Những câu hỏi liên quan
DC
Xem chi tiết
KT
9 tháng 2 2018 lúc 20:04

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

Cây đào ngày Tết tượng trưng cho sự may mắn

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

Bình luận (0)
MA
9 tháng 2 2018 lúc 20:02

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

 

Bình luận (0)
H24
9 tháng 2 2018 lúc 20:04

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

hok tốt

Bình luận (0)
SV
Xem chi tiết
NM
12 tháng 5 2016 lúc 22:25

Đổi 150%=3/2

Tuổi em là

4:(3-2)x2=8 tuổi

Tuổi anh là 

8+4=12 ( tuổi)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
31 tháng 10 2021 lúc 20:16

nhanh lên cần gấppppppppppppp lắm nha

Bình luận (0)
NT
31 tháng 10 2021 lúc 20:18

Gọi số tuổi của cháu là x

Số tuổi của cô là 3x

Theo đề,ta có: \(3x-5=5\left(x-3\right)\)

\(\Leftrightarrow-2x=-15+5=-10\)

hay x=5

Bình luận (3)
LM
Xem chi tiết
MR
16 tháng 4 2018 lúc 21:35

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!


cho mk nha

Bình luận (0)
H24
16 tháng 4 2018 lúc 21:36


Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Bình luận (0)
H24
16 tháng 4 2018 lúc 21:38

Bác : 1 nghị lực phi thường của đất nước , với toàn dân , khổ thơ trên với bao tình cảm chan chứa , Bác là Hồ Chí Minh , một vầng thái dương sáng chói , giúp toàn dân ta độc lập, chắc có lẽ bác thương các chú bộ đội bác thương đất nước VIỆT NAM

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
22 tháng 7 2023 lúc 15:31

Bạn chụp lại đề nha bạn

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
11 tháng 2 2018 lúc 19:39

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
–    Minh Huệ là (1927 – 2003).
–    Tên khai sinh là Nguyễn Thái.
–    Sinh ra tại mảnh đấy Nghệ An cùng với quê của Bác.
–    Ông tham gia vào cách mạng và hoạt động với lòng nhiệt huyết khát khao tự do cho đất nước.
–    Trong quá trình tham gia cách mạng ông cũng tham gia vào văn học nghệ thuật.
–    Ông được biết đến với các tác phẩm như: đêm nay bác không ngủ, đất chiến hào, tiếng hát quê hương.
–    Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.


2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy Bác không ngủ vì lo cho đất nước lo cho các anh chiến sĩ.
b.    Thể thơ: ngũ ngôn.
c.    Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: 4 khổ thơ đầu: lần thức đậy lần thứ nhất của anh đội viên.
–    Phần 2: 5 khổ thơ tiếp: lần thứ hai anh đội viên thức dậy.
–    Phần 3: còn lại: lần thứ ba anh đội viên thức dậy.

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Lần thứ nhất anh đội viên thức dậy và hình ảnh của Bác.

–    Anh đội viên thức dậy thấy trời đã khuya nhưng Bác vẫn ngồi mà không ngủ.
–    Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trầm ngâm bên bếp lửa -> suy nghĩ trầm tư giống như một vị cha già của cả dân tộc Việt Nam .
–    Ngoại cảnh: trời mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác .
–    Anh đội viên nhìn Bác mà càng thương Bác thêm.
–    Tiếng gọi thân thương “người cha mái tóc bạc” -> sự gần gũi thân quen tình như ruột thịt.
–    Bác đốt lửa cho anh nằm, hành động dém chân nhón chân của Bác thể hiện sự ân cần chăm sóc chu đáo của Bác với các đồng chí.
->    Qua bốn khổ thơ đầu ta thấy hình ảnh của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên. Đó là hình ảnh của một vị lãnh tụ lo lắng cho chiến dịch nên không thể nào ngủ nổi. Bác lúc nào cũng vậy luôn lo lắng cho toàn dân tộc Việt Nam. Không những thế Bác còn là một vị cha già kính yêu, mái tóc đã bạc nhưng đã thức để cho các con ngủ. Hành động ân cần chăm sóc sợ các con giật mình là một hành động thể hiện tình cảm cao cả yêu thương mà Bác dành cho các đồng chí.

Học tốt nha =)

Bình luận (0)
HW
11 tháng 2 2018 lúc 19:38

chụy \(google\) được tạo ra để trưng à :))

Bình luận (0)
CG
12 tháng 2 2018 lúc 10:13

Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.

Câu 2 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.

   + Là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ

   + Là người đối thoại với Bác.

→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.

Câu 3 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Lần thứ nhất thức dậy:

   + Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

   + Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

   + Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

- Lần thức dậy thứ ba:

   + Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

   + Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

   + Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”

- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

   + Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

   + Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Câu 4 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Câu 5 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

   + Mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ

   + Cách gieo vần: chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau

   + Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.

→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

Câu 6 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:

- Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

- Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
GD

a, Đường kính hình tròn = Cạnh hình vuông = 28,26: 3,14= 9 (cm)

Bán kính hình tròn: 9:2=4,5(cm)

Diện tích hình tròn tâm O: 4,5 x 4,5 x 3,14= 63,585(cm2)

Diện tích hình vuông ABCD: 9 x 9 = 81 (cm2)

Diện tích phần tô đậm:

81 - 63,585= 17,415(cm2)

 

Bình luận (0)
CN
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
NN
17 tháng 1 2022 lúc 20:39

1 . i wish my mother was here to help me with my homework

2. lan said her brother often travelled abroad with her father.

3 the teacher asked mai if she bought a new calculator

4 it was very generous of john to give them 100

5 if you don't ride a bike fast, you will go to school late

6 it is very important for athletes to be in good health

7 has just made

8 were

 9 was having

10 meeting

Bình luận (2)