giao tử n +1 và n -1; nếu thụ tinh với giao tử bình thường tạo hợp tử 2n +1 hoặc 2n -1.
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.
-Mỗi loài sinh vật khác nhau đều có bộ NST lưỡng bội khác nhau thể hiện ở số NST có trong tế bào ,ví dụ:
+Người 2n = 46 => n =23
+đậu Hà lan 2n=14 => n=7
+Ngô 2n = 24 => n =12
+Ruồi giấm 2n=8=> n=4
……….
-Phận biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội :
Bộ NST lưỡng bội | Bộ NST đơn bôi |
Các NST tồn tai thành từng căp tương đồng .2 NST trong cặp NST tương đồng giống nhau về hình dáng, kích thước và trình tự sắp xếp các gen trên NST.(trừ căp NSTgiới tính) | Không có cặp NST tương đồng ,các NST tồn tại đơn lẻ từng chiếc . |
Được hình thành: | Được hình thành : |
nhờ quá trình tổ hợp giao tử của bố và me để thành bộ NST hoàn chỉnh + đươc hình thành trong quá trình nguyên phân của tế bào + có trong mọi tế bào của cơ thể | do quá trình giảm phân của tế bào (hoăc là quá trình tao giao tử) + Một số loài chỉ có 1 nửa bộ NST (ong thợ) + Có trong tinh trùng và trứng |
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n =24. Nghiên cứu tế bào học 2 cây thuộc loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 NST đơn chia thành 2 nhóm giống nhau đang phân li về 2 cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
B. Cả 2 tế bào đều đang ở kì giữa của nguyên phân.
C. Cây thứ hai có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
D. Cả hai tế bào đều đang ở kì giữa của giảm phân.
Đáp án C
2n=24
1 nhóm tế bào sinh dưỡng có 50 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào à kì sau nguyên phân à tế bào có 4n=50 à 2n =25
Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào à đang ở kì giữa nguyên phân à 2n = 23
C. Cây thứ hai có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n =24. Nghiên cứu tế bào học 2 cây thuộc loài này, người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 50 NST đơn chia thành 2 nhóm giống nhau đang phân li về 2 cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba
B. Cả 2 tế bào đều đang ở kì giữa của nguyên phân
C. Cây thứ hai có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
D. Cả hai tế bào đều đang ở kì giữa của giảm phân
Đáp án C
2n=24
1 nhóm tế bào sinh dưỡng có 50 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào à kì sau nguyên phân à tế bào có 4n=50 à 2n =25
Tế bào sinh dưỡng của cây thứ hai có 23 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào à đang ở kì giữa nguyên phân à 2n = 23
C. Cây thứ hai có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời của tinh hoàn châu chấu, khi đếm số lượng NST trong từng tế bào khác nhau: có học sinh đếm được 23 NST, có học sinh đếm được 12 NST, có học sinh đếm được 11 NST. Sau khi thảo luận, các học sinh đưa ra các nhận định sau:
(1) Bộ NST của châu chấu là 2n = 22, con đực thuộc dạng đột biến thể ba nhiễm.
(2) Tế bào đếm được 11 và 12 NST chỉ có thể là tế bào sinh dục.
(3) Tế bào đếm được 23 NST có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.
(4) Cơ chế xác định giới tính của châu chấu là: con cái (XX) và con đực (XY).
Theo em, số nhận định đúng là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Đáp án D
(1) Sai, vì châu chấu đực có bộ NST 2n = 23.
(2) Đúng, đó là các tế bào tinh trùng.
(3) Đúng, vì dù TB sinh dưỡng hay sinh dục thì châu chấu đực đều chứa 23 NST.
(4) Sai, vì châu chấu đực (XO), cái (XX)