Viết bài báo cáo về tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên
Em hãy viết báo cáo tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ trong tự nhiên (được trình bày ở trên)
Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loài cây chẳng hạn như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động khoa học theo một tiến trình được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào?
- Kiểu nằm của hạt đỗ không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó
- Tiến trình tìm hiểu tự nhiên:
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu
Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
Ở bước này, em phải:
+ Chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm
+ Lập phương án thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập
Bước 4: Phân tích kết quả
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ…
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận. Giả thiết được chấp nhận hay bị bác bỏ
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên báo cáo
+ Tên người thực hiện
+ Mục đích
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
+ Kết quả và thảo luận
+ Kết luận
Em đã dùng các kĩ năng nào ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I
Các kĩ năng đã được sử dụng ở mỗi bước tiến trình tìm hiểu sự nảy mầm của hạt đỗ ở phần I:
Các bước tiến trình | Kĩ năng đã sử dụng |
Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi | - Kĩ năng quan sát: Bằng quan sát thấy được kiểu nằm của các hạt trên mặt đất là khác nhau. - Kĩ năng phân loại: Phân loại kiểu nằm của hạt thành các nhóm là nằm nghiêng, nằm ngang, nằm ngửa. - Kĩ năng liên hệ: Liên hệ với hiểu biết của mình để đặt câu hỏi “Kiểu nằm của hạt đỗ có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt hay không?”. |
Bước 2: Xây dựng giả thuyết | - Kĩ năng liên hệ và kĩ năng dự đoán: Từ suy nghĩ “Khi hạt nằm ngửa, tức là nơi mà rễ mọc ra ở thân hạt bị quay lên trên, không tiếp xúc được với đất” để đưa ra dự đoán “các hạt nằm ngửa không nảy mầm được”. |
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết | - Kĩ năng đo: Đo kích thước khay, lượng đất, lượng nước tưới,… - Kĩ năng phân loại: Sắp xếp các hạt đỗ vào mỗi khay theo các kiểu nằm khác nhau,… - Kĩ năng quan sát: Quan sát sự nảy mầm của các hạt mỗi ngày,… |
Bước 4: Phân tích kết quả | - Kĩ năng phân loại: Phân nhóm, sắp xếp số hạt nảy mầm tương ứng với 3 cách nằm của hạt để lập bảng kết quả. - Kĩ năng liên hệ: Từ kết quả về sự nảy mầm của hạt đưa ra kết luận kiểu nằm của hạt không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó. |
Bước 5: Viết, trình bày báo cáo | - Kĩ năng quan sát, đo, phân loại, liên hệ khi viết và trình bày báo cáo. |
Hãy viết một bài báo cáo về một nghiên cứu của mình khi quan sát sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc từ thực tiễn và thuyết trình bài báo cáo đã viết ở trước lớp hoặc trước nhóm bạn trong lớp.
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật
Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan
Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.
3. Kế hoạch thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan
+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp
- Lên kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.
+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất
+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)
+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng)
Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.
Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.
+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Có 120 hạt đỗ tương đem gieo 4-5 ngày thì có 45 hạt nảy mầm, sau 7-14 ngày thì có 75 hạt nảy mầm. Tính
a) Sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm
b) Kết luận về tính chất của hạt giống
Bước 1: Chọn từ lô hạt giống mỗi mẫu từ 50-100 hạt nhỏ to. Ngâm vào nước lã 24 giờ.
Bước 2: Xếp 2-3 tờ giấy thấm nước, vải đã thấm nước vào khay.
Bước 3:
– Xếp hạt vào đĩa hoặc khay đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau.
– Luôn giữ ẩm cho giấy.
Bước 4: Tính sức nảy mầm và tỷ lệ này mầm của hạt.
– Sức nảy mầm (SNM): Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 4 đến 5 ngày) tùy theo loại hạt giống.
– Tỷ lệ nảy mầm (TLNM): Tỷ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy theo loại hạt giống.
