Hãy tìm hiểu thêm về bệnh liên cầu lợn.
Hãy tìm hiểu thêm về bệnh ghẻ ở lợn.
Tham khảo:
Sarcoptes scabiei là một loại ngoại sinh trùng gây ra bệnh ghẻ trên heo. Đây là loại ghẻ cư trú và phát triển trên da nhờ vào bộ gặm nhấm có khả năng gặm thủng bề mặt da heo và chui sâu vào trong da lợn. Chúng có vẻ ngoài hơi dẹt, hình bầu dục như các con bọ ve thông thường nhưng rất nhỏ và rất khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Hãy tìm hiểu về những thuốc dân gian điều trị bệnh giun đũa cho lợn.
Tham khảo:
Sử dụng vỏ rễ cây xoan, bằng cách cạo bỏ lớp vỏ nâu sau đó thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và tán thành bột hoặc sao vàng, nấu thành cao lỏng. Sử dụng nguyên liệu trên sắc nước cho heo bệnh uống.
Hạt keo dậu cũng là một nguyên liệu được sử dụng trong điều trị giun đũa cho heo. Sử dụng 100g hạt keo dậu sao đó rang vàng, tán nhỏ. Sử dụng với liều 1g tẩy cho 1kg thể trọng/ngày, bà con cho heo ăn trong 3 ngày liên tiếp, tình trạng bệnh sẽ cải thiện.
Sử dụng internet, sách, báo để tìm hiểu thêm một số bệnh ở lợn và biện pháp phòng, trị bệnh.
Tác dụng của một số loại vắc xin trong phòng bệnh cho vật nuôi:
- Vắc xin phòng bệnh dại ở chó, mèo.
- Vắc xin phòng cúm ở gà
- Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng ở lợn, dê, trâu bò
- Vắc xin phòng dịch tả vịt
Hãy tìm hiểu thêm về các máng ăn, vòi uống sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp.
Máng ăn, vòi uống sử dụng trong chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp:
- Máng ăn: làm bằng inox hoặc tôn mạ kẽm không gỉ. Kích thước máng ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của lợn.
- Núm uống: làm bằng inox, bố trí 2 núm uống/ô chuồng.
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về một số loại vaccine phòng bệnh lợn tai xanh.
Một số loại vaccien phòng bệnh lợn tai xanh: vaccine Hanvet, vaccine Avac PRRS Live, vaccineCNC PRRS,...
Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.
Nguyên nhân: Đột biến gen sản xuất hemoglobin dẫn đến biến hồng cầu.
Triệu chứng: Thiếu máu, mệt mỏi, nhiễm trùng, tăng trưởng chậm, ảnh hưởng đến thị giác, da nhợt nhạt, da vàng, nhịp tim nhanh,...
Hậu quả và biến chứng:
+ Người sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan do thiếu O2 cho các hoạt động trong tế bào.
+ Đột quỵ do thiếu máu đến não và có thể gây tử vong.
+ Hội chứng ngực cấp: bệnh nhân đau ngực, khó thở và sốt.
+ Tổn thương cơ quan: Mù mắt, loét da, có thể làm tổn thương các dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm thận, gan và lá lách
+ Sỏi mật.
Bệnh có thể di truyền, và nếu em bé bị bệnh này là do cả bố và mẹ đều mang gen đột biến.
Biện pháp điều trị:
+ Ghép tủy xương (ghép tế bào gốc) giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới bình thường. Biện pháp này có thể gây rủi ro và khó khăn để tìm người hiến tủy phù hợp.
+ Truyền máu: giúp tăng số lượng hồng cầu bình thường trong cơ thể người bệnh.
+ Thuốc: Thuốc có vai trò trong ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau.
Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.
2. Vận dụng hiểu biết về các bệnh đã tìm hiểu, đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.
Hãy tìm hiểu một số bệnh tiêu hóa phổ biến và một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và hoàn thành Bảng 8.4, 8.5.
Tham khảo:
Bệnh tiêu hóa | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh |
Sỏi mật | Sỏi mật hình thành là sự kết tụ của các chất cặn cứng có trong túi mật của cơ thể - bộ phận có chức năng lưu trữ, tiết ra mật là các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Sỏi mật hình thành thường do có quá nhiều cholesterol, chất thải hoặc do túi mật hoạt động sai cách. | gây đau nhức dữ dội, nguy hiểm hơn khi sỏi bị tắc nghẽn trong ống mật gây viêm sưng, xuất huyết | - Đi khám sức khỏe định kỳ - Luyện tập thể dục mỗi ngày. - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. - Uống đủ nước mỗi ngày. - Ăn thực phẩm giàu đường bột và chất xơ - Ăn nhiều rau và hoa quả tươi.
|
Viêm loét dạ dày- đại tràng | chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia, nhiễm khuẩn HP,... | gây những vết viêm loét khó lành ở niêm mạc dạ dày - đại tràng. Những vết loét này sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu nếu không được điều trị tốt, hậu quả gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,... rất nguy hiểm. | - Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích, thực phẩm cay nóng: Ớt, mù tạt, tiêu… ... - Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. ... - Tránh stress. ... - Tránh thức khuya.
|
Bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng | Nguyên nhân | Hậu quả | Cách phòng tránh
|
Bệnh béo phì | do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động | Bệnh béo phí ở trẻ không không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp… | Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt. |
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu | vi trùng xâm nhập vào đường nước tiểu | Hầu hết các vi trùng này không nguy hiểm nếu thải ra ngoài theo hệ bài tiết nhưng khi chúng lưu lại cơ quan khác trong đường tiết niệu sẽ dẫn đến bệnh viêm bàng quang, viêm thận… | Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh các cơ quan đường tiết niệu, uống nhiều đủ lượng nước lọc trong ngày, không ăn nhiều đồ ăn có nhiều đường, nhiều protein, đồ ăn quá mặn các chất có thể tạo sỏi trong thận và bàng quang. Đặc biệt, trẻ em nên ăn chín, uống sôi, không nhịn đi vệ sinh. |
Hãy tìm hiểu thêm một số bài thuốc đông y chữa bệnh chướng hơi dạ cỏ.
Một số bài thuốc đông y chữa bệnh chướng hơi dạ cỏ:
- Rượu tỏi: giã 3-4 củ tỏi hòa trộn với 100ml rượu và 1 lít nước sạch.
- 1 -1,5 lít nước dưa muối chua.
- Dung dịch dấm ăn: pha 500ml dấm ăn với 1 lít nước sạch hoặc vắt chanh với khế chua lấy nước cốt cho trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ uống.
- Cho uống 3 -5 lít bia.