Tìm thêm lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh con người là tài giỏi nhất dựa vào gợi ý:
Đọc lại bài "Ai tài giỏi nhất?", trang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một) và cho biết:
a. Truyện có những nhân vật nào?
b. Cừu đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng nào để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người?
a. Những nhân vật trong truyện: gà, băng, mưa, đất, cây, lửa, gió, cỏ, bác cừu và con người.
b. Những lí lẽ, dẫn chứng mà cừu dùng để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người: "Người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng..."
Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
- Đất: Cây cần đất nhất
Lí lẽ: Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết.
- Nước: Cây cần nước nhất
Lí lẽ: Nước vẫn chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô, đất cũng sẽ nứt nẻ.
- Không khí: Cây cần không khí nhất
Lí lẽ: Cây không thể sống mà không cần đến không khí. CÓ thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay.
- Ánh sáng: Cây cần ánh sáng nhất
Lí lẽ: Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu gầy mòn.
Cho luận điểm: qua tục ngữ người xưa đã tôn vinh giá trị con người tìm lí lẽ và dẫn chứng để khai quật luận điểm trên(gạch ý không viết thành văn)
Bài tham khảo:
Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.
Theo con khi tìm dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh cho luận điểm: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, cần tập trung làm rõ những ý nào? Trong số đó ý nào là quan trọng hơn? Chọn một trong số những ý con vừa tìm để viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
1. C
2. D
3. B
4. D
5. A
6. B
7. A
8. D
9. B
10. C
1. C 6. B
2. D 7. A
3. B 8. D
4. D 9. B
5. A 10. C
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
Dựa vào gợi ý trong sơ đồ sau, em hãy xác định ý kiến, các lí lẽ và bằng chứng của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
Dựa vào gợi ý trong sơ đồ sau, em hãy xác định ý kiến, các lí lẽ và bằng chứng của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
Vấn đề cần bàn luận: phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?
- Ý kiến 1: Ngọt ngào là hạnh phúc
+ Lí lẽ 1.1: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.
+ Bằng chứng 1.1: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vui vẻ và ấm lòng.
+ Lí lẽ 1.2: Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều mình thích mà không bị giới hạn bởi bất kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.
+ Bằng chứng 1.2: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vẫn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn câu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khăn, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.
- Ý kiến 2: Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chí là nỗi đau.
+ Lí lẽ 2.1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.
+ Bằng chứng 2.1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muốn ngất đi. Nhưng rồi, trong nỗi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.
+ Lí lẽ 2.2: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vì họ vẫn còn thời gian để sống, để cống hiến, làm những điều mình muốn.
+ Bằng chứng 2.2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão, một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đầy đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cô có thế được múa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyên, từng bước chân, từng ánh mắt của Nữ trong những điệu múa lay động trái tìm người xem, gieo vào trái tim họ hạt mầm của khát vọng sống.
Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây (đất nước, không khí, ánh sáng), em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
Nhân vật | Ý kiến | Mở rộng lí lẽ, dẫn chứng |
Đất | Cây cần đất nhất | Đất có chất màu để nuôi cây, là nơi để cây sống. Nhổ cây ra khỏi đất, không có chất màu của đất cây sẽ chết. |
Nước | Cây cần nước nhất | Nước vận chuyển chất màu đi khắp các bộ phận của cây, có nước đất mới tơi xốp. Khi trời hạn hán thì dù có đất cây cũng héo khô và sẽ chết. Đất cũng sẽ nứt nẻ. |
Không khí | Cây cần không khí nhất | Cây không thể sống mà khồng cần đến không khí. Có thể thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng nếu thiếu không khí, cây sẽ chết ngay. |
Ánh sáng | Cây cần ánh sáng nhất | Ánh sáng là điều kiện để duy trì màu xanh cho cây. Cây không thể nào sống mà thiếu ánh sáng. Thiếu ánh sáng thậm chí đến con người cũng ốm yếu, gầy mòn |
Văn bản : Họ thành công vì tin vào khả năng của mình ( trính tôi tài giỏi và bạn cũng thế
2.văn bản bàn về điều gì ? Và được phân tích ở những khía cạnh nào
3.đoạn văn 1 là dẫn chứng hay lí lẽ ? vì sao em lại xác định như vậy
đoạn văn :
Nhiều người thắc mắc tôi đã học gì mà sao kết quả học tập và cuộc sống của tôi lại thay đổi bất ngờ đến vậy. Thật ra, những phương pháp, kỹ năng mà tôi được học chỉ giúp tôi đạt những điểm 10, chính sự thay đổi niềm tin trong tôi mới là yếu tố ảnh hưởng tôi mạnh mẽ nhất. Trong quá khứ, tôi từng tin rằng mình là một học sinh đần độn, tôi từng tin rằng việc học hết sức nhàm chán khó khăn, rằng cho dù tôi cố gắng học chăm chỉ đến mức nào, tôi cũng không bao giờ trở thành một học sinh khá, còn xuất sắc là điều không tưởng. Vậy mà, cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn từ khi tôi có niềm tin mới rằng "tôi là một thiên tài", cũng như "việc học rất thú vị nhẹ nhàng". Bạn cũng sẽ thay đổi được như vậy ! Trước khi bạn đạt toàn điểm 10, bạn phải tin bạn làm được việc ấy, cũng như tin nó rất thú vị nhẹ nhàng. Tất cả đều xuất phát từ niềm tin của chính bạn.
Bạn có thể thấy việc này quá đơn giản, nhưng sự thật không phải vậy. Niềm tin của bạn có một sức mạnh cực kỳ to lớn, bởi vì niềm tin giống như là trung tâm chỉ huy trong não bộ của bạn vậy. Niềm tin ảnh hưởng đến mục tiêu bạn đặt ra. Niềm tin quyết định những hành động bạn muốn thực hiện. Niềm tin quyết định liệu bạn có muốn thử làm một việc gì đó hay không. Niềm tin quyết định liệu bạn có dễ dàng bỏ cuộc sau vài lần thất bại hay bạn sẽ tiếp tục kiên trì. Tôi không hề có ý nói rằng bạn sẽ thành công chỉ đơn giản bằng cách tin vào nó. Không cách nào bạn làm được như vậy. Để biến niềm tin thành hiện thực, bạn cần có các kỹ năng và hành động cần thiết. Quan trọng là khi bạn tin vào một điều gì đó, não bộ của bạn sẽ phải cố gắng tìm kiếm giải pháp để giúp bạn biến điều đó thành sự thật. Não bộ của bạn sẽ phải tận dụng tất cả khả năng tiềm ẩn của nó, từ đó mở ra con đường đi đến thành công. Tuy nhiên, khi bạn không tin bạn có thể làm một việc gì đó, não bộ của bạn sẽ giảm thiểu hoạt động, và không thể tận dụng hết nguồn năng lực cần thiết để đưa bạn đến thành công. Việc này khiến bạn mất đi hoàn toàn khả năng để làm một việc mà lẽ ra bạn có thể làm được khi có một niềm tin đúng đắn. Đơn giản, nếu bạn không chọn thành công thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công.