Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy văn nước ta.
Tham khảo
- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.
+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.
+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.
- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu ở nước ta. Lấy ví cụ thể.
Tham khảo
♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:
- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.
- Biến động lượng mưa:
+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.
+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.
+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:
+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.
+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.
+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.
+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.
♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.
Đọc thông tin mục 1 và bảng 8.1, 8.2, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta.
Tham khảo
- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta:
+ Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
+ Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại…
=> Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn.
Đọc thông tin, hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể.
Tham khảo
♦ Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:
- Thay đổi chế độ dòng chảy:
+ Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.
♦ Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.
Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu với khí hậu nước ta (nhiệt độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan)
Tham khảo
- Thay đổi về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.
+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.
- Thay đổi về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.
+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.
- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:
+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 1.1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất ở nước ta.
Tham khảo
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:
+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;
+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.
Dựa vào thông tin mục 2, các hình 7.3, 7.4 và hiểu biết cá nhân, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày: Đà Lạt nằm ở khu vực cao nguyên nên nhiệt độ nơi đây ở ngưỡng trung bình xấp xỉ khoảng 18 độ C đến 19 độ C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào thông tin, bảng 11 và các hình trong mục 2, phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
Tham khảo
♦ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh. Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Cụ thể là:
+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.
♦ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến những tác động sâu sắc đối với tình hình thế giới. Cụ thể là:
- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…
- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:
+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.
- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Hậu quả:
-Có hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
-Rất nhiều nhà cửa, làng mạc bị phá hủy
-Các nước Châu Âu dù thắng hay thua trận đều nợ Mỹ một khoản tiền khổng lồ vì đã mua vũ khí
Tác động:
-Trong thời gian diễn ra chiến tranh, CMT10 Nga thành công dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ chính trị thế giới
-Hiệp ước Vecxai-Washington đã thiết lập ra một trật tự thế giới mới nhưng ko giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau. Hậu quả là sau đó xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn nặng nề hơn
Dựa vào hình 10.1, hình 10.2 và các thông tin trong bài, em hãy phân tích những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.
Tham khảo
* Thuận lợi
- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.
- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...
- Khí hậu có sự phân hoá đã:
+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;
+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.