Trong câu "cặp mắt nảy lửa" có biện pháp tu từ gì không ạ
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn cặp mắt nảy lửa
là câu này hả?
'' Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.''
BPTT : so sánh : -so sánh Dượng Hương Thư với một pho tượng đồng đúc .
-So sánh : Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào với một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-TD: - Hình ảnh so sánh đã miểu tả được Dượng Hương Thư với hình ảnh mạnh mẽ , vóc dáng khỏe khoắn trẻ trung , vô cùng mạnh mẽ , cứng cáp.Đồng thời , Biện pháp so sánh cũng làm nổi bật vẻ đẹp oai hùng của dượng hương thư nói riêng , của con người lao động nói chung trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ , đầy khó khăn thử thách
ĐOẠN VĂN :
"Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc , các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt , quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ..."
-Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên là biện pháp : so sánh
Đoạn văn có 2 phép so sánh :
+ DƯỢNG HƯƠNG THƯ (DHT) như một pho tượng đồng đúc
+ Ghì trên ngọn sào ... hùng vĩ
=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh ấy có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. DHT so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' DHT với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.
*Ryeo*
Trong câu văn "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc các bắp thịt cuồn cuộn hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa , ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
a. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ gì đặc sắc?
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ này.
câu văn trên trích trong văn bản vượt thác của tác giả võ quảng đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.Dượng hương thư là một người có ngoại hình khỏe mạnh,cường tráng."Các bắp thịt cuồn cuộn,hàm răng cắn chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa",các chi tiết này thể hiện dượng hương thư đang dồn hết sức lực vào cuộc vượt thác đầy cam go.Hình ảnh so sánh dượng hương thư như một pho tượng đồng đúc cho thấy dượng vững chãi như một bức tượng hoàn chỉnh,ko dễ gục ngã và vô cùng cường tráng,mạnh mẽ.Ngoài ra,phép so sánh dượng với chàng hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ là một hình ảnh đẹp,thể hiện sự oai phong,lẫm liệt,dũng mãnh của con người trước thiên nhiên.
a.So sánh
b. Tác dụng :khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động (pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào,...);
+ So sánh Dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.
+ So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
+ So sánh Dượng Hương Thư khi vượt thác “khác lúc ở nhà…nói năng nhỏ nhẻ, nhu mì” để càng làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của nhân vật.
=> Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.
chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn sau
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng bạnh ra , cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn giáo giống như 1 hiệp sĩ của oai linh hùng vĩ
Đoạn văn miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư ( DHT ) khi đang vượt thác sử dụng thành công phép so sánh. Đoạn văn có 2 phép so sánh :
+ DHT như một pho tượng đồng đúc
+ Ghì trên ngọn sào ... hùng vĩ
=> Tác dụng : Những hình ảnh so sánh ấy có t/ dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả DHT rất sinh động, cụ thể. Nhân vật DHT hiện lên nhanh nhẹn, dứt khoát. DHT so sánh với pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh '' DHT với hiệp sĩ ... hùng vĩ '' nhằm gợi vẻ đẹp mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.
Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.
Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu
Trong câu “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi ”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó?
Tham khảo!
- phép tu từ nói giảm nói tránh "nhắm mắt đi xuôi".Cách nói này góp phần làm giảm đi sự đau thương, mất mát cho sự ra đi của ông Sáu
Tham khảo
-Phép tu từ nói giảm nói tránh "nhắm mắt đi xuôi".Cách nói này góp phần làm giảm đi sự đau thương, mất mát cho sự ra đi của ông Sáu
Biện pháp tu từ:Nói giảm,nói tránh.
Tác dụng:Giảm sự đau thương.
trong bài vượt thác tác giả viết "cặp mắt nảy lửa" theo em tác giả đã dùng phép tu từ nào hãy lấy thêm 2 ví dụ có cách viết tương tự
+ Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: Động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc...
+ Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư " giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ " gợi sự liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
* Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh " dượng Hương Thư ở nhà, ăn nói nhỏ nhẹ, nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ "
- Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: Khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, khó khăn, thử thách.
Câu"Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên" biện pháp tu từ trong câu trên là gì?Nêu tác dụng của bptt trên.
Mọi người chỉ mình với
THAM KHẢO THÔI NHÉ ĐỪNG CHÉP =))####
"Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên": Những người anh hùng bất khuất , khi đã ngã xuống , đã chìm vào bể máu nhưng vẫn vững vàng đứng lên bảo vệ tổ quốc , bảo vệ mọi người.
6.6. Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là: ẩn dụ.
- Tác dụng : Ngợi ca những người Việt Nam gian lao mà anh dũng trong giai đoạn đất nước gặp vô cùng khó khăn.
Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp từ
D. Hoán dụ
Câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa :
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
Đáp án cần chọn là: B
Tìm và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn trích sau:
Những động tác thả sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên.Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Trong đoạn văn trên, Võ Quảng đã sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp rắn rỏi của người lao động bình dân trong cuộc chèo thuyền vượt thác. Dượng Hương Thư với những hành động nhanh, chắc chắn, khỏe mạnh đã tô đậm hình tượng của người lao động. Với phép so sánh "nhanh như cắt" đã làm sinh động những động tác của nhân vật. Với phép so sánh "như pho tượng đồng đúc", "như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh" đã làm nổi bật vẻ đẹp của Dượng Hương Thư. Đó không chỉ là người lao động bình thường mà như một hiệp sĩ, một người anh hùng giữa đời thường.