Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Chia sẻ về những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực và tư vấn cho bạn cách điều chỉnh thành công.
- Tình huống ví dụ: H làm mất xe đạp mẹ vừa mới mua cho. H lo lắng, không dám về nhà dù trời sắp tối và rất đói bụng. Tuy nhiên, H đã bình tĩnh lại, đi về nhà và kể lại câu chuyện với bố mẹ. H xin lỗi bố mẹ vì đã lơ là để làm mất xe đạp và sau đó cùng bố mẹ tìm cách giải quyết cho chuyện này.
- Lời khuyên cho các bạn: Cần phải bình tĩnh trong mọi tình huống; Biết cách kiểm soát cảm xúc để điều chỉnh bản thân trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Gợi ý:
- Tình huống xảy ra như thế nào?
- Cảm xúc khi đó của em là gì?
- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc của mình?
- Lúc em nhận được 10 điểm bài kiểm tra, em vui đến mức không tin nó là thật, từ một cảm xúc bồi hồi lo lắng, em đã vờ oà và phải hít thở sâu nhiều lần để bình tĩn lại
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Đóng vai điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực trong những tình huống sau:
Tình huống 1: M sẽ bình tĩnh hỏi mẹ xem là đã có ai thay đổi vị trí gì trên bàn học của mình không? Nếu có thì yêu cầu người đó trả lại hiện trạng như lúc ban đầu
Tình huống 2: T sẽ bình tĩnh tìm hiểu thực hư xem câu chuyện này đúng hay sai bằng cách nói chuyện trực tiếp với H
- Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
- Ghi lại kết quả điều chỉnh cảm xúc của em và những khó khăn khi thực hiện để chia sẻ với thầy cô, các bạn.
Học sinh tự thực hành treo trải nghiệm bản thân.
Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Suy nghĩ lạc quan lên
Chia sẻ cảm xúc đó của mình cho một bạn thân thiết
Đọc sách, xem tivi để quen đi sự bực mình
Chia sẻ một tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết:
- Khi đó, em đã thể hiện cảm xúc như thế nào?
- Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ kiềm chế cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
Luyện tập cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực khi gặp tình huống sau:
Tham khảo
1. Em sẽ cố hoàn thành nhiệm vụ cuả mình được giao, nhờ bạn giúp đỡ để hoàn thành nốt công việc.
2. Em sẽ giải thích lại với bố và không buồn chuyện đó nữa.
3. Vui vẻ, chứng minh cho bạn thấy mình có thể học giỏi.
4. Em sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn không báo mình trước, và hỏi rõ với bạn, không nên tức giận.
- Hãy mô tả cách em sẽ làm để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực khi gặp tình huống sau:
" Em rất kì vọng vào kết quả của bài thi vừa qua, nhưng hôm nay em nhận được kết quả không tốt."
Gợi ý:
- Trao đổi cách điều chỉnh cảm xức theo hướng tích cực.
Gợi ý:
+ Nhận biết tình huống;
+ Nhận diện cảm xúc nảy sinh trong tình huống;
+ Kiềm chế suy nghĩ, hành động tiêu cực do cảm xúc gây ra;
+ Suy nghĩ lạc quan, tìm ra điều tích cực để động viên bản thân; Chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân
+ Chia sẻ với người mà mình tin tưởng.
Tham khảo
+ Nhận biết tình huống;
+ Nhận diện cảm xúc nảy sinh trong tình huống;
+ Kiềm chế suy nghĩ, hành động tiêu cực o cảm xúc gây ra;
+ Suy nghĩ lạc quan, tìm ra điều tích cực để động viên bản thân;
+ Chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân;
+ Chia sẻ với người mà mình tin tường.