Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 20:35

* HS tự tìm đọc một số truyện ngắn của Nam Cao và Kim Lân.

* Những nét nổi bật trong cách kể chuyện của từng tác giả:

a. Nhà văn Nam Cao:

- Đề tài, chủ đề: Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật.

- Cốt truyện, kết cấu: Trong nhiều tác phẩm của ông cốt truyện được hư cấu rất đơn giản, dường như không cần đến sự tổ chức, sắp xếp. Có nhiều truyện của Nam Cao không có cốt truyện.

- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật: Hướng ngòi bút vào thế giới bên trong của con người, miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật.

- Ngôn ngữ, giọng điệu:

+ Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật. Có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật.

+ Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong.

b. Nhà văn Kim Lân:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật: Kim Lân khắc họa được hình tượng sinh động. Bà cụ Tứ, Tràng tiêu biểu cho những người lao động cơ cực, nhưng vẫn nguyên vẹn tấm lòng nhân hậu, trong sáng.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Kim Lân thường đưa nhân vật vào những tình huống éo le, độc đáo để làm nổi bật tính cách, suy nghĩ, vẻ đẹp nội tâm của nhân vật.

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên: mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ “… Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
- Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, hấp dẫn. Trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật cũng là một nét đặc sắc của Kim Lân.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 6 2017 lúc 9:17

Chọn đáp án: B.

Bình luận (0)
NH
15 tháng 2 2022 lúc 20:28

B

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 5 2018 lúc 5:49

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
GN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
TM
12 tháng 12 2020 lúc 21:00

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,với nhân vật chính là ông Hai,một lão nông hiền lành,yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu.

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đất nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.

Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to… Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.

 

Bình luận (0)
MN
12 tháng 12 2020 lúc 21:19

1.  Mở bài:

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. - Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

2. Thân bài:

_Luận điểm 1: tình yêu làng + Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình - Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá " + Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:"Hà, nắng gớm, về nào... " rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. - Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính - Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. _Luận điểm 2: tình yêu nước: - Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. - "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).

3. Kết bài

-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DV
13 tháng 3 2016 lúc 12:54
1. Tình yêu quê h­ương đất nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận, có thể là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, có thể là cái mư­ợt mà hay hùng tráng của một ca khúc ca ngợi tình ngư­ời, tình đời, v.v...  Và ở đây là tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một ngư­ời nông dân phải rời làng đi tản cư­ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.2. Thành công của truyện Làng chính là ở hình t­ượng nhân vật lão Hai với những trạng huống tâm lí, ngôn ngữ đ­ợc khắc hoạ sắc sảo, chân thực và sinh động. Tuy nhiên, để nhân vật bộc lộ được tâm lí hay ngôn ngữ, trư­ớc hết, nhà văn phải xây dựng đư­ợc tình huống truyện. Tính cách nhân vật chỉ đư­ợc thể hiện trong một sự việc cụ thể nào đó. Hiểu lầm rồi vỡ lẽ là dạng tình huống thường đư­ợc các nhà văn sử dụng. Việc rời làng đi tản cư­ là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chư­a phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết đ­ược sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.3. Sở dĩ cái tin làng chợ Dầu theo giặc làm ông Hai khổ tâm là vì nó đã động chạm đến điều thiêng liêng, nhạy cảm nhất trong con người ông. Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, ng­ời nông dân gắn bó với cái làng như­ máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nư­ớc đối với họ. Tr­ước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại đư­ợc trở về quê hương bản quán.". Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như­ đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trư­ớc Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chư­a thấy cái dinh cơ nào mà lại đ­ợc như­ cái dinh cơ cụ thư­ợng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì như­ng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "ng­ười ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa", vì ông nhận thức đư­ợc nó làm khổ mình, làm khổ mọi ngư­ời, là kẻ thù của cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy''. Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buổi tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như­ thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư­. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm". Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em, "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng chợ Dầu của ông đánh Tây. Thế mà, đùng một cái ông nghe đư­ợc cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con ng­ời khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.Ông lão đang náo nức, "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng ngư­ời: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng nh­ đến không thở đư­ợc. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vư­ớng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như­ vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nư­ớc mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy­? Chúng nó cũng bị ngư­ời ta rẻ rúng hắt hủi đấy­? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở : "Chao ôi! Cực nhục chư­a, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai ngư­ời ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, ng­ời ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất : "Thật là tuyệt đư­ờng sinh sống! [...] đâu đâu có người chợ Dầu ng­ười ta cũng đuổi như­ đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ ng­ời ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.".4. Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ...". Và "Nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than tr­ớc kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại :- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?- Là con thầy mấy lị con u.- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:- Có.Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một ngư­ời lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một ngư­ời son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như­ minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:Anh em đồng chí biết cho bố con ôngCụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.Cái lòng bố con ông là như­ thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.5. Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể ngư­ời nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điểm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc tr­ng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như­ trong biến cố ấy tâm trạng của ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sư­ớng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ông Hai như ng­ời vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đổi của trạng thái tâm lí lại đ­ược khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng t­ươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn![...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.", "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.[...] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nh­ưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "ng­ời làng Việt gian". Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại đ­ợc sống như­ một ng­ời yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình,... Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.Ng­ười đọc sẽ không thể quên đ­ược một ông Hai quá yêu cái làng của mình như­ thế. Mặt khác, cũng nh­ư các nhân vật quần chúng (chị cho con bú loan tin làng chợ Dầu theo giặc), bà chủ nhà,... cái khó quên ở nhân vật này còn là nét cá thể hoá rất đậm về ngôn ngữ. Lúc ông hai nói thành lời hay khi ông nghĩ, ng­ời đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là bỏ mẹ chúng nó", "không đọc thành tiếng cho ng­ười khác nghe nhờ mấy", "Thì vư­ỡn", "có bao giờ dám đơn sai",... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá h­ưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của ngư­ời nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới như­ng từ ngữ ch­a hiểu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phần nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này.6. Kim Lân đã từng đ­ợc đánh giá là một cây bút hàng đầu về đề tài phong tục. Trong truyệnLàng, sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê đư­ợc ông vận dụng hết sức khéo léo vào xây dựng tâm lí, hành động, ngôn ngữ nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tư­ợng riêng, độc đáo. Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, ng­ười đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất n­ước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như­ trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà văn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình nh­ ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.
Bình luận (0)
MN
11 tháng 6 2019 lúc 14:59
Soạn bài: Làng

Tóm tắt:

Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

- Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tình huống truyện : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :

+ Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.

+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.

- Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

- Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.

Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình.

- Qua lời trò chuyện, ta thấy:

+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.

+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.

- Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí : chân thực, sâu sắc, sinh động

- Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Phân tích đoạn văn : Ông lão náo nức...đi đôi phần.

- Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, gần gũi đời sống hằng ngày.

Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước : Quê hương (Tế Hanh)

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”

+ Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

- Nét riêng của truyện Làng : thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật.

#Tham khảo

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 6 2018 lúc 13:29

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)