Em làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo; các cô, bác nhân viên trong trường?
Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo
- Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
- Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
- Tranh 1: Bạn nữ trong tranh đang lễ phép chào thầy. Việc làm đó thể hiện sự tôn trọng đối với thầy giáo
- Tranh 2: Các bạn trong tranh đang giơ tay khi muốn phát biểu. Việc làm đó thể hiện sự tôn trọng đối với cô giáo
- Tranh 3: Các bạn trong tranh đang tặng hoa và gửi lời chúc đến cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Việc làm đó thể hiện sự yêu thương, biết ơn dành cho cô giáo
- Tranh 4: Các bạn trong tranh đang muốn giúp đỡ cô khi thấy cô mang nhiều đồ. Việc làm đó thể hiện sự yêu thương biết giúp đỡ cô giáo
- Tranh 5: Bạn nam trong tranh đưa vở cho thầy bằng hai tay và nhờ thấy giảng lại bài với thái độ lịch sự, lễ phép. Việc làm này thể hiện sự tôn trọng đối với thầy giáo
- Em cần làm những việc sau đây thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo:
+ Khi gặp thầy, cô chào hỏi lễ phép
+ Tập trung nghe thầy, cô giảng bài
+ Khi nói chuyện với thầy, cô phải lễ phép, lịch sự
+ Cố gắng học thật tốt
- Làm thiệp gửi tới thầy giáo, cô giáo để thể hiện tình cảm của em.
- Hãy chia sẻ về những việc em đã và sẽ làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo:
+ Luôn tập trung chú ý nghe thầy, cô giảng bài
+ Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy, cô
+ Đưa và nhận sách, vở bằng hai tay
+ Khi nói chuyện với thầy, cô luôn lễ phép, lịch sự
- Những việc em sẽ làm để thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo:
+ Cố gắng học tập tốt
Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô giáo của mình
Học sinh cần: Có thái độ, tình cảm làm vui lòng thầy cô giáo, có hành động đền ơn đáp nghĩa, và làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo( chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người)
Là học sinh em sẽ cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, chào cô mọi lúc mọi nơi,chú ý nghe cô giảng bài, luôn luôn lễ phép để thầy cô luôn tự hào về mình.
Học sinh cần: Có thái độ, tình cảm làm vui lòng thầy cô giáo, có hành động đền ơn đáp nghĩa, và làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo( chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người)
Liên hệ
Em đã và sẽ làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
Em đã lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.
Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ? Học sinh phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?
Tham khảo
Tôn sư là tinh thần tôn trọng, kính trọng…những Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta, những người đã dành hết tâm huyết của cả đời người để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, lẽ phải ở đời…cho chúng ta. Đạo là con đường, con đường đi tới hoàn thiện nhân cách, sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, thái độ ứng xử, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp…
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. -Chúng ta phải tôn trọng các thầy co giáo vì đó là những người đã giúp ta tăng hiểu biết trong cuộc sống và là người đã dạy tao nên người -Là 1 học sinh em cần:
- Cư xử lễ phép với thầy cô giáo, nhất là những thầy cô giáo đã có công dạy mình.
- Vâng lời thầy cô.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh
- Luôn nhớ đến công ơn của thầy cô.
- Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết
Tôn sư trọng đạo có nghĩa là biết tôn quý hình ảnh người thầy và đạo học của dân tộc ta. Đồng thời biết đề cao và thực hiện đạo lí ở đời. Bởi mục đích của giáo dục là làm cho con người hiểu rõ chân lí, lẽ phải ở đời. Từ đó thực hành đạo lí ấy, đêm đến những điều hữu ích và thiết thực trong cuộc sống này.
Em sẽ làm gì để thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô
- Chào thầy cô mỗi khi gặp
- Quan tâm, động viên thầy cô lúc thầy cô có chuyện buồn hoặc bị ốm
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài
...
Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo
Hoàn thành tốt nhiệm vụ hs
Thăm hỏi thấy cô giáo cũ
Kính trọng,biết ơn thầy cô giáo
Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo
Ví dụ những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng là:
+ Lễ phép với thầy giáo, cô giáo (chào hỏi, xưng hô “Con thưa thầy/cô”, đáp lời “Vâng ạ!”, …)
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện thành con ngoan trò giỏi.
+ Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
+ Giữ trật tự, không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
+ Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Quan tâm, chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp với khả năng.
+ Nhắc nhở các bạn khi thấy các bạn có việc làm, thái độ không tôn trọng thầy cô.
+ Chuẩn bị, tập luyện một tiết mục văn nghệ để tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (có thể cùng với bạn bè).
+ Đạt nhiều thành tích tốt trong học tập và thi đua.
a) Em hãy ghi những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
b) Trong những việc làm trên, việc gì em đã thực hiện được? Việc gì em sẽ làm?
a) Những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
- Chăm chỉ học hành.
- Kính trọng thầy cô giáo dù đã ra trường hoặc không còn học.
b) Trong những việc trên em đã và đang cố gắng thực hiện hết tất cả bởi đó là nghĩa vụ cần có của một người học sinh.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I MÔN GDCD LỚP 7
Năm học: 2021 - 2022
A. Lý thuyết:
- Thế nào là tôn sư, trọng đạo? biểu hiện của tôn sư, trọng đạo
- Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo?
- Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.
- Khoan dung là gì? Kể một số việc làm của bản thân thể hiện lòng khoan dung.
- Ýnghĩa của lòng khoan dung.
- Tiêu chuẩn cơ bản của một gia đình văn hóa. Ý nghĩa của gia đình văn hóa.
- Trách nhiệm của CD – HS trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Bản thân em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
B. Bài tập:
Tình huống 1:
T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?
2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?
Tình huống 2:
Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan? mọi người giúp mình với ạ
tham khảo
a .----
+Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó: ... Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy. – Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người
+ tôn sư trọng đạo được biểu hiện thông qua hành động:
+ Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
+ Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
----
+ Những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
- Chăm chỉ học hành.
- Kính trọng thầy cô giáo dù đã ra trường hoặc không còn hoc
-----
+
cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. ... Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người.
----
+Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
– Biết lắng nghe để hiểu người khác.
– Biết tha thứ cho người khác.
– Không chấp nhặt, không thô bạo.
– Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
– Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác
+người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
----
+các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;
2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
3- Tổ chức lao động, sản
---
:Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:
-giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống
-Làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam
1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên.
=> Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.
2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.
tình huống 2 :
=.> Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách.
A)Tôn sư trọng đạo có nghĩa là biết tôn quý hình ảnh người thầy và đạo học của dân tộc ta. Đồng thời biết đề cao và thực hiện đạo lí ở đời. Bởi mục đích của giáo dục là làm cho con người hiểu rõ chân lí, lẽ phải ở đời. Từ đó thực hành đạo lí ấy, đêm đến những điều hữu ích và thiết thực trong cuộc sống này.
* Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
– Lễ phép với thầy, cô giáo.
– Ra vào lớp xin phép.
– Làm bài tập và học bài đầy đủ.
– Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp đề ra
Tôn sư là tinh thần tôn trọng, kính trọng…những Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta, những người đã dành hết tâm huyết của cả đời người để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, lẽ phải ở đời…cho chúng ta. Đạo là con đường, con đường đi tới hoàn thiện nhân cách, sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, thái độ ứng xử, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp…
Trong xã hội xưa, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. ... Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người.