– Hạt giống tốt thì sức nẩy mầm sấp xỉ tỉ lệ nẩy mầm.
- Sau 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng sau
STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm(số hạt nảy mầm)
Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô
Cốc 2 10 hạt đỗ đen ngâm nước
Cốc 3 10 hạt đỗ đen trên bông ẩm
Giups mik lẹ với nha
- Kết quả thí nghiệm vào bảng dưới đây:
STT | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô | 0 |
Cốc 2 | 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước | 0 |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm | 6-9 |
- Nhận xét:
• Hạt đỗ ở cốc 3 nảy mẩm
• Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm:
⇒ Cốc 1: hạt thiếu nước
Cốc 2: hạt thiếu không khí
- Kết quả thí nghiệm chó ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện là:Hạt cần nước và không khí để nảy mầm.
STT | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô | không có hạt nào nảy mầm |
Cốc 2 | 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước | không có hạt nào nảy mầm |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm | 10 hạt nảy mầm |
STT | Điều kiện thí nghiệm | Kết quả thí nghiệm(số hạt nảy mầm) |
Cốc 1 | 10 hạt đỗ đen để khô | Cả 10 hạt đều không nảy mầm |
Cốc 2 | 10 hạt đỗ đen ngâm nước | Cả 10 hạt đều không nảy mầm |
Cốc 3 | 10 hạt đỗ đen trên bông ẩm | Nảy mầm cả 10 hạt |
nêu những điều kiện cần cho sự nẩy mầm ,của,hạt người ta đã vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt như thế nào trong sạn xuất
- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì úng nước làm hạt thiếu không khí, sẽ không thể nảy mầm
- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt để cho đất thoáng khí
- Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo để giữ nhiêt độ thích hợp cho hạt nảy mầm
- Gieo hạt hạt đúng thời vụ thì hạt sẽ có đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm để nảy mầm
- Phải bảo quản tốt hạt giống thì sức nảy mầm vụ sau sẽ tốt hơn.
Trả lời câu hỏi:
- Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm
- Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?
- Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
- Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.
- Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.
- Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.
- Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.
Nêu những điều kiện cho hạt nảy mầm ? Những hiểu biết của em về các điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng trong sản xuất ? Giải thích
những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
-điều kiên bên trong : đủ nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp
-điều kiện bên trong : chất lượng hạt giống phải tốt
các điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng trong sản xuất :
-khi gieo hạt phải:
+ làm đất tơi xốp
*làm đất thoáng có nhiều oxi để hạt hô hấp , hạt nảy mầm tốt
-phải chăm sóc hạt gieo:
+ chống úng,
*đảm bảo đủ không khí cho sự hô hấp của hạt, hạt không bị thối và chết
+ chống hạn
+ chống rét,
*tránh rét cho hạ, tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt
+ phải gieo hạt đúng thời vụ
Những điều kiện cho hạt nảy mầm :
- Điều kiện bên ngoài :
+ Đủ nước
+ Đủ không khí
+ Nhiệt độ thích hợp
- Điều kiện bên trong:
+ Chất lượng hạt phải tốt
- Hiểu biết :
+ Làm đất tươi xốp trước khi gieo hạt
+ Chống úng , chống hạn , chống rét cho hạt
+ Gieo hạt đúng thời vụ
+ Bảo quản tốt hạt giống
- Giai thích :
+ Làm đất tươi xốp trước khi gieo hạt : Làm đất thoáng có nhiều oxi để hạt hô hấp , nảy mầm tốt
+ Chống úng , chống hạn , chống rét cho hạt : Đảm bảo đủ không khí cho sự hô hấp của hạt , hạt không bị thối và chết
+ Gieo hạt đúng thời vụ : Các yếu tố bên ngoài được đảm bảo kết hợp với chất lượng hạt giống tốt giúp cho tỉ lệ hạt nảy mầm cao
+ Bảo quản tốt hạt giống : Hạt không bị mối mọt , sâu bệnh hại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hạt sẽ có sức nảy mầm cao
là cuộc chia tay giữa hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