Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NT
7 tháng 9 2023 lúc 21:10

Được sáng tác trong bối cảnh Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ(1870-1871)

Bình luận (0)
DH
7 tháng 9 2023 lúc 21:12

- Truyện “Buổi học cuối cùng” sáng tác trong một biến cố lịch sử: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Và truyện ngắn xoay quanh buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An dát

 
Bình luận (0)
BB
Xem chi tiết
LP
25 tháng 10 2016 lúc 18:34

O. Henry tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ. Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Ông kết hôn với Athol Estes Roach năm 1887 và có một đứa con.

 

 

 

 

O. Henry chuyển đến New York năm 1902. Từ 12/1903 đến 1/1906, ông tham gia viết truyện đều đặn cho tờ World. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông - Cabbages and Kings (Bắp cải và vua chúa) - xuất bản năm 1904. Tập thứ 2 - Bốn triệu - ra đời 2 năm sau đó, tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn như Món quà của các nhà hiền triết, Căn gác xép, Chiếc lá cuối cùng…

 

Bình luận (0)
TP
25 tháng 10 2016 lúc 18:43

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.

Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.

Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.

Thời sinh tiền, O. Henry gửi các truyện của ông cậy đăng trên nhiều báo cuối tuần và tạp chí văn học. Các truyện này sau đó được in lại trong những tập truyện ghi

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
H24
23 tháng 3 2017 lúc 20:42

làm toán sao có văn zậy

Bình luận (0)
TG
Xem chi tiết
PK
7 tháng 6 2021 lúc 15:25

a) Thép Mới.

b) Tạ Duy Anh.

c) An - phông - xơ Đô - đê.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
7 tháng 6 2021 lúc 15:22
Xem trong sách giáo khoa có khum :3
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
7 tháng 6 2021 lúc 15:23

a) Thép Mới

b) Tạ Duy Anh

b) Alphonse Daudet

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
GV
13 tháng 7 2018 lúc 16:11

a. Đoạn trích nói về cảnh hộ đê của nhân dân để chống trọi lại cảnh đê vỡ.

Xuất xứ: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.

b. Những hình ảnh tương phản:

Ốc thổi vô hồi, người xao xác gọi nhau >< ai nấy đều mệt lử cả rồi

Thế đê >< thế nước

=> Tác dụng: Nói về tình thế ngàn cân treo sợi tóc, và sự tuyệt vọng của dân đen con đỏ trước nguy cơ đê vỡ.

c. Câu (3), (5), (7) là câu cảm. Thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê: rất lo lắng và đồng cảm với tình cảnh của người dân.

d. Tác phẩm Sống chết mặc bay được viết bằng thể loại truyện ngắn.

Tác phẩm cũng được viết bằng thể loại này là: Cuộc chia tay của những con búp bê.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
24 tháng 9 2017 lúc 11:22

Dấu hiệu nhận ra đoạn văn miêu tả và tự sự :

- Đoạn văn miêu tả : tạo ra sự hình dung thường là về ngoại hình, có sử dụng sự quan sát, tưởng tượng, ví von.

- Đoạn văn tự sự : sự kể lại, tái hiện câu chuyện qua lời kể tác giả hoặc nhân vật.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
H24
2 tháng 4 2018 lúc 15:27

Trả lời:

1. Bài học đường đời đầu tiên:

*  Đoạn văn miêu tả:

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn cùn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gì-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt cố một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

*  Đoạn văn tự sự:

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

-   Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà của thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng máy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay bây giờ em nghĩ thế này ... Song anh cho phép em mới dám nói. 

2. Buổi học cuối cùng

*  Đoạn văn miêu tả:

Thầy Ha- men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẩu mới tinh, trên có xiết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An- dát, Pháp, An - dát. Những tờ mẫu bay trưàc bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng sột soạt trên giấy.

Đoạn văn tự sự:

Rồi thấy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều Thúy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng chưa cho là mình chăm chú đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thể.

*  Căn cứ nhận diện đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự:

-   Đoạn văn miêu tả: có hình ảnh, chi tiết miêu tả cụ thể, sinh động, liên tưởng, ví von, so sánh, chẳng hạn:

Chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. (Hình dáng yếu đuối, tội nghiệp của Dế Choắt).

Đoạn văn tự sự tập trung kể người, kể việc.

Hok tốt# =.=

Bình luận (0)
H24
2 tháng 4 2018 lúc 15:21

a)

1) bài học đường đời đầu tiên

đoạn văn miêu tả

- bởi tôi ă uông điều độ ... vuốt râu

tự sự

- bỗng thấy c cốc ... mép

Buổi học cuối cùng

đoạn văn miêu tả

- chỉ đến lúc ấy ... đặt ngang sách

đoạn văn tự sự

- buổi sáng hôm ... ngoài đồng nội

Căn cứ vào các đoạn văn đó

Liên tưởng là : Cả tôi nữa, nếu k nhanh chân chạy vào hang thì đã chết toi r

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MI
21 tháng 8 2023 lúc 10:52

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

2. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ:

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ:

• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.

• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...

3. Kết bài:

Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau.

 
Bình luận (0)